Bậc thầy thao túng, sinh vật bé nhỏ có khả năng thôi miên con mồi
Phát hiện hài cốt động vật có vú 'lai' hà mã, thằn lằn, rùa và khủng long / Vì sao động vật hoang dã không ăn muối mà vẫn sống bình thường, nhưng con người thì không?
Sinh vật này làtò vò ngọc lục bảo(tên khoa học: Ampulex compressa). Đây là loài côn trùng cánh màng trong họ Ampulicidae, thuộc chi Ampulex.
Chúng có khả năng kiểm soát tâm trí của nạn nhân một cách hoàn hảo. Cụ thể, tò mò ngọc lục bảo nổi tiếng với khả năng thôi miên con mồi. Loài vật này nhắm mục tiêu cụ thể vào gián. Chúng sẽ tiêm nọc độc vào gián để khiến chân của con mồi bị tê liệt.
Trước khi cho gián có cơ hội thực hiện những cú đá hiểm hóc, tò vò ngọc lục bảo sẽ tìm cơ hội để thực hiện một cú chích khác. Cú chích này sẽ đi thẳng vào não của gián.
Tò vò ngọc lục bảo có khả năng khiến gián rơi vào tình trạng nửa mê nửa tỉnh. Ảnh: iStock
Với ngòi đốt dài, tò vò ngọc lục bảo có thể chích nọc độc vào não của gián một cách chính xác. Nọc độc của tò vò ngọc lục bảo có mạnh không?
Câu trả lời là có. Nọc độc của loài vật bé nhỏ này sẽ tác động lên chất dẫn truyền thần kinh của gián. Tuy nhiên, dù sau khi bị dính độc, con gián vẫn không hoàn toàn bị đánh gục. Thay vào đó, nó chỉ không thể có phản ứng với môi trường xung quanh, cũng như tự đưa ra quyết định.
Trong khi rơi vào trạng thái "zombie" nửa mê nửa tỉnh, gián sẽ bị lợi dụng triệt để và trở thành nguồn thức ăn tươi sống của tò vò. Theo đó, tò vò ngọc lục bảo sẽ nhai một phần râu của gián và uống hemolymph giàu dưỡng chất. Đây giống như là phiên bản máu của côn trùng.
Gián bị tò vò tha về hang trong trạng thái "zombie". Ảnh: Gfycat
Sau đó, nó sẽ tiến hành đưa nạn nhân về tổ bằng cách kéo rợi râu. Các nhà khoa học cho rằng, nọc độc của loài tò vò ngọc lục bảo đã tiến hóa để thực hiện chức năng cụ thể này, vì chúng không có đủ sức mạnh về thể chất để có thể tha gián về hang.
Do đó, chúng phải tiến hóa để trở thành những bậc thầy thao túng của tự nhiên.
Khai thác triệt để con mồiSau khi tha gián về hang, tò vò ngọc lục bảo sẽ đẻ trứng dài khoảng 2 mm vào con mồi và mất khoảng 3 ngày để nở. Điều đáng sợ là con gián vẫn còn sống sau khi trải qua tất cả những điều này. Tuy nhiên, cơn ác mộng của nó vẫn chưa kết thúc.
Sau khi ấu trùng nở, chúng sẽ ăn thịt gián từ trong ra ngoài. Ấu trùng sẽ ăn hemolymph, chất lỏng đặc biệt bao phủ cơ thể gián trong vòng từ 4 – 5 ngày. Tiếp theo, chúng sẽ đục một lỗ và chui vào trong bụng gián và tiếp tục ăn nội tạng của con mồi trong những ngày sau đó.
Sau khi trưởng thành, tò vò ngọc lục bảo sẽ phá lớp vỏ ngoài của gián để chui ra ngoài. Ảnh: Alamy
Ấu trùng sẽ bắt đầu ăn từ những cơ quan ít quan trọng nhất để kéo dài nhất có thể thời gian sống của vật chủ. Từ việc kiểm soát và thao túng tâm trí, đến uống máu và ăn thịt từ từ bên trong, quá trình này thật sự kinh khủng. Nhưng bi kịch này vẫn còn tiếp diễn.
Bởi khi bước vào giai đoạn nhộng, ấu trùng của tò vò lục bảo vẫn còn trú ngụ ở bên trong con gián và sử dụng con mồi để bảo vệ kén của chúng. Đến khoảng một tháng sau, chúng sẽ phát triển thành tò vò trưởng thành.
Sau đó, khi tò vò con đã sẵn sàng để khám phá thế giới, chúng sẽ tiến hành phá vỡ lớp vỏ ngoài của gián và chui ra ngoài.
Với tất cả những gì xảy ra, tò vò ngọc lục bảo quả thực là "cơn ác mộng" của loài gián. Bởi chúng là loài ký sinh, chuyên đẻ trứng lên vật chủ.
Tò vò ngọc lục bảo được miêu tả khoa học lần đầu vào năm 1781. Loài côn trùng này thường bắt gián, làm tê liệt, sau đó đẻ trứng vào gián khi còn sống. Ấu trùng của nó sẽ sẽ ăn thịt con mồi và trưởng thành.
Tò vò ngọc lục bảo chủ yếu được tìm thấy trong những vùng nhiệt đới như Nam Á, Đông Nam Á, châu Phi và các đảo Thái Bình Dương.
Tò vò ngọc lục bảo tuy không gây ảnh hưởng nhiều tới con người. Tuy nhiên, trong thế giới tự nhiên, chúng được coi là một trong những loài động vật nguy hiểm. Đặc biệt, với loài gián, tò vò ngọc lục bảo còn là cơn ác mộng đáng sợ.
Theo nhà côn trùng học Gudrun Herzner tại ĐH Regensburgở Đức, nhiều người tò mò về cách ấu trùng tò vò ngọc lục bảo có thể sống sót ở bên trong cơ thể của một con gián. Do đó, một loài sống ký sinh trên gián như tò vò ngọc lục bảo chắc hẳn phải có cách để làm sạch những nguồn gây hại ở trên vật chủ của nó.
Để điều tra về cách ấu trùng tò vò ngọc lục bảo sử dụng để bảo vệ bản thân từ những vi khuẩn trong cơ thể gián, nhà côn trùng học Gudrun Herzner và nhóm nghiên cứu đã tiến hành thu thập các giọt chất lỏng tiết ra từ ấu trùng khi chúng sống ký sinh trong vật chủ.
Theo đó, cách mà loại chất dịch tiết ra từ ấu trùng tò vò ngọc lục bảo giúp tiêu diệt các vi khuẩn ở trong cơ thể gián. Cách thức hoạt động được cho là tương tự như điều trị bệnh bằng kháng sinh ở con người. Bằng cách này, ấu trùng đã làm sạch các con gián.
End of content
Không có tin nào tiếp theo