Khám phá

Bất ngờ với lý do Trư Bát Giới của Tây Du Ký không được thành Phật dù đã đi thỉnh kinh

Dù là nhân vật nửa người nửa heo, xấu xí, có phần tham lam nhưng Trư Bát Giới lại được nhiều khán giả yêu mến bởi sự vô tư, lạc quan.

Tây Du Ký: Bí ẩn nhân vật duy nhất khiến Tôn Ngộ Không phải hoang mang khom mình / Lý do vai Đường Tăng trong Tây Du Ký 1986 có 3 người đóng

Được biết đến là nhân vật trong Tây Du Ký, Trư Bát Giới được nhiều khán giả yêu mến bởi tinh thần lạc quan cũng như nhiều tình huống hài hước trong bộ phim cùng tên. Tuy nhiên, không ít khán giả tò mò rằng không biết vì sao Trư Bát Giới lại có tên như vậy và sau khi trải qua 81 kiếp nạn cùng sư phụ Đường Tăng và sư huynh, sư đệ nhưng Trư Bát Giới lại là nhân vật duy nhất không được thành Phật?

vi sao tru bat gioi cua tay du ky khong duoc thanh phat du da di thinh kinh? hinh anh 1

Nhân vật Trư Bát Giới nổi tiếng trong Tây Du Ký

Trong cuốn Sách Tết Kỷ Hợi 2019, tác giả Dũng Phan có viết rằng: "Cái tên Bát Giới được Đường Tăng đặt cho với ý nghĩa là tám ranh giới phải kiềm chế: không sát sinh, không trộm cắp, không dâm dục, không nói bậy, không uống rượu, không trang điểm, không nằm giường quá rộng và không ăn mặn".

Thế nhưng quan niệm này nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Nhiều fan của bộ phim Tây Du Ký cho rằng muốn hiểu hết nguồn gốc của cái tên Trư Bát Giới thì phải đặt vào bối cảnh của truyện Tây Du Ký.

Theo Tây Du Ký bản 1986, Trư Bát Giới lúc đầu giữ chức Thiên Bồng Nguyên Soái ở Thiên Đình, chỉ huy hơn 8 vạn thủy binh. Tình cờ gặp Hằng Nga trong một bữa tiệc, sẵn có men rượu trong người, Thiên Bồng Nguyên Soái buông lời chọc ghẹo khiến Ngọc Hoàng nổi giận và đày xuống hạ giới.

vi sao tru bat gioi cua tay du ky khong duoc thanh phat du da di thinh kinh? hinh anh 2

Theo mỗi hoàn cảnh, nhân vật và cái tên Trư Bát Giới lại có ý nghĩa khác nhau.

 

Trư Bát Giới bị Ngộ Không thu phục, và bị Quan Thế Âm chỉ định đi theo phò tá Đường Tăng để chuộc lại lỗi lầm đã gây ra. Trư Bát Giới theo ý của Đường Tăng mang nghĩa là "Tám ranh giới bị kiềm chế" bao gồm: giới tham ăn, giới háo sắc, giới tham của, giới ghen ghét, đố kị người tài, giới giả dối, lừa gạt, giới nhàn hạ, giới sợ khó, sợ khổ, giới tham công lao.

Còn trong bộ Tây Du Ký (1993), Trư Bát Giới lại xuất thân là một tên yêu quái. Sau khi nhận đồ đệ, Đường Tăng liền đặt tên cho sư đồ để tiện gọi. Lúc đầu thì gọi là Ngộ Năng. Thế nhưng sau đó, Trư Bát giới thưa rằng đã "nhận giới hạnh của Bồ tát đoạn tuyệt với ngũ huân, tam yếm."

Trong bộ truyện này cũng chú thích rõ về ngũ huân, tam yếm: Ngũ huân là năm thứ gia vị mà người tu hành không ăn: Hành, hẹ, tỏi, ớt, rau thơm. Tam yếm là ba loài kiêng không giết thịt: chim nhạn, chó và cá đen (ô ngư); vì chim nhạn có nghĩa vợ chồng, chó biết nghĩa chủ tớ, cá đen có lòng trung kính. Điều này có nghãi là Trư Bát Giới là hình ảnh ẩn dụ về những thứ mà người tu hành phải đoạn tuyệt.

Theo bản dịch nào thì Trư Bát Giới cũng là một hình ảnh ẩn dụ đầy tài tình của Ngô Thừa Ân. Ông muốn qua nhân vật nửa heo nửa người này để nói về tính xấu, lòng tham và dục vọng không giới hạn của con người.

Bởi vậy, dù đã theo Đường Tăng đi thỉnh kinh nhưng Trư Bát Giới vẫn ham mê ăn uống phàm tục, lười biếng, hay ghen tị với sư huynh Ngộ Không. Sau khi trải qua 81 kiếp nạn, Trư Bát Giới là nhân vật duy nhất không được thành Phật vì còn nhiều ham muốn trần tục, và vẫn luôn còn bản chất của một con người không thể hoàn hảo.

 

vi sao tru bat gioi cua tay du ky khong duoc thanh phat du da di thinh kinh? hinh anh 3

Nhiều khán giả thắc mắc vì sao đã trải qua 81 kiếp nạn cùng sư phụ và sư huynh, sư đệ nhưng Trư Bát Giới là nhân vật duy nhất không được thành Phật?

Tác giả Ngô Thừa Ân cũng đã khéo léo khi lồng ghép bốn thầy trò tượng trưng cho bốn thuộc tính của tâm hồn. Đường Tăng đại diện cho đức tính vị tha, Ngộ Không là sức mạnh và trí tuệ, Sa Tăng là nhẫn nại, còn Bát Giới là hiện thân của dục vọng. Tất cả tạo nên chỉnh thể của một con người.

Đồng thời, Ngô Thừa Ân cũng gửi gắm vào nhân vật Trư Bát Giới chân lý về cuộc sống. Đã là con người thì sẽ có những ham muốn, lòng tham chứ không thể hoàn hảo, thế nhưng phải luôn biết hướng thiện. Và bản tính con người không xấu, dù có phần tham ăn tục uống nhưng tính tình Trư Bát Giới lại rất vô tư, vui vẻ, vô lo vô nghĩ. Hay nói đúng ra, qua nhân vật Trư Bát Giới, Ngô Thừa Ân vẫn đặt nhiều niềm tin ở tính lương thiện và bản chất trong sáng của con người.

Theo Đoàn Hòa/Dân Việt
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm