Bạn sẽ bất ngờ khi biết thế giới trông ra sao khi được nhìn bằng đôi mắt của loài chim
Chùm ảnh chim mắt trắng ẩn hiện dưới hoa anh đào / Những đảo cướp biển huyền bí trên thế giới
Có lẽ bạn không tin, nhưng con người chúng ta sở hữu một cặp mắt đáng mơ ước trong thế giới động vật. Dù tầm nhìn không quá xa, nhưng chúng ta có cảm quan về màu sắc thuộc hàng đỉnh, độ nét trong từng hình ảnh cũng ở mức tốt, đủ để quan sát và sinh tồn.
Thế còn các loài chim thì sao nhỉ? Đã bao giờ bạn thắc mắc rằng thế giới tự nhiên xung quanh chúng ta sẽ như thế nào dưới lăng kính cặp mắt của loài chim? Mờ mờ, ảo ảo hay vô cùng sống động, chân thật?
Để giúp bạn trả lời câu hỏi này, các nhà khoa học đến từ ĐH Lund (Thụy Điển) đã bắt tay nghiên cứu về cách loài chim nhìn sự vật xung quanh ra sao.
Nhóm chuyên gia đã sử dụng một loại máy ảnh chuyên dụng để chụp lại hình ảnh cây cối khi chim chóc nhìn vào chúng. Kết quả, chúng ta có những sự thật hết sức thú vị.
Điểm thú vị đầu tiên chính là loài chim có khả năng nhìn thấy các tia cực tím - một "siêu năng lực" thực sự.
Thông thường, con mắt có thể nhận biết được màu sắc nhờ các tế bào cảm thụ ánh sáng nằm trong võng mạc. Các tế bào này sẽ tiếp nhận sóng ánh sáng, truyền thông tin lên não và từ đó phân tích được màu sắc.
Hình ảnh các loài chim có thể nhìn được
Ở con người, chúng ta chỉ có thể nhận biết được 3 bước sóng xanh dương, xanh lá và đỏ. Còn với loài chim, do cơ quan cảm thụ ánh sáng có cấu tạo đặc biệt, nên chúng có khả năng nhận biết được các bước sóng của tia cực tím - thứ mắt thường của con người không bao giờ thấy được.
Để có được kết luận này, các nhà khoa học đã sử dụng máy ảnh chuyên dụng để tái hiện lại độ nhạy của các quang phổ ánh sáng. Họ đã chụp được khoảng 173 bộ ảnh khác nhau từ các thảm thực vật khắp Thụy Điển và Queensland (Úc). Sau đó, nhóm tiến hành so sánh mức độ tương phản khác nhau giữa các quang phổ màu.
Cột thứ 3 là những gì mắt chim có thể nhìn thấy
Kết quả cho thấy, nhờ vào ánh sáng cực tím nên các chi tiết của hình ảnh được rõ nét và có độ tương phản cao hơn. Điều này giúp chim chóc có thể nhìn thấy được những chi tiết nổi bật nhất của cây cối xung quanh. Điển hình là màu sắc của lá cây, bề mặt lá có độ tương phản rõ nét khi mặt dưới có màu đậm hơn so với mặt trên.
Tác giả nghiên cứu, giáo sư Dan-Eric Nilsson từ ĐH Lund, cho biết thêm: "So với loài chim, con người chúng ta chỉ nhìn thấy cây cối duy nhất một màu... xanh! Đồng thời, chưa có ai biết về điều này cho đến khi nghiên cứu mới được công bố."
Thế vì sao lại có sự khác biệt giữa các loại ánh sáng?
Các chuyên gia đến từ Thụy Điển đã so sánh lượng ánh sáng khác nhau được hấp thụ và tán xạ từ các lá cây.
Không nằm ngoài dự doán của nhóm tác giả, mức độ lan truyền và phản xạ của ánh sáng xanh có sự cân bằng. Trong khi đó, lượng ánh sáng cực tím truyền đi lại ít hơn so với lượng ánh sáng phản xạ.
Nhờ vào tác dụng quan trọng của tia cực tím, loài chim có thể thuận lợi di chuyển, điều hướng khắp nơi và dễ dàng tìm kiếm thức ăn trong môi trường xung quanh.
Dù mắt người chỉ có thể nhìn thấy 3 vùng quang phổ đỏ, xanh lam, xanh lá nhưng các nhà khoa học đang hy vọng sẽ tìm ra giải pháp giúp con người chúng ta nhìn thấy được ánh sáng cực tím. Nhưng dù sao, đó cũng là câu chuyện của tương lai mà thôi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Đang nghỉ trưa, báo đốm bị sư tử đực 'ghé thăm' và cái kết bất ngờ
Loài cây hiếm nhất trên thế giới, chỉ có ở Trung Quốc, được bảo vệ nghiêm ngặt 24/24
Đây là Hồ nhựa lớn nhất thế giới có trữ lượng đáng kinh ngạc và có thể khai thác trong ít nhất 200 năm
Vị mãnh tướng có cái chết tức tưởi nhất Tam Quốc, bị 1 kẻ ‘tôm tép’ hạ theo cách khó ai tin nổi
Tại sao những người chết cóng cởi bỏ quần áo mà vẫn nở nụ cười?
'Sốc' trước lý do Quan Vũ được cả cảnh sát lẫn xã hội đen Hong Kong thờ phụng, fan Tam Quốc chục năm chưa chắc đã biết