Báu vật không có cái thứ 2 ở Việt Nam, nặng ngang 220 lượng vàng, chuyên gia khen hết lời
Chùm ảnh vẻ đẹp của Thiền viện thuộc Thiền phái Trúc Lâm duy nhất ở Trà Vinh / Chùm ảnh vẻ đẹp kỳ vĩ của cung đèo Hải Vân
Nhà Nguyễn - Triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam với hơn 143 năm tồn tại - đã cho chế tác và đưa vào sử dụng hơn 100 ấn bằng vàng (Kim bảo tỷ hay kim ấn). Nổi bật nhất trong số đó phải kể đến kim ấn Sắc mệnh chi bảo. Độc bản kim ấn này được xem là báu vật truyền quốc của triều Nguyễn. Kim ấn này có khối lượng “siêu khủng”, lên tới 8,3 kg vàng.
Kim ấn nặng nhất trong lịch sử Việt NamVua Minh Mệnh cho đúc ấn vàng Sắc mệnh chi bảo năm 1827. (Nguồn: Wikipedia)
Vua Minh Mệnh là một vị hoàng đế tiêu biểu của nhà Nguyễn, những công lao và đóng góp của ông trong suốt thời gian trị vì đã được lịch sử ghi nhận và các vị vua kế tiếp noi theo và thi hành. Khi lên ngôi, vua Minh Mệnh đã cho đúc một số ấn bằng vàng 10 tuổi (là loại vàng lưu kho 10 năm), tiếp tục hoàn thiện hệ thống ấn chương của vương triều.
Đồng thời trong giai đoạn này, ông đã đặt ra những quy định về việc chế tác và sử dụng ấn chương các loại, nhằm đáp ứng công cuộc cải cách hành chính đồng bộ ở mọi lĩnh vực trên phạm vi cả nước.
Trong số những chiếc ấn được nhà vua cho chế tác thì chiếc ấn vàng Sắc mệnh chi bảo, được đúc vào năm Minh Mệnh thứ 8 (1827), là đặc biệt hơn cả.
Theo Đại Nam thực lục chính biên, năm Minh Mệnh thứ 8 (1827), Bộ Lễ cùng Phủ Nội vụ, Ty Vũ khố nhận chỉ dụ đúc 5 ấn vàng, trong đó có ấn Sắc mệnh chi bảo. Ấn làm bằng chất liệu vàng 10 tuổi, cao 11cm, dày 2,5cm, đế hình vuông cạnh 14cm, nặng 8,3 kg (tương đương với khoảng 220 lượng vàng hiện nay).
Những công trình nghiên cứu về ấn chương Việt Nam đều xác định ấn Sắc mệnh chi bảo là hiện vật gốc, độc bản. Cho đến nay, chưa có ấn vàng nào khác được phát hiện có chất liệu, hình thức, kích thước và trọng lượng giống với ấn vàng Sắc mệnh chi bảo hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.
Ấn Sắc mệnh chi bảo có trọng lượng lên tới 8,3kg vàng ròng. (Nguồn: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia).
Kim ấn Sắc mệnh chi bảo được tạo tác vô cùng tinh xảo, đường nét hài hòa nhưng vẫn toát lên sự uy nghi, dũng mãnh tượng trưng cho quyền lực đế vương. Với trọng lượng "siêu khủng" lên tới 8,3 kg vàng 10 năm tuổi, điều này thể hiện sự thịnh vượng, hùng mạnh của vương triều Nguyễn thời bấy giờ. Theo sách "Minh Mạng chính yếu", Sắc mệnh chi bảo là bảo ấn bằng vàng lớn nhất triều Nguyễn.
Kim ấn được làm bằng chất liệu vàng 10 tuổi, gồm hai phần: Quai ấn và ấn. Quai được tạo hình rồng, đầu vươn về phía trước, 2 sừng dài, đuôi xòe 9 dải hình ngọn lửa, chân rồng 5 móng. Mặt ấn đúc nổi 4 chữ Hán (kiểu chữ Triện): Sắc mệnh chi bảo (Bảo ấn của các sắc lệnh).
Trên lưng khắc 2 dòng lạc khoản, bên trái: Thập tuế kim trọng nhị bách nhị thập tam lượng lục tiền (Vàng 10 tuổi, nặng 223 lạng 6 tiền); bên phải: Minh Mệnh bát niên thập nguyệt cát nhật tạo (Đúc vào ngày lành, tháng 10, năm Minh Mệnh thứ 8). Ấn Sắc mệnh chi bảo dùng trong việc ban cấp sắc mệnh, sắc cáo cho các quan văn võ và chiếu văn phong tặng các thần.
Ấn Sắc mệnh chi bảo với tạo hình độc đáo. (Nguồn: Báo Công an Nhân dân)
Sách Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, có đoạn chép lời vua Minh Mệnh năm 1828: "Từ trước đến nay phong tặng cho các thần kỳ cùng các văn võ quan phẩm, thì đều dùng ấn Phong tặng chi bảo. Nay mới dùng ấn Sắc mệnh chi bảo, từ nay phàm có ban cấp cho văn võ, phong tặng cho thần dân đều dùng".
Quy định dùng Sắc mệnh chi bảo trong chính sử còn ghi: "Người quyền thự chức hàm tuy chưa được cấp sắc, nhưng đối với người tầm thường sai phái có khác biệt thì chiếu văn, thăng chức quyền thự cũng chuẩn cho dùng ấn Sắc mệnh".
TS. Phan Thanh Hải - Giám đốc Sở VH-TT tỉnh Thừa Thiên Huế (nguyên GĐ Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế), cho biết: "Chiếc ấn quan trọng nhất, biểu tượng cho Hoàng đế là ấn Sắc mệnh chi bảo, và cũng là chiếc ấn lớn nhất, đẹp nhất của triều Nguyễn".
Báu vật truyền quốc của nhà NguyễnẤn Sắc mệnh chi bảo được chế tạo bằng chất liệu quý (vàng 10 tuổi), kỹ thuật đúc, khắc công phu, là hiện vật độc bản, có giá trị đặc biệt trong tổng số 85 chiếc ấn của hoàng đế và vương hậu triều Nguyễn hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.
Kim ấn biểu trưng cho quyền lực của triều đình nên được các vua nhà Nguyễn giữ gìn hết sức cẩn thận. Kim ấn được truyền từ đời này sang đời khác, là báu vật truyền quốc của nhà Nguyễn.
Với đường nét tỉ mỉ, tinh xảo, quý hiếm, ấn Sắc Mệnh chi bảo trở thành ấn vàng có vị trí đặc biệt quan trọng trong thiết chế quân chủ phong kiến triều Nguyễn. Mỗi hình dấu của ấn trên văn bản được coi là một văn bản hoàn chỉnh và trung thực nhất.
Ấn Sắc mệnh chi bảo được xem là báu vật truyền quốc của nhà Nguyễn. (Nguồn: Công an Nhân dân)
Sắc phong có dấu của ấn Sắc mệnh chi bảo. (Nguồn: Công an Nhân dân)
Có thể nói kim ấn Sắc mệnh chi bảo là chiếc ấn "có một không hai", biểu trưng cho sức mạnh và uy quyền của triều đình nhà Nguyễn. Kim ấn cho thấy nhà Nguyễn đã trải qua một thời kỳ hưng thịnh, quyền lực nhà vua được đẩy lên cao độ.
Trải qua bao biến cố của lịch sử, ấn vàng Sắc mệnh chi bảo cho đến nay vẫn là đỉnh cao của loại hình ấn chương thời Nguyễn, là tài sản vô giá của dân tộc Việt Nam, là nguồn sử liệu quan trọng ghi lại dấu ấn lịch sử gắn liền với vương triều nhà Nguyễn và lịch sử văn hóa dân tộc Việt Nam cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Kim ấn Sắc mệnh chi bảo còn là bảo vật quốc gia, là niềm tự hào của dân tộc Việt và để lại dấu ấn đặc biệt trong lòng công chúng thế giới - dấu ấn sử Việt.
• "Đại Nam Thực Lục Chính Biên" là bộ sử ký do Quốc sử quán triều Nguyễn soạn viết về các đời vua nhà Nguyễn.
• "Minh mệnh chính yếu" là bộ sách lớn do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn gồm 25 quyển, 22 thiên; nội dung trích những văn kiện, ghi những việc làm thiết yếu dưới triều vua Minh Mệnh : sinh hoạt cung đình, hành luật, lễ nhạc, ngoại giao, trị an, khai hoang, khẩn hóa…
• "Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ" là tên gọi một cuốn sách thuộc thể loại hội điển, ghi chép những điển pháp Việt Nam dưới triều Nguyễn. Nguyên bản bộ sách bằng chữ Hán gồm 2 phần:
- Phần Chính biên được biên soạn từ năm Thiệu Trị thứ 3 1843 đến năm Tự Đức thứ 4 1851, gồm 262 quyển (+1 quyển Thủ) với hơn 8.000 trang bản thảo; ghi chép các chiếu chỉ, tấu sớ của triều đình Nguyễn từ năm Gia Long thứ nhất 1802 đến năm Tự Đức thứ 4, 1851.
- Phần Tục biên được biên soạn từ năm Thành Thái thứ nhất 1889 đến năm Thành Thái thứ 7 1895, gồm 61 quyển (kể cả quyển Mục lục) với hơn 6.000 trang bản thảo, ghi chép các chiếu chỉ, tấu sớ của triều đình Nguyễn từ năm Tự Đức thứ 5 1852 đến năm Thành Thái thứ nhất 1889.
- Ngoài ra còn phần Tục biên Hậu thứ, ghi chép các chiếu chỉ, tấu sớ của triều đình Nguyễn từ năm Thành Thái thứ 2 1890 đến năm Duy Tân thứ 8 1914, gồm 28 quyển, khoảng 850 trang bản thảo, nhưng chưa duyệt in, được lưu trữ tại Sử quán triều Nguyễn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách