Khám phá

4 lời tiên tri chính xác đến kinh ngạc của những vĩ nhân nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam khiến hậu thế thán phục

Dưới đây là 4 lời tiên tri bất hủ của những vĩ nhân nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam khiến hậu thế vô cùng thán phục.

Tục lệ… ngủ tập thể / Nước hoa có từ bao giờ?

1. Thiền sư Định Không giải đoán hậu vận đất nước
4-loi-tien-tri-chinh-xac-den-kinh-ngac-cua-nhung-vi-nhan-noi-tieng-trong-lịch-su-viet-nam
Ảnh minh họa.

Thiền sư Định Không (730-808) họ Nguyễn, sư người hương Cổ Pháp, Bắc Ninh thuộc dòng tộc quyền quý họ Nguyễn. Ông là một trong 3 thiền sư thuộc thế hệ thứ 8 thiền phái Tì Ni Đa Lưu Chi, tu hành ở chùa Thiện Chúng, hương Dịch Bảng, phủ Thiên Đức.

Theo lịch sử ghi chép, ông là người am hiểu thế số, hành động đúng pháp tắc biết đoán định tương lai. Tương truyền, khi tiến hành xây chùa Quỳnh Lâm, lúc mới đào đất đắp nền đã phát hiện 1 cái ly hương và 10 cái khánh. Sau đó, nhà sư sai người đem xuống sông rửa sạch. Không may, một cái khánh bị rơi xuống tận đáy sông.

Khi đó, Thiền sư Định Không nhận thấy rằng đây không phải điềm báo tốt nên liền chia sẻ với mọi người:“Chữ Thập, chữ Khẩu hợp thành chữ Cổ. Chữ Thuỷ, chữ Khứ hợp thành chữ Pháp. Chữ Thổ chỉ làng đang ở nên sư quyết định đổi tên làng mình từ Diên Uẩn thành Cổ Pháp. Kế đó, sư tụng rằng: Hiện ra pháp khí/ Mười hai chuông đồng/ Họ Lý làm vua/ Ba phẩm thành công”.

4-loi-tien-tri-chinh-xac-den-kinh-ngac-cua-nhung-vi-nhan-noi-tieng-trong-lịch-su-viet-nam-3

Trong sách Thiền Uyển tập anh cho rằng, ngay từ thời điểm năm 785 - 804, tức hơn 200 năm trước khi Lý Công Uẩn lên ngôi vua, thiền sư Định Không đã dự cảm được việc triều nhà Lý xuất hiện trong lịch sử nên đã làm mấy bài thơ tụng. Câu chuyện mang màu sắc huyền bí này lại gắn liền với ngôi chùa Quỳnh Lâm (tức chùa Đài hay còn gọi là chùa Lục Tổ, ở Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh) nổi tiếng đất Kinh Bắc:

“Pháp khí xuất hiện

 

Thập khẩu đồng chung

Tính Lý hưng long

Tam phẩm thành công”.

Dịch ra tiếng Việt:

“Hiện ra pháp khí

 

Mười khẩu chuông đồng

Họ Lý hưng long

Ba phẩm thành công”.

Không chỉ thế, trước khi mất, Thiền sư Định Không còn để lại lời tiên tri về hậu vận đất nước cho học trò:“Ta muốn mở rộng làng xóm, nhưng e nửa chừng gặp tai họa, chắc có kẻ lạ đến phá hoại đất nước ta. Sau khi ta mất, con khéo giữ pháp này, gặp người họ Đinh thì truyền, nguyện ta đã mãn”.

Đáng nói, hơn 60 năm sau, lời tiên tri của ông đã ứng nghiệm. Theo đó, nhà Đường cử Tiết Độ Sứ Cao Biền sang cai trị, bóc lột nhân dân ta. Thậm chí, chúng còn đến nhiều vùng đất, thế núi linh thiêng, nơi sẽ sinh người tài giỏi, trấn yểm triệt phá long mạch, trong đó có đất Cổ Pháp của sư Định Không.

 

Sau 1 thế kỷ, Đinh Tiên Hoàng (924 – 979) chấm dứt tình cảnh loạn lạc, sáng lập ra nhà Đinh và nước Đại Cồ Việt, mở đầu cho thời đại độc lập, tự chủ của người Việt.

