Ám ảnh nơi người sống ăn, ngủ, nghỉ cùng xác chết
Theo Independent, người Torajan cũng dành cho người thân đã khuất mộtphòng riêng và chăm sóc họ như khi họ còn sống.
Những người đã chếtthường xuyên được thay và giặt quần áo sách sẽ.Thực phẩm và thuốc lá được mang đếnhai lần một ngày và người chết thậm chí có một cái bát đặt ở góc phòng đóng vai trò là "nhà vệ sinh".
Thi thể của người chết được tiêm chất bảo quản có tên là Formulin, giúp cơ thể không bị phân hủy và không bốc mùi.Truyền thống sống chung với người chết của ngươìToraja - một dân tộc thiểu số với khoảng một triệu người sing sống trên đảo Sulawesi của Indonesia đã có từ hàng thế kỷ.
Họ cthậm chí còntrò chuyện với xác chết, chải tóc hoặc thậm chí chụp ảnh cùng người quá cố.Tập tục này có thể khiến một số người cảm thấy rùng rợn, nhưng với ngươìToraja đây là là điều họ làm hàng ngày.
Một người phụ nữ Torajan đã tiết lộ với nhà báo Sahar Zand của BBC rằng, cô đã giữ thi thể của người bố tên là Paulo Cirindatrong nhà suốt 12 năm.
"Nếu chúng tôi chôn cất ông ngay lập tức, chúng tôisẽ cảm thấy rất đau đớn vì nỗi đau đến quá bất ngờ. Chúng tôi sẽ không có đủthời gian để chịu đựng nỗi đau và sự chia ly", Mamak Lisa cho biết.
Người phụ nữ Torajan nói thêm rằng, hiện tại bố cô vẫn "đang ốm". Bệnh tật là cách người Torajan dùng để nói tránh về những người thân đã chết. Theo đó, người sống sẽ nói rằng, người thân của họ đang ốm chứ không phải là đã chết.
Người Toraja tin rằng một người chỉ hoàn toàn chết và siêu thoát sau đám tang có tên "Rambu Solo" - một nghi thức phức tạp, tốn kém.
Có tới 100 con trâu sẽ bị hiến tế trong đám tang của một người thuộc tầng lớp quý tộc, và khoảng 8 con với tang lễ của một người Toraja thuộc tầng lớp trung lưu. Những đám tang có thể ngốn tới hai tỷ rupiah (khoảng 133.000 USD) - con số khổng lồ với một đất nước có tới hơn nửa dân số sống ở mức 5,5 USD một ngày, theo Ngân hàng Thế giới.
"Chúng tôi từng là những người duy linh, vì vậy chúng tôi chôn cất người quá cố cùng lợn rừng và trâu để họ có phương tiện đưa tới cõi vĩnh hằng. Thật tốn kém và có rất nhiều thứ phải chuẩn bị, toàn bộ họ hàng không thuộc tộc Toraja cũng phải tới dự", ông Johanes Singkali, 72 tuổi cho biết.
Ông Singkali là chái trai của bà Martha Kande - người qua đời ở tuổi 81 nhưng vẫn tiếp tục sống cùng con cháu trong nhà thêm 7 tháng.
Hàng trăm người đã tụ tập ở làng La'Bo dự đám tang của bà Kande, trong số đó hàng chục du khách có mặt để chụp ảnh. Thi thể của bà được đặt vào quan tài màu đỏ, hình dáng như một ngôi nhà thuyền truyền thống.
Họ hàng kéo hàng tá lợn vào làng để giết mổ, trong khi các thành viên trong nhà nhảy múa. Tới trưa, một con trâu tế phủ bạt xanh được khiêng vào để cắt tiết - nghi thức công nhận cái chết của bà Kande, thịt trâu trở thành bữa tối cho cả làng. Cuối cùng, gia đình đưa linh cữu bà quanh vùng như để từ biệt láng giềng
Hiện chính phủ Indonesia đang nỗ lực quảng bá tập tục của bộ tộc Toraja nhằm thúc đẩy phát triển ngành du lịch của nước này. Khu vực người Toraja sinh sống đón hàng chục nghìn lượt khách hàng năm, dù hạ tầng nghèo nàn và thiếu vắng sân bay khiến việc di chuyển lên vùng núi này rất khó khăn.
Tuy nhiên, du khách vẫn sẵn sànglái xe hàng giờ từ sân bay gần nhất để tham dự một trong những nghi thức tâm linh độc đáo nhất thế giới.
"Tôi đam mê tìm hiểu về cái chết. Tôi muốn giúp khôi phục vị thế tâm linh của nó trong thế giới phương Tây. Vì thế tôi đến đây để xem những tập tục dành cho người quá cố, tìm hiểu cách một đám tang trở thành thời điểm ăn mừng", Ellie Eshleman, du khách 29 tuổi người Mỹ chia sẻ.
"Toraja là một mảnh thiên đường hạ giới. Vẻ đẹp tự nhiên kết hợp với những nghi thức tâm linh của người Toraja là điều phi thường", theo ông Harli Patriatno, giám đốc Sở văn hóa và du lịch của vùng Bắc Toraja.
Theo Minh Nhật/Dân Việt
loading...
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người đàn ông nhặt được hòn đá 'mọc tóc' trắng, sau khi các chuyên gia giám định xong liền gọi cảnh sát phong tỏa cả ngôi làng
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?