Bí ẩn ngôi mộ của Thành Cát Tư Hãn: Suốt 800 năm không ai dám khai quật
Vì sao Gia Cát Lượng phò Lưu Bị mà không phải Tào Tháo? / Tam nguyên trạng nguyên dạy dân Việt dệt chiếu
Mông Cổ quả là đất nước rộng lớn, và chỉ ở một quốc gia có diện tích khổng lồ như vậy người ta mới tìm thấy vị danh nhân có tầm vóc vượt thời đại. Trên lưng ngựa, Thành Cát Tư Hãn đã chinh chiến khắp nơi, từ vùng thảo nguyên xanh rì đến những vùng đất mới xa xôi hơn, biến cả thế giới nằm dưới vó ngựa của mình. Cuộc đời của Tư Hãn không chỉ toàn là những câu chuyện liên quan đến bắt cóc và chém giết, mà hơn cả nó còn là về tình yêu và lòng thù hận.
Nơi an nghỉ của Thành Cát Tư Hãn hiện vẫn còn là một bí ẩn
Thành Cát Tư Hãn một thời thống trị vùng đất mênh mông trải dài từ Thái Bình Dương sang đến tận biển Caspi. Trước khi qua đời, ý nguyện cuối cùng của ông là được chôn cất ở nơi bí mật để kẻ thù không bao giờ có thể làm phiền được nữa. Nhằm thực hiện di nguyện ấy, một đội quân chuyên biệt được tham gia trông coi và bảo vệ linh cữu, sẵn sàng sát hại bất cứ ai họ bắt gặp trên đường đi. Một khi việc chôn cất thi hài của Thành Cát Tư Hãn được hoàn thành, hàng ngàn con ngựa liền quần thảo khắp khu vực xung quanh, nhằm xóa hết sạch dấu vết ngôi mộ để không ai có thể tìm ra được.
Và kể từ đó cho tới nay, đã 800 năm trôi qua nhưng chưa ai thực sự tìm ra được lăng mộ của vị danh nhân huyền thoại này.
Thành Cát Tư Hãn một thời thống trị vùng đất mênh mông trải dài từ Thái Bình Dương sang đến tận biển Caspi.
Các chuyến thám hiểm của người nước ngoài được tiến hành nhờ sự trợ giúp đắc lực của lịch sử, không chỉ ngay trên mặt đất mà còn cả từ không gian vũ trụ nữa. Bộ phim tài liệu "Thung Lũng của các Khả Hãn" do kênh truyền hình National Geographic thực hiện, đã sử dụng hình ảnh được truyền từ vệ tinh không gian nhằm xác định vị trí của ngôi mộ. Nhưng phần lớn công sức khai quật này đến từ cộng đồng quốc tế, trong khi chính những người dân Mông Cổ bản địa lại khá hờ hững với việc này. Đơn giản là bởi họ không muốn ngôi mộ của Thành Cát Tư Hãn được tìm thấy.
Điều này khiến người ta không khỏi cảm thấy ngạc nhiên. Lẽ tất yếu Thành Cát Tư Hãn giữ một vai trò quan trọng trong tâm khảm của người dân Mông Cổ. Ông xuất hiện trên đồng tiền của quốc gia này, thậm chí cả trên chai rượu vodka nữa. Có lẽ kể từ sau cái chết của mình vào năm 1227, chưa bao giờ Thành Cát lại được kính nể đến vậy.
Theo truyền thông quốc tế thì sự ngần ngại này có thể đến từ lời nguyền: ngày ngôi mộ bị khai quật thì đó sẽ là thời khắc tận thế. Điều này có lẽ phỏng theo huyền thoại về hoàng đế Tamerlane, thủ lĩnh người Thổ gốc Mông Cổ, vào thế kỷ thứ 14, khi lăng mộ của ông được các nhà khảo cổ học Liên Xô khai quật vào năm 1941.
Một khi thi hài của Thành Cát Tư Hãn được chôn cất xong, vó của hàng ngàn con ngựa liền quần thảo khắp khu vực xung quanh, nhằm xóa hết sạch dấu vết ngôi mộ để không ai có thể tìm ra được.
Nhưng theo chính người dân Mông Cổ cho biết, việc truy tìm lăng mộ của Thành Cát Tư Hãn bị cho là điều cấm kỵ không phải là vì bất cứ một lý do duy tâm nào, mà đơn giản là bởi thái độ kính trọng với bậc tiền nhân. "Không phải ngẫu nhiên mà người ta đem ngựa giẫm đạp lên ngôi mộ chỉ để giấu vị trí của nó đi". Việc khai quật sẽ đi trái với ý nguyện của người đã khuất.
Quả thực, điều này có lẽ cũng là một lý do có thể hiểu được. Với lịch sử hàng trăm năm cũng với lòng tự tôn dân tộc sâu sắc, người Mông Cổ hiện giờ vẫn còn treo trong nhà những tấm chân dung khắc họa hình ảnh Thành Cát Tư Hãn. Nhiều người còn tự nhận mình là "dòng dõi hoàng gia", ám chỉ họ là con cháu của chính Tư Hãn. Khắp nơi trên đất nước thảo nguyên rộng lớn này, hình ảnh Thành Cát Tư Hãn vẫn là một biểu tượng bất diệt cho ý chí quật cường của dân tộc Mông Cổ.
Cuộc truy tìm ngôi mộ của Thành Cát Tư Hãn
Bên cạnh những lý do mang tính duy tâm kể trên, chính những vấn đề về khoa học kỹ thuật cũng gây cản trở không nhỏ đến quá trình truy tìm ngôi mộ cổ. Mông Cổ được biết đến là một đất nước rộng lớn nhưng hệ thống giao thông vẫn còn lạc hậu – với diện tích rộng gấp 7 lần Vương quốc Anh nhưng chỉ có 2% là được bao phủ bởi đường đi. Mật độ dân số thấp đến mức nó chỉ đứng sau hòn đảo Greenland khô cằn và một số những hòn đảo không người khác. Có lẽ sự tồn tại của con người ở đây chỉ tôn thêm vẻ bao la bát ngát của thảo nguyên mà thôi