Bán vợ: Thực tế đắng chát thời Victoria
Nghề kỳ lạ nhất thời trung cổ: Tha hồ "cà khịa" vua chúa, sống như quý tộc nhưng nguy hiểm không ai bằng / Thị trấn thời Trung Cổ ví như “Atlantis” bị biển nuốt chửng cuối cùng cũng được tìm thấy sau nhiều thế kỷ
Thời cận đại, dắt vợ ra chợ bán khá thường thấy ở Anh. Ảnh: Pinterest
Mặc dù việc làm này đầy vẻ vô đạo đức, nhưng nó diễn ra dưới sự đồng thuận của phụ nữ. Nguyên nhân là do thời kỳ này quy định hôn nhân quá khắt khe, không cho phép ly hôn.
Ly hôn khó khănThời trung – cận đại ở Anh, phụ nữ kết hôn là tài sản của chồng. Phụ nữ không có quyền sở hữu và nguồn thu nhập. Đàn ông kết hôn thì có nghĩa vụ cấp dưỡng cho vợ.
Người chồng chỉ được phép ly hôn trong 2 trường hợp: Đối tác ngoại tình hoặc bạo lực cực đoan, nguy hiểm đến tính mạng. Sau ly hôn, phụ nữ lấy lại toàn bộ các quyền bị mất đi khi kết hôn, còn đàn ông được giải thoát khỏi nghĩa vụ tài chính.
Thủ tục ly hôn bao gồm nộp đơn, cung cấp bằng chứng và chờ tòa án chấp thuận. Tuy nhiên, thực tế lại không đơn giản như nguyên tắc. Chi phí của một vụ ly hôn lên tới hàng nghìn bảng, trong khi mức thu nhập bình quân của người lao động thời này chỉ 75 xu/tuần (1 bảng = 100 xu). Trừ khi là quý tộc giàu nứt đố đổ vách, còn không thì ly hôn theo quy định pháp luật là ngoài khả năng.
Tòa án Anh cũng hiếm khi xử cho phép ly hôn. Thường thì, họ chỉ cho phép ly thân và điều này có nghĩa "vẫn còn hôn nhân trên mặt pháp lý". Phụ nữ ly thân vẫn không có quyền với tài sản.
Họ gặp vô vàn khó khăn trong tìm kiếm việc làm, cho dù có tìm được công việc cũng bị trả lương rất thấp. Đàn ông ly thân thì vẫn phải duy trì nghĩa vụ chu cấp tài chính cho vợ.
Vì ly hôn quá khó, người chồng đành lừa dối, làm liều qua mặt pháp luật bằng 2 cách: Tự ý ly thân hoặc bỏ trốn. Đối với tự ý ly thân, người chồng chọn đi làm xa hoặc nhập binh. Đối với bỏ trốn, cả người chồng lẫn người vợ đều phải có tình nhân sống chung để che mắt. Trong cả 2 lựa chọn, nếu bị phát hiện, mọi nỗ lực đều "đổ sông đổ biển", hậu quả khôn lường.
Bán vợ giữa chợ
Đôi khi, người vợ bị đổi lấy hàng hóa, gia súc thay cho tiền mặt. Ảnh: Pinterest
Từ khoảng thế kỷ XI, Anh nổi lên giải pháp cắt đứt hôn nhân tàn nhẫn: Bán vợ. Hình thức bán giống hệt như với gia súc, người chồng buộc dây vào cổ vợ, đem ra chợ và dắt đi nhiều vòng, kêu gọi người mua.
Trước đám đông, họ thực hiện đấu giá, cuối cùng bán vợ cho người đàn ông trả giá cao nhất. Thế kỷ XVI, hiện tượng bán vợ được ghi lại trong tư liệu lịch sử.
Thế kỷ XVIII - XIX, tận dụng sự phổ biến của báo chí, đàn ông Anh đăng quảng cáo "bán đấu giá vợ" trên các tờ địa phương. "Cô ta có thể gieo, gặt, biết cầm cày, đứng lái và tôi chỉ đồng ý bán cho anh nào khỏe mạnh. Bởi vì, cô ta đã cứng miệng còn cứng đầu, phải bị áp chế thì mới chịu ngoan ngoãn", một đoạn rao bán vợ ghi.
Nếu quảng cáo thành công, người chồng có thể thu hút hàng trăm, thậm chí hàng nghìn người mua tiềm năng. Vào ngày bán đấu giá, họ thuê chợ và cầm dây buộc cổ vợ, dắt đi khắp chợ cho người mua nhìn thấy tận mắt.
Như với mọi mặt hàng, người chồng hết lời quảng cáo các ưu điểm của người vợ, sau đó thừa nhận cũng có nhược điểm. Mỗi người đấu giá đều có một mảnh phiếu, cho phép điền cả các mặt hàng phi tiền tệ, ví dụ như gia súc, lương thực… Năm 1832, 1 người vợ đã bị bán với giá 1 bảng Anh cộng thêm 1 con chó Newfoundland. Năm 1862, 1 người vợ khác bị đổi lấy 1 vại bia.
Giải thoát lẫn nhauĐối với phu phụ Anh cận đại, bán vợ giải thoát hôn nhân bất hạnh cho cả 2. Ảnh: Pinterest
Dù bị bán, người vợ có quyền từ chối kẻ mua. Nếu không thích về với người ra giá cao nhất, họ cho chồng biết và người chồng sẽ lần lượt chọn người trả giá cao thứ 2, 3… cho đến khi người vợ đồng ý.
Quyền chọn kẻ mua mang tới "đôi bên cùng có lợi". Người chồng vừa chấm dứt được nghĩa vụ cấp dưỡng, vừa thu một khoản hời, còn người vợ được giải thoát khỏi cuộc hôn nhân không hạnh phúc. Trong các cuộc bán vợ mà phu phụ đồng thuận, người vợ thường rời đi với nụ cười trên môi.
"Cô ấy bước đi cùng chủ nhân mới với tinh thần phấn chấn. Có vẻ, với cô ấy, đấy là khoảng khắc hạnh phúc nhất trong đời", một nguồn tin ghi lại trường hợp bán vợ tại Whitechapel, năm 1791.
Đối tượng mua vợ bán thường là người yêu hoặc thân nhân. Nói cách khác, bán vợ chỉ là "nghi binh" để trả tự do cho phụ nữ "đi bước nữa" hoặc trở về với gia đình. Ví dụ trường hợp bán vợ năm 1843 ở chợ Nottingham. Người chồng đã "bán đứt" vợ chỉ trong 1 giây, cho người bạn vốn là tình nhân của nàng. Thay vì buộc dây quanh cổ vợ như "truyền thống", anh ta cũng chỉ buộc dây quanh eo.
Rất hiếm trường hợp cưỡng ép bán vợ, vì giáo luật Anh cấm xem vợ như nô lệ. Trong 218 trường hợp bán vợ diễn ra từ năm 1760 – 1880, chỉ có 4 phụ nữ bị bán không qua sự đồng thuận của họ.
Năm 1857, Anh ra Đạo luật Hôn nhân (Matrimonial Act), cho phụ nữ một số quyền lợi trong ly hôn. Năm 1870, Anh ra Đạo luật Tài sản Phụ nữ Kết hôn (Married Woman's Property Act), công nhận quyền tự do, sở hữu và thừa kế của phụ nữ. Năm 1882, Anh củng cố các đạo luật liên quan đến phụ nữ kết hôn. Những thay đổi và bổ sung pháp lý này của họ dần dà chấm dứt hiện trạng bán vợ.
Đầu thế kỷ XX, bán vợ chỉ còn một vài trường hợp ngoại lệ. Năm 1913, Anh ghi nhận vụ bán vợ cuối cùng. Sau thời điểm này, mọi hành vi buôn bán phụ nữ đều là trái pháp luật.
End of content
Không có tin nào tiếp theo