2. Thiền sư La Quý tiên đoán sự ra đời của Nhà Lý

Thiền sư La Quý (852 – 936) người An Chân (Thái Bình ngày nay), tu tại chùa Song Lâm, làng Phù Ninh, phủ Thiên Đức (Từ Sơn, Bắc Ninh). Ông là nhà phong thủy và cũng là một thiền sư chứng đắc thần thông như thiền sư Định Không. Tương truyền,

Theo sử chép, thuở nhỏ, ông thường chu du khắp các phương, hỏi thăm các bậc thiền sư. Trải qua nhiều năm không gặp đạo duyên, Trưởng lão La sắp thối chí. May mắn sau này, Trưởng lão gặp được pháp hội của Thông Thiện, nghe một lời, lòng thiền khai ngộ, bèn chịu phục thờ làm thầy.

Được thiền sư Thông Thiện truyền pháp, Trưởng lão ra sức tu luyện đến khi đắc pháp sư tuỳ phương diễn hoá, tài phép vô biên. Tương truyền, mỗi khi ngài nói ra lời nào, tất là phù sấm. Cuộc đời của vị thiền sư này gắn liền với giai thoại hàn long mạch, phá yểm của Cao Biền.

Trong sách Thiền Uyển tập Anh cho rằng, khi Cao Biền sang nước ta, xây thành bên sông Tô Lịch, đào đứt con sông Điềm và những ao Phù Chẩn đến 19 chỗ trấn yểm. Với mong muốn biến nước Nam mãi là vùng đất thuộc phương Bắc.

 

Tuy nhiên, chính Trưởng lão La Quý đã phát hiện được điều này và cho tiến hành lấp lại các điểm Cao Biền sai người đào, phá long mạch trước đây. Sau đó, ông đã trồng một cây bông gạo ở chùa Châu Minh để hàn long mạch nhằm trấn chỗ đứt. Cây gạo mà Trưởng lão La Quý trồng sau này gắn liền với giai thoại, sét đánh thành bài sấm truyền cho sự lên ngôi của Lý Công Uẩn.

“Đại sơn long đầu khỉ

Cù vĩ ẩn châu minh

Thập bát tử định thiền

Miên thọ hiện long hình

 

Thổ kê thử nguyệt nội

Định kiên nhật xuất thanh”.

Dịch nghĩa:

“Đại sơn đầu rồng ngửng

Đuôi cù ẩn Châu minh

 

Thập bát tử định thành

Bông gạo hiện long hình

Thỏ gà trong tháng chuột

Nhất định thấy trời lên”.

Do những từ “thập bát tử” ở câu số 3 là chiết tự của chữ Lý, nghĩa là họ Lý, nên bài thơ được diễn giải như sau:“Đầu rồng hiện ở núi lớn / đuôi rồng giấu sự thịnh vượng / Họ Lý nhất định thành/khi cây gạo hiện hình rồng/ chỉ trong mấy tháng thỏ, gà, chuột / chắc chắn sẽ thấy mặt trời (vua) anh minh”.Điều này ứng với sự ra đời của nhà Lý vào tháng 11 (tháng chuột) năm Kỷ Dậu (năm gà) 1009.

 

3. Tài tiên tri của thiền sư Vạn Hạnh
4-loi-tien-tri-chinh-xac-den-kinh-ngac-cua-nhung-vi-nhan-noi-tieng-trong-lịch-su-viet-nam-4

Thiền sư Vạn Hạnh (938 - 1025) là người họ Nguyễn, quê ở châu Cổ Pháp (Từ Sơn, Bắc Ninh ngày nay). Ông là vị thiền sư có nhiều đóng góp trong việc mở ra nhà Lý đồng thời cũng là một nhà tiên tri có tiếng lúc bấy giờ.

Nhắc đến ông, hậu thế thường nhớ đến lời tiên tri của thiền sư Vạn Hạnh gắn liền với cây gạo do thiền sư La Quý trồng ở làng Diên Uẩn. Theo Đại Việt Sử Ký, vào năm 1009, cây gạo này đã bị sét đánh và hiện lên những dòng chữ như sau:

“Thọ căn diễu diễu

Mộc biểu thanh thanh

Hoa đào mộc lạc

 

Thập bát tử thành

Đông a nhập địa

Dị mộc tái sanh

Chấn cung kiến nhật

Đoài cung ẩn tinh

 

Lục thất niên gian

Thiên hạ thái bình”.

Dịch ra là:

“Gốc cây thăm thẳm

Ngọn cây xanh xanh

 

Cây hoa đào rụng

Mười tám hạt thành

Cành đông xuống đất

Cành khác lại sanh

Đông mặt trời mọc

 

Tây sao ẩn hình

Sáu bảy năm nữa

Thiên hạ thái bình”.

