Báu vật vô song ở Ai Cập: Được "nhào nặn" từ nhiều thế giới ngoài hành tinh
Thêm 23 hiện vật được công nhận là bảo vật quốc gia / Về Đền Nội khám phá Bảo vật quốc gia
Theo Science Alert, báu vật kỳ lạ mới của Ai Cập có thể đem đến cho nhân loại bằng chứng hữu hình đầu tiên về "siêu tân tinh loại Ia", tức vụ nổ cuối đời của sao lùn trắng dày đặc, một trong những sự kiện tàn khốc nhất vũ trụ mà các lý thuyết thiên văn từng đề cập.
Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà địa hóa học Jan Kramers từ Trường Đại học Johannesburg ở Nam Phi đã sử dụng các kỹ thuật phân tích hóa học hiện đại nhằm tìm hiểu chi tiết về một mẫu đá Hypatia mà không phá hủy nó.
Các mảnh Hypatia là một báu vật vô song đối với giới thiên văn và khoa học hành tinh - Ảnh: ĐẠI HỌC JOHANNESBURG
Được tìm thấy ở Ai Cập vào năm 1996, đá Hypatia từ lâu đã được xác định là thứ không thuộc về Trái Đất. Đây không phải lần đầu những vật thể đẹp đẽ ngoài hành tinh xuất hiện trên đất nước này.
Trong các lăng mộ, kim tự tháp Ai Cập cổ đại, không ít lần các nhà nghiên cứu đã khai quật được trang sức làm bằng vật liệu từ ngoài hành tinh, cho thấy Ai Cập có thể là một "bãi đáp" ưa thích của các thiên thạch và tiểu hành tinh trong buổi bình minh của Trái Đất.
Phân tích sơ bộ về các mảnh đá Hypatia cho thấy chúng chứa những vật liệu từ đám mây bụi và khí bao quanh các siêu tân tinh loại Ia. Trong hàng tỉ năm, các đám mây bụi quanh siêu tân tinh sẽ biến thành thể rắn, sau đó tụ lại thành cơ thể mẹ của các mảnh Hypaita.
Khối đá này tìm đến hệ Mặt Trời "sơ sinh", bằng một cách nào đó vỡ ra, hòa quyện các mảnh vào đám mây phân tử. Chưa rõ chúng đã đến với Trái Đất trước hay sau hành tinh thành hình.
Mảnh Hypatia được phân tích có nồng độ silic, crom và mangan thấp bất thường, cho thấy nó không thuộc về hệ Mặt Trời; đồng thời có hàm lượng sắt, lưu huỳnh, phốt pho, đồng và vanadium cao, cho thấy nó cũng không ra đời ở vùng không gian lân cận.
Tỉ lệ sắt so với silic và canxi cũng cho thấy nó không đến từ siêu tân tinh loại II thông thường. 15 nguyên tố khác cũng chỉ ra thành phần liên quan đến sao lùn trắng dày đặc, giúp các nhà khoa học liên kết thẳng đến siêu tân tinh loại Ia "trong truyền thuyết".
Tuy nhiên, viên đá cũng chứa 6 nguyên tố "ngoại lai" khác không thể đến từ siêu tân tinh loại Ia, đó là nhôm, phốt pho, clo, kali, đồng, kẽm. Các nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng trước khi ngôi sao lùn trắng - vốn là một ngôi sao khổng lồ như Mặt Trời đã chết một lần khi cạn năng lượng - đi đến vụ nổ, nó đã nuốt vật chất từ một sao khổng lồ đỏ đồng hành, vì thế siêu tân tinh thừa hưởng cả 6 nguyên tố từ ngôi sao khổng lồ đỏ.
Sẽ còn cần nhiều bước nghiên cứu hơn để viết trọn lịch sử thú vị của báu vật Ai Cập Hypatia nhưng các phát hiện sơ lược nói trên đủ cho thấy đó là một báu vật vô song đối với giới thiên văn và khoa học hành tinh.
Nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí khoa học Icarus.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào