Bất ngờ với Tây lương nữ quốc khác xa phiên bản Tây du ký 1986
Tây du ký 3: Nữ nhi quốc - Monkey King 3 vẫn do đạo diễn Trịnh Bảo Thụy cầm trịch, với mức đầu tư lên đến 1.700 tỷ đồng với sự tham gia của những ngôi sao từ phần trước như Quách Phú Thành (vai Tôn Ngộ Không), Phùng Thiệu Phong (vai Đường Tam Tạng), Tiểu Thẩm Dương (vai Trư Bát Giới) và La Trọng Khiêm (vai Sa Tăng).
Năm 2014, Tây du ký: Đại náo thiên cung thu được 3.500 tỷ đồng. Vào năm 2016, phần hai với sự đổi mới liều lĩnh và sáng tạo từ câu chuyện ban đầu cùng bước tiến trong kĩ xảo, hiệu ứng hình ảnh cũng thu được gần 4.500 tỷ Việt Nam Đồng trên toàn thế giới.
Chính vì thế, phần thứ 3 được đầu tư lên đến 1.700 tỷ đồng cùng dàn nhân viên, đội ngũ sản xuất đông đảo, cốt truyện cực thú vị, "hứa hẹn" mang lại một trải nghiệm mãn nhãn cho người xem.
Kiếp nạn hấp dẫn bậc nhất của serie Tây du ký
Nữ nhi quốc, hay còn được biết đến với tên gọi Tây lương nữ quốc là một trong 81 kiếp nạn của thầy trò Đường Tăng trên đường đi thỉnh Tây kinh. Phim bám sát nguyên tác nhưng lại có những điểm khác biệt.
Trong cuộc hành trình đầy chông gai về phía Tây thỉnh Kinh, thầy trò Đường Tăng vô tình viếng thăm Nữ nhi quốc - Tây lương nữ quốc, một quốc gia bí ẩn không hề có bóng dáng của đàn ông, uống nhầm nước sông Mẫu Tử Hà và mang bầu.
Tuy nhiên, câu chuyện về Nữ nhi quốc trong Tây du ký của đạo diễn Trịnh Bảo Thụy vẫn sẽ bám theo khung sườn này của nguyên tác, nhưng được chế biến và nêm nếm nhiều gia vị để mang đến một thế giới đa cảm xúc hơn.
Xuất hiện 2 nhân vật ngoài phiên bản 1986
Chuyện tình yêu giữa Đường Tam Tạng và nữ vương Nữ nhi quốc luôn là một đề tài hấp dẫn với người xem. Thế nhưng, Tây du ký bản điện ảnh có nhiều điểm khác so với phiên bản 1986, khiến nhiều người bất ngờ.
Ở phần này, Nữ vương (Triệu Lệ Dĩnh) nảy sinh tình cảm của Đường Tăng ngay từ cái nhìn đầu tiên, nhưng cô lại không biết tình yêu là gì, thế nên nghĩ rằng mình mắc bệnh nan y, với triệu chứng tương tư khó chữa.
Điểm đặc biệt ở phiên bản điện ảnh này là, ngoài Nữ vương, hai nhân vật được thêm vào là Quốc sư (Lương Vịnh Kỳ) và thần sông (Lâm Chí Linh). Nữ Quốc sư (Lương Vịnh Kỳ) là người cản trở tình yêu trong sáng của Nữ vương với Đường Tăng. Bà cảnh báo cô rằng tất cả đàn ông đều là sinh vật độc hại, nên cô ra lệnh giết chết Đường Tăng cùng đồng bọn.
Nhưng có một vấn đề xảy ra, đó là khi Đường Tăng bắt đầu sa vào lưới tình với Nữ Vương.
Đồng thời, sự xâm nhập của bốn người từ bên ngoài cũng kích động đến Hà Thần bị lãng quên (Lâm Chí Linh) nên người nổi con thịnh nộ, phá vỡ hoàn toàn sự bình yên của Nữ quốc.
Thần sông làm ngập toàn bộ quốc và muốn hủy diệt tất cả mọi thứ. Đường Tăng sẽ quyết định làm gì khi đứng giữa tình yêu cá nhân hay cứu toàn bộ chúng sinh, làm sao để “không phụ Như Lai, chẳng phụ nàng”? Đại Thánh Tôn Ngộ Không sẽ chiến đấu như thế nào để chinh phục được Hà Thần, giải cứu sư phụ và anh em của mình ra khỏi rắc rối của tình yêu?
Điểm nhấn thú vị về một mối tình lãng mạn, ngang trái
Có một điều rất đặc biệt trong Tây du ký: Nữ nhi quốc so với hai phần trước, chính là yếu tố tình cảm sẽ được đẩy mạnh. Mối tình giữa Đường Tam Tạng và Nữ vương sẽ là phần chuyện quan trọng nhất trong cả bộ phim.
Một kẻ xuất gia như Đường Tăng sẽ rung động thế nào trước Nữ Vương Tây Lương quốc? Một Nữ Vương chưa từng biết yêu sẽ phải đối diện với cảm xúc rung động của mình như thế nào? Cả hai đều mang trên vai trọng trách rất to lớn của đại sự, một bên là phổ độ chúng sinh, một bên là trị vì vương quốc, nhưng lỡ sa vào lưới tình thì phải chọn điều gì để tiếp tục?
Đạo diễn Trịnh Bảo Thụy cho biết ông rất yêu thích những bộ phim lãng mạn. Đây là cơ hội để ông khuấy động niềm đam mê trong trái tim mình bấy lâu. Trịnh Bảo Thụy có rất nhiều ý tưởng để nói về tình yêu của Đường Tăng như một thầy tu đối mặt những xung đột dẫn đến những thách thức trong cuộc hành trình. Ông biến đổi sự thúc đẩy và sức mạnh của những bộ phim trước của mình thành sức mạnh của cảm xúc bên trong thế giới nội tâm của nhân vật, làm cho bộ phim hài-lãng mạn-giả tưởng vẫn có nghị lực.
Sự xuất hiện của “nữ thần” Triệu Lệ Dĩnh
Nếu như ở phần Tây du ký 2: Ba lần đánh Bạch Cốt Tinh khiến khán giả choáng ngợp với vẻ đẹp sang trọng, ma mị, đầy cốt cách của Củng Lợi thì ở Nữ nhi quốc sẽ chiêu đãi khán giả nét đẹp thanh khiết, ngây thơ nhưng cũng đầy chiều sâu của Triệu Lệ Dĩnh.
Đây là dự án điện ảnh lớn nhất mà cô tham gia trong suốt sự nghiệp diễn xuất. Tạo hình của Triệu Lệ Dĩnh cũng là một nét phá cách trong Tây du ký phần 3 này với bộ trang phục trắng muốt, kiêu sa, tôn lên vẻ cao quý lẫn sự ngây thơ của Nữ vương.
Nữ vương của Ngô Thừa Ân sở hữu nét trẻ trung hồn nhiên của một thiếu nữ. Trong khi đó, Nữ vương bản 1986 mang phong thái của một bà hoàng già dặn, thấu tình, đạt lý. Đây cũng chính là lý do khiến Triệu Lệ Dĩnh gặp nhiều sức ép khi vào vai Nữ vương của Nữ nhi quốc trong bản điện ảnh lần này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Cảnh tượng kinh ngạc, cóc thoát chết ngoạn mục từ bụng rắn hổ mang
CLIP: Nai sừng tấm dũng cảm chiến đấu bảo vệ con trước bầy sói, kết thúc đầy cảm động
CLIP: Ngựa vằn bỏ mạng khi chạm trán bầy cá sấu hung dữ trong cuộc vượt sông
Nguyên liệu xi măng là gì và tại sao nó cứng lại khi thêm nước? Nó bắt đầu được sử dụng khi nào?
CLIP: 500 anh em trâu rừng quyết tử chiến với con 11 sư tử cướp lại con non và cái kết đầy bất ngờ
Kỳ dị dịch vụ ‘dùng thử quan tài’, du khách nườm nượp kéo nhau đến trải nghiệm