Khám phá

Bằng chứng khảo cổ cho thấy Trái Đất từng tồn tại người khổng lồ và người lùn, vậy họ đã đi đâu?

Nhiều người cho rằng người khổng lồ và người lùn chỉ tồn taị trong truyền thuyết, trong phim ảnh. Tuy nhiên, các bằng chứng khảo cổ đã cho thấy họ thực sự có tồn tại.

Phát hiện xương người khổng lồ cao tới 3 mét / Những bằng chứng khẳng định rằng người khổng lồ đã từng tồn tại

Bằng chứng khảo cổ về sự tồn tại của người khổng lồ

Trong Kinh Cựu Ước có một câu chuyện kể về việc dũng sĩ nhỏ bé David đánh bại gã khổng lồ Goliath. Tưởng chừng như đây chỉ là một câu chuyện ngụ ngôn thuần túy thì vào năm 2005 các nhà khảo cổ từ Đại học Tell es-Safi tìm thấy một mảnh gốm nhỏ, bên trên có khắc dòng chữ “Alwt và Wlt”.

Theo Giáo sư Aaron Demsky – một chuyên gia về lịch sử Kinh Thánh thì đây là từ gốc tiếng Philistine của cái tên Goliath. Theo kết quả nghiên cứu sau đó, dòng chữ này được chạm khắc vào khoảng năm 950 TCN, gần với thời điểm xảy ra trận chiến lịch sử theo các học giả Kinh Thánh nhận định.

Bức ảnh “một người Ai len khổng lồ bị hóa thạch” cao 3,71m, nặng 2 tấn và có 6 ngón ở chân phải.
Bức ảnh “một người Ai len khổng lồ bị hóa thạch” cao 3,71m, nặng 2 tấn và có 6 ngón ở chân phải.

Ngoài ra, các nhà khảo cổ còn tìm thấy các bộ xương của người khổng lồ ở khắp nơi trên Trái đất như Tunisia, Pennsylvania, Glen Rose, Texas, Gargayan ở Philippines, Syria, Ma-rốc, Úc, và nhiều nơi trên núi Urbasa thuộc Tây Ban Nha. Phổ biến nhất và được giới khoa học công nhận là “Người khổng lồ Java” được phát hiện ở phía Nam Trung Quốc.

Một bộ hài cốt khổng lồ được tìm thấy ở Nam Phi
Một bộ hài cốt khổng lồ được tìm thấy ở Nam Phi

Những bộ hài cốt tìm thấy ở phía Nam Trung Quốc cho thấy người khổng lồ sở hữu 6 ngón trên mỗi đầu tứ chi. Ở Soviet Georgia người ta cũng tìm thấy các bộ xương của người đàn ông cao khoảng 3m và có 6 ngón trên mỗi bàn tay và bàn chân.

Ngoài ra, người ta cũng khai quật được nhiều bằng chứng về những bộ xương, răng và các công cụ lao động có kích thước lớn hơn so với tiêu chuẩn con người bình thường.

Bằng chứng khảo cổ về sự tồn tại của người lùn

Mùa thu năm 2004, một nhóm điều tra viên làm việc tại Indonesia đã tìm thấy hài cốt của chủng người Hobbit. Chúng có kích thước chỉ khoảng 1m. Dựa vào đây, các nhà nghiên cứu cho rằng chủng người nhỏ hơn đã từng tồn tại một thời gian dài bên cạnh loài người chúng ta khoảng 13.000 năm trước.

 

Hộp sọ của Ebu, một cá thể người Homo floresiensis được phát hiện tại Indonesia (trái) nhỏ hơn rất nhiều so với hộp sọ của con người hiện đại (phải).
Hộp sọ của Ebu, một cá thể người Homo floresiensis được phát hiện tại Indonesia (trái) nhỏ hơn rất nhiều so với hộp sọ của con người hiện đại (phải).

Nhóm nghiên cứu, bao gồm Giáo sư khảo cổ nhân loại học T. Jacob người Indonesia, một nhóm chuyên nghiên cứu chủng tộc người nhỏ Homo Floresiensis, được đặt tên theo hòn đảo Flores của Indonesia, nơi các bộ xương được tìm thấy. Một số ý kiến cho rằng những năm gần đây người Hobbit vẫn đi lang thang trong những khu rừng nhiệt đới, khiến rất nhiều du khách tham quan hòn đảo luôn tò mò tìm kiếm một “bóng hình huyền thoại”.

Người khổng lồ và người lùn đã đi đâu?

Những bằng chứng cụ thể được thu thập từ khắp nơi trên thế giới trong thế kỷ qua đã khẳng định sự tồn tại của người khổng lồ và người tí hon. Như vậy, trên Trái Đất từng tồn tại 3 chủng người là người khổng lồ, người trung bình (con người chúng ta) và người lùn.

Tuy nhiên hiện nay không có ai nhìn thấy người khổng lồ hay người lùn nào tồn tại bằng xương bằng thịt trên Trái Đất. Phải chăng họ đã bị tuyệt chủng?

Rất nhiều giả thuyết khác được đặt ra như họ đến từ một hành tinh khác, sau khi hoàn thành sứ mệnh của mình thì họ đã trở về? Phải chăng Trái đất không đủ nguồn cung cấp lương thực cho người khổng lồ còn người lùn với kích thước nhỏ bé nên không thể tự mình sinh tồn được trên Trái Đất? Liệu người khổng lồ và người lùn có mối quan hệ xã hội thân thiết hay thù địch với con người có kích cỡ trung bình như chúng ta và cấu trúc quan hệ xã hội của họ như thế nào? Câu trả lời vẫn còn là một điều bí ẩn.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm