Bảo Đại - Nam Phương Hoàng hậu: "Tình yêu sét đánh” tới cuộc hôn nhân có lời thề đặc biệt và số phận buồn của 5 người con
Rãnh sâu nhất thế giới: Rãnh Mariana đáng sợ như thế nào? 3 tỷ tấn nước biển có thể bị nuốt vào mỗi năm / Loài ký sinh trùng đáng sợ: Chui vào miệng cá ăn lưỡi cá rồi thay thế
"Tình yêu sét đánh” và cuộc hôn nhân có lời thề đặc biệt
Nam Phương Hoàng hậu có tên húy là Nguyễn Hữu Thị Lan, xuất thân trong một gia đình rất giàu có. Sau này, bà đi du học ở Pháp. Vua Bảo Đại tên thật là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy. Ông là con trai duy nhất của Hoàng đế Khải Định và cũng được gửi đi du học ở Pháp từ khi còn bé.
Có lẽ cùng chung sự am hiểu về văn hóa Tây phương mà trong một buổi dạ tiệc ở Đà Lạt, hai người đã gặp và cảm mến nhau.
Tuy vậy, cũng có những thông tin cho rằng trước khi có cuộc gặp gỡ ấy, Nguyễn Hữu Thị Lan đã từng gặp Bảo Đại ở con tàu từ Pháp về Việt Nam năm 1932.
Những ngày nghỉ dưỡng tại Đà Lạt, Bảo Đại và Nguyễn Hữu Thị Lan cùng chơi quần vợt, trò chuyện qua lại. Chỉ nhờ vài ngày gặp mặt, họ đã nảy sinh tình cảm. Tuy nhiên, nhiều người vẫn nghi ngờ rằng cuộc gặp này có sự sắp xếp để chuẩn bị cho một cuộc hôn nhân.
Nói về Nguyễn Hữu Thị Lan, Bảo Đại từng tâm sự: “Nàng có vẻ đẹp dịu dàng của người miền Nam pha một chút Tây phương. Do vậy mà tôi đã chọn từ kép Nam Phương để đặt danh hiệu cho nàng”.
Đám cưới của họ được tổ chức vào ngày 20 tháng 3 năm 1934 tại điện Kiến Trung. Chỉ 4 ngày sau, bà Nguyễn Hữu Thị Lan được tấn phong thành Nam Phương Hoàng hậu. Đó là một trong những điều kiện mà gia đình họ Nguyễn đặt ra khi Vua đến hỏi cưới bà.
Ngoài chuyện đó, còn có những điều kiện khác đi kèm như sau: Được giữ nguyên đạo Công giáo, các con khi sinh ra phải được rửa tội theo giáo luật Công giáo và giữ đạo, vua Bảo Đại vẫn giữ đạo cũ là Phật giáo và hôn lễ này phải được Tòa Thánh cho phép đặc biệt hai người lấy nhau, giữ hai tôn giáo khác nhau. Hơn nữa, Nguyễn Hữu Thị Lan cũng yêu cầu Vua phải bãi bỏ chế độ hậu cung, phi tần và tuân thủ nguyên tắc hôn nhân một vợ - một chồng.
Trước đó, những điều này đã bị phản đối quyết liệt. Tuy vậy, vua khẳng định chắc chắn trước Hoàng tộc triều Nguyễn rằng: “Trẫm cưới vợ cho trẫm đâu phải cưới cho cụ Tôn Thất Hân và Triều đình”.
Tuy Vua đã chấp nhận rất nhiều điều kiện để cưới Hoàng hậu nhưng sau này, câu chuyện tình yêu của họ vẫn bị nghi ngờ. Đáp lại, cả Vua Bảo Đại và Nam Phương Hoàng hậu đều từng lên tiếng khẳng định tình cảm của mình.
Hoàng hậu từng trả lời một bài phỏng vấn vào năm 1933 để nói về vấn đề này:"Cuộc hôn nhân giữa tôi và Hoàng thượng là một sự tình cờ. Vì hai người đã gặp nhau trong một bữa dạ hội ở Dinh Đốc lý Darles tại thị xã Đà Lạt vào năm 1933. Lúc ấy tôi mới 20 tuổi, tôi không để ý gì đến Hoàng đế, nhưng Hoàng đế đã chú ý đến tôi…".
Cuộc hôn nhân đau đớn và số phận buồn của các con
Thế nhưng, sau tất cả những tình yêu từ ban đầu đó, cuối cùng cuộc hôn nhân của họ lại không được như ý.
Thời gian đầu sau khi kết hôn, họ sống rất hạnh phúc. Nam Phương Hoàng hậu đã sinh cho chồng 5 người con. Thế nhưng càng về sau, tình cảm giữa họ càng phai nhạt.
Mặc dù từng mê đắm Hoàng hậu nhưng Vua Bảo Đại lại là người rất trăng hoa, ham chơi. Sau Cách Mạng Tháng Tám, Vua Bảo Đại thoái vị, cả gia đình rời khỏi cung. Ông ra Hà Nội làm Cố vấn Chính Phủ. Nam Phương Hoàng hậu ở lại Huế.
Và từ đây, bà phát hiện chồng mình qua lại lén lút với những người phụ nữ khác nhau. Có thể kể đến một số cái tên như Thứ phi Mộng Điệp, Lý Lệ Hà, Hoàng Tiểu Lan, Phi Ánh và cả người vợ chính thức thứ hai có tên là Monique Baudot. Cả hai kết hôn và có giấy hôn thú vào năm 1972.
Cựu hoàng và Hoàng hậu Nam Phương tan vỡ, chuyện về số phận những người con của họ cũng được quan tâm.
Thái tử Bảo Longchào đời vào năm 1936. Vương triều sụp đổ ông sang Pháp năm 11 tuổi và học tập tại College des Roches - một trong những trường nổi tiếng nhất tại Pháp. Sau này ông tham gia vào quân đội Pháp sang chiến trường Algeria. Từ giã binh nghiệp, ông làm việc cho một ngân hàng.
Khác với người bố Bảo Đại có tình trường lừng lẫy, Bảo Long lận đận hơn nhiều. Thái tử đã cưới một quả phụ người Pháp có hai người con riêng. Suốt đời ông không có một đứa con ruột nào.
Cuộc sống buồn chán khiến Bảo Long càng ngày càng ăn chơi, tiêu tán dần số tài sản mà Hoàng hậu Nam Phương để lại. Thậm chí ông cũng bán đấu giá nhiều báu vật Hoàng gia được thừa kế từ mẹ mình để lấy tiền tiêu xài.
Năm 2007, Bảo Long qua đời ở Pháp ở tuổi 71, sau cái chết của cha mình đúng 10 năm.
Hoàng tử Bảo Thắngsinh năm 1943, qua Pháp khi mới 3 tuổi và theo học trường Couvent des Oiseaux mà Hoàng hậu từng theo học.
Hoàng tử Bảo Thắng sống ở Paris và suốt đời không lập gia đình. Ông chỉ thích vẽ tranh, chơi nhạc. Như vậy là cả hai người con trai của vua Bảo Đại và Nam Phương Hoàng hậu đều không sinh đứa con nào.
Công chúa Phương Maisinh năm 1937 lại không gặp được hạnh phúc trong hôn nhân. Bà đã có đến mấy đời chồng nhưng cuộc sống vẫn chưa viên mãn.
Công chúa từng cưới một người Pháp gốc Do Thái và sinh con trai. Thế nhưng người chồng này sớm bỏ rơi bà vì thấy vợ tuy con cháu dòng dõi Hoàng tộc nhưng lại chẳng có mấy của nả. Ngay cả bố vợ thân là Vua nhưng cũng thương xuyên không có tiền.
Công chúa cũng kết hôn với một phi công nhưng sau khi sinh con, cả hai đã ghen tuông rồi chia tay. Người chồng tiếp theo có gốc gác Hoàng tộc Italia nhưng chết sớm, để lại cho bà mấy đứa con.
Tốt số nhất chính làcông chúa Phương Liên, sinh năm 1938. Bà đã cưới một người chồng Pháp làm ngân hàng. Sau này, hai vợ chồng đến Hong Kong sinh sống. Hoàn cảnh gia đình rất tốt nên thi thoảng bà vẫn gửi tiền cho cha tiêu xài.
Công chúa Phương Dungsinh năm 1942 lại sinh sống khá khó khăn với đồng lương của nghề giữ trẻ. Chuyện chồng con của Công chúa không được tiết lộ.
Sau tất cả, dù sinh ra trong gia đình gốc gác cao quý, nhà mẹ rất giàu có nhưng những Công chúa, Hoàng tử cũng không có cuộc sống tốt đẹp. Và hơn thế, chuyện tình của họ cũng long đong lận đận, chẳng phải ai cũng được trọn vẹn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