Sau khi suy ngẫm, Sư Vạn Hạnh đã giải đoán rằng, câu “Thọ căn diễu diễu” chữ “căn” là gốc, gốc là vua; chữ “diễu” đồng âm với chữ yểu, nghĩa là nhà vua (Lê Long Đĩnh) sẽ chết yểu.

Trong câu “Mộc biểu thanh thanh” chữ “biểu” là ngọn, ngọn là bầy tôi; chữ “thanh” đồng âm với chữ thịnh, nghĩa là một người trong số quần thần sẽ lên nắm chính quyền. Ở câu 3, chữ “hoa đào” ghép lại thành chữ “lê”, tức là nhà Lê sẽ sụp đổ. Ở câu 4, ba chữ “thập bát tử” ghép lại là chữ Lý, tức là nhà Lý sẽ lên ngôi.

 

Đến câu “Đông a nhập địa”, chữ “đông” và chữ “a” ghép thành chữ Trần, nói về sự kế tiếp của nhà Trần sau nhà Lý. Câu “Dị mộc tái sanh” nghĩa là một họ Lê khác (Lê Lợi và nhà Hậu Lê) sẽ lại nổi lên.

Qua lời sấm này, thiền sư Vạn Hạnh đã tiên đoán chính xác những diễn biến lịch sử của dân tộc trong khoảng 5 thế kỷ, từ thời Tiền Lê đến thời Hậu Lê.

4. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm
4-loi-tien-tri-chinh-xac-den-kinh-ngac-cua-nhung-vi-nhan-noi-tieng-trong-lịch-su-viet-nam-6

Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491–1585), người mà dân gian quen là Trạng Trình là một nhà văn hóa lỗi lạc của Việt Nam trong thế kỷ 16. Không chỉ thế, ông còn được coi là nhà tiên tri số một trong lịch sử Việt Nam với nhiều câu sấm được để lại và tập hợp trong Sấm Trạng Trình.

Tác phẩm này đưa ra những lời tiên tri trong chiều dài nhiều thế kỷ, đến nay vẫn còn được tìm hiểu và luận giải. Dưới đây là một số sự kiện xảy ra trong thế kỷ 20, theo các nhà nghiên cứu đã được Sấm Trạng Trình dự báo trước đó 5 thế kỷ.

- Cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 được tiên tri trong câu:

 

“Đầu Thu gà gáy xôn xao/Trăng xưa sáng tỏ soi vào Thăng Long”.

Dịch nghĩa,ở câu 1, “đầu Thu” là tháng 7 Âm lịch, “gà” nghĩa là năm Ất Dậu, thời điểm sự kiện lịch sử này diễn ra, “gáy xôn xao” nghĩa là có tiếng vang lớn, thức tỉnh muôn người.

Đến câu 2, “Trăng xưa” nghĩa là “cổ nguyệt” theo Hán tự, ghép lại thành từ “hồ”, là họ của Hồ Chủ tịch. “Sáng tỏ soi vào Thăng Long” là sự kiện Bác đọc Tuyên ngôn độc lập trước hang vạn đồng bào ở quảng trường Ba Đình của thủ đô Thăng Long - Hà Nội.

- Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 được tiên tri trong câu:

“Cửu cửu càn khôn dĩ định

 

Thanh minh thời tiết Hoa tàn

Trực đáo Dương đầu Mã vĩ

Hồ binh bát vạn nhập Tràng An”.

Dịch nghĩa:

Câu 1, “cửu cửu” bằng 81 năm, khoảng thời gian từ khi triều đình Huế ký vào văn bản Hòa ước đầu hàng thực dân Pháp cho đến chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi, theo “càn khôn dĩ định” hay quy luật đất trời.

 

Câu 2, “thanh minh thời tiết” là thời điểm tiến hành chiến dịch Điện Biên Phủ rơi vào tháng 3 Âm lịch, “hoa tàn” là sự thất bại của người Pháp (thời Nguyễn Bỉnh Khiêm thượng gọi ngoại quốc là Hoa Lang”.

Câu 3, “trực đáo” là thẳng tiến, “dương đầu” là đầu năm con dê 1955, “mã vĩ”, là cuối năm con ngựa 1954. Câu 4, toàn câu có nghĩa rất rõ ràng: tám vạn quân Cụ Hồ tiếp quản Thủ đô Hà Nội (tên gọi cũ là Tràng An).

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm