7 hiệu ứng tâm lý kỳ lạ của não bộ nhưng chúng ta đều có mà không biết, có thể giải thích những hành vi khó hiểu nhất
Vì sao phi tần thời xưa không tự mình cho con bú? Lý do thật sự buồn xé lòng / Vì sao quan lại ngày xưa nghỉ hưu lại về quê, không ở lại chốn kinh kỳ hoa lệ ?
Bộ não con người đôi khi có thể hành động thực sự kỳ lạ. Nó khiến chúng ta cư xử phi lý, tin vào những điều hoàn toàn vô nghĩa và thậm chí có thể thay đổi ký ức của chúng ta. Tuy nhiên, mọi quyết định chúng ta đưa ra đều có lý do. Vậy chính xác thì điều gì quyết định những lựa chọn của bạn?
1. Người lạ có thể ảnh hưởng đến hành vi của chúng ta
Tất cả đều xoay quanh lý thuyết Zajonc (tạo thuận lợi xã hộ). Bạn có thể đi lại trong chiếc áo phông cũ rách ở nhà nhưng cư xử như một quý cô ở nơi công cộng. Tuy nhiên, hành vi của một người không chỉ phụ thuộc vào cộng đồng tiếp xúc của anh ta mà còn phụ thuộc vào số lượng nhân chứng vô tình mà người đó được vây quanh tại một thời điểm nhất định. Ví dụ, một người đàn ông có thể nhường chỗ trên xe buýt công cộng để gây ấn tượng với một phụ nữ.
Làm thế nào để tránh bị cuốn vào “vòng xoáy” giả vờ trước mặt người lạ? Thỉnh thoảng hãy tự hỏi bản thân: “Tại sao tôi lại làm điều này? Tôi làm thế là để gây ấn tượng với ai đó và khiến họ thích tôi hay vì tôi muốn thế?”
2. Sự quan tâm của một người đối với một thử nghiệm khiến họ hành xử khác đi
Hiệu ứng Hawthorne được áp dụng ở đây. Một môi trường mới có thể khiến chúng ta hứng thú với một thử nghiệm hoặc sự kiện, khiến chúng ta cư xử khác đi, hành động nhiệt tình hơn và đưa ra kết quả dương tính giả. Ví dụ: trong siêu thị, giả sử bạn được đề nghị nếm thử món chả cá với hương vị mới và điền vào bảng câu hỏi. Bạn có thể cho nó điểm cao ở siêu thị nhưng khi mua nó về nhà, bạn nhận ra nó chẳng có gì đặc biệt cả.
Hãy cố gắng suy nghĩ rõ ràng và chín chắn. Việc trả lời một cuộc khảo sát hoặc thử nghiệm không bắt buộc bạn phải cho điểm cao nhất chỉ vì bạn được chọn tham gia.
3. Mọi người nhớ những nhiệm vụ chưa hoàn thành hơn những nhiệm vụ đã hoàn thành
Hiệu ứng Zeigarnik được áp dụng ở đây. Một người có nhiều khả năng ghi nhớ những việc hoặc hành động chưa hoàn thành. Ví dụ, người phục vụ ghi nhớ đơn đặt hàng của bạn cho đến khi họ mang nó đến cho bạn và sau đó, họ chuyển sự chú ý sang những vị khách khác. Rất ít ai sẽ còn nhớ về yêu cầu của bạn vì nó đã được hoàn thành xong.
Nếu muốn tránh cái “bẫy” của hiệu ứng này, tốt hơn hết bạn nên hoàn thành mọi việc cần làm để tránh việc nó bị mắc kẹt trong ký ức của bạn.
4. Mọi người cố tình mua những thứ đắt tiền
Đó là hiệu ứng Veblen - một nhu cầu phi lý về mặt kinh tế đối với các sản phẩm đắt tiền. Hiệu ứng này thường được quan sát thấy ở những người trẻ quan tâm đến việc duy trì địa vị xã hội của mình. Các sản phẩm hoặc hàng hóa rẻ tiền hoặc đang được giảm giá được coi là bị lỗi.
Thế nên khi đang tìm kiếm chiếc túi Gucci mới nhất hoặc định đặt một chuyến đi đến Châu Âu chỉ để có ảnh đăng trên Instagram, hãy tự hỏi bản thân: “Mình đang trả tiền cho chất lượng cao hay hình ảnh xã hội?”.
5. Mọi người có xu hướng thích những người mắc sai lầm
Đây là một ví dụ về hiệu ứng Pratfall. Những người có vẻ ngoài thành công nhưng mắc sai lầm và trông buồn cười có xu hướng hấp dẫn chúng ta hơn. Sự hoàn hảo khiến chúng ta giữ khoảng cách và thậm chí có thể gây khó chịu.
Thế nên đừng ngại tỏ ra vụng về hoặc hành động ngớ ngẩn. Ngoài ra, việc gặp gỡ mọi người sẽ dễ dàng hơn nhiều khi chúng ta là chính mình hơn là khi chúng ta hành động như những vị vua và hoàng hậu.
6. Mọi người đánh giá quá cao mức độ chú ý mà họ nhận được
Hiệu ứng nổi bật mang lại cảm giác như bạn đang bị chú ý và mọi người đang chú ý đến tất cả lỗi lầm của bạn. Nếu một người phụ nữ quên chuốt mascara một bên mắt, bạn có nghĩ rằng mọi người xung quanh sẽ chú ý đến và cười nhạo cô ấy? Sự thật là người ta sẽ chỉ nhận ra nếu sự khác biệt quá lớn mà thôi.
Thật ra mọi người quan tâm và nhận ra lỗi lầm của chúng ta ít hơn chúng ta nghĩ. Nếu bạn có một vết bẩn trên áo, đừng chăm chú quá nhiều vào nó. Hãy nghĩ xem bạn có thường xuyên nhận ra những bất cẩn của người khác không. Nếu đáp án là không thì ngược lại, bạn cũng không được chú ý đến vậy trong mắt mọi người đâu.
7. Càng có nhiều người vây quanh bạn thì càng ít có khả năng ai đó sẽ cố gắng giúp đỡ bạn khi bạn cần
Hiệu ứng người ngoài cuộc áp dụng ở đây. Càng có nhiều người vây quanh một người cần giúp đỡ thì càng ít có khả năng một ai trong số họ thực sự giúp đỡ. Nếu có nhiều người ở một nơi, mỗi người trong số họ có thể nghĩ rằng sẽ có người khác giúp đỡ. Vì vậy, không ai giúp đỡ.
Nếu bạn đột nhiên cảm thấy cần trợ giúp ở nơi công cộng, đừng kêu gọi cả đám đông. Thay vào đó, hãy nhờ một người cụ thể giúp bạn, ví dụ như gọi họ bằng màu áo, vị trí đứng. Bằng cách này, bạn sẽ có cơ hội được lắng nghe và trợ giúp hơn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngư dân bất ngờ vớt được khối gỗ ước tính hơn 3.455 tỷ đồng
Nhặt bừa viên đá chặn cửa nhiều thập kỷ, cụ bà đến khi mất cũng không biết mình từng sở hữu báu vật
Chỉ 4 cao thủ có thể đánh bại Cưu Ma Trí trong Thiên Long Bát Bộ: Ba trong đó là sư huynh đệ
Cận cảnh khu mộ 50 tỷ đồng của vợ cũ vị đại gia nổi tiếng nhất Bình Dương
CLIP: Quạ đen phản đòn xuất sắc, hạ gục chim ưng để thoát hiểm
Cao thủ có con mắt tinh tường nhất của Kim Dung: Cả đời nhận 4 đồ đệ, hai trong đó là đệ nhất thiên hạ