30 chuyên gia khảo cổ không cách nào tìm ra danh tính chủ mộ; một người nông dân cao giọng: Tôi biết!
Ngọn thác độc nhất trên Trái Đất tuôn trào ra ‘lửa’, hùng vĩ và đẹp đến mê hoặc / Hy Lạp phát hiện hũ xương gà khắc tên 55 người, hé lộ lời nguyền ghê rợn thời cổ đại
Nguồn gốc tên gọi của tỉnh Giang Tô (Trung Quốc) đến từ tên gọi của hai phủ Giang Ninh và Tô Châu, vốn là nơi khai sinh ra nền văn hóa thời kỳ thượng cổ Trung Quốc.
Mảnh đất có bề dày văn hóa lịch sử này, là quê hương của nhiều di tích khảo cổ quan trọng. Tại huyện Đồng Sơn của thành phố Từ Châu (Giang Tô), có một ngôi mộ được gọi là "Đệ nhất cổ mộ" – Quy Sơn Hán mộ, diện tích của ngôi mộ lên tới hơn 700 m2, gần như chiếm trọn cả ngọn núi Quy Sơn.
Quy mô đình đámLăng mộ này được người dân địa phương tình cờ phát hiện vào tháng 2 năm 1981 khi họ đang khai thác đá trên núi. Sau khi mọi người phát hiện ra ngôi mộ cổ, họ đều rất tò mò về nó. Để tìm hiểu, dân làng đã dùng dây thừng đưa một thanh niên đi vào trong hang, người thanh niên này đã tìm thấy một số lượng lớn tượng người và ngựa bằng đất nung.
Thực ra, đây không phải là lần đầu tiên Quy Sơn phát hiện ra mộ cổ, ngay từ những năm 1970, dân làng đã phát hiện ra một ngôi mộ ở đây, được đặt tên là mộ số 1 Quy Sơn.
Tượng ngựa bằng đất nung trong lăng mộ (Ảnh: Sohu)
Các chuyên gia sau khi biết được thông tin về ngôi mộ thì nhanh chóng lập đội đến khai quật. Họ phát hiện ngôi mộ này nối với ngôi mộ số 1 bằng một một lối đi bí mật, đây là ngôi mộ của một đôi vợ chồng, trong đó có nhiều di vật quý giá. Do đó, họ phỏng đoán rằng ngôi mộ cổ thuộc về người trong hoàng tộc nhà Hán.
Để nhanh chóng xác định danh tính chủ nhân của ngôi mộ, các chuyên gia phải đọc các thông tin từ các di vật hoặc văn bia. Nhưng điều đáng nói là, sau nhiều nỗ lực, họ vẫn không tìm thấy được gì để có thể chứng minh danh tính thực sự của chủ nhân ngôi mộ.
Tượng người bằng đất nung trong lăng mộ (Ảnh: Sohu)
Sau khi xem xét các tư liệu lịch sử, các chuyên gia kết luận rằng chủ nhân của lăng mộ có thể là Sở Vương Lưu Chú thời Hán, hoặc con trai ông là Lưu Thuần.
Xuất thân của hai người này đều không tầm thường, ông cố của Lưu Chú là Lưu Giao - em trai ruột của Hán Cao Tổ Lưu Bang, vị hoàng đế sáng lập ra nhà Hán. Con trai của ông, Lưu Thuần là Sở Tiết Vương nổi tiếng thời Tây Hán.
Tuy nhiên tất cả chỉ là phỏng đoán, không có di vật nào xác nhận được suy đoán này. Hơn 30 chuyên gia đã nghiên cứu trong mấy năm trời, nhưng vẫn không dám khẳng định danh tính chủ mộ. Mãi đến năm 1985, mọi việc mới dần biến chuyển. Một người nông dân nói rằng ông ta biết chủ nhân của ngôi mộ, sau khi nghe tin, các chuyên gia đã nhanh chóng đến hỏi cặn kẽ sự việc.
Hóa ra người dân làng này cũng có mặt tại địa điểm khảo cổ từ năm 1981. Thời điểm đó công tác bảo vệ các di tích khảo cổ không được thực hiện nghiêm ngặt như ngày nay, ông cùng với một số người dân có trèo vào trong mộ xem xét, phát hiện ra một chiếc ấn bằng đồng có khắc hình con rùa.
Chiếc ấn bằng đồng bị thất lạc trong lăng mộ (Ảnh: Sohu)
Chiếc ấn này dài 2,1 cm, cao 1,7 cm, bên trên chiếc ấn khắc hai chữ "Lưu Chú" bằng kiểu chữ triện. Đến đây, danh tính của chủ mộ đã thực sự lộ diện. Các chuyên gia sau đó xác nhận chủ nhân ngôi mộ chính là Lưu Chú, và cũng lấy lại thành công ấn đồng.
Một số thông tin được bổ sung thêm, đó là trong số các ngôi mộ Hán ở Từ Châu, chỉ có mộ Hán ở Quy Sơn là xác nhận được danh tính của chủ nhân. Trên bức tường phía bắc lăng mộ của Lưu Chú còn có một bóng người hình thành dần dần sau khi lăng mộ được mở ra, người ta cho rằng hiện tượng này là do nước thấm, nhưng không có dấu vết của nước thấm trên bóng.
Do trong lăng mộ còn nhiều bí ẩn chưa được giải đáp nên nơi đây còn được gọi là "Kim tự tháp phương Đông".
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Profile khủng của sĩ quan Công an Việt Nam đầu tiên làm Chánh Văn phòng cố vấn Cảnh sát LHQ ở New York
Khám phá loài động vật có khả năng đi lộn ngược 180 độ trên cây, hạ gục con mồi bằng chiêu tuyệt đỉnh
Gấu nước là gì mà gần như không thể tiêu diệt kể cả đốt cháy, đóng băng ở nhiệt độ âm 200 độ
Nổi tiếng đa nghi, tại sao Tào Tháo lại đặt trọn niềm tin vào Hạ Hầu Đôn?
Sắn có chứa chất độc nhưng người dân châu Phi vẫn trồng với số lượng rất lớn, không sợ ngộ độc vì ăn sắn hàng ngày sao?
CLIP: 'Đơn thương độc mã', linh cẩu 'tung chiêu độc' hạ gục linh dương trong vòng '1 nốt nhạc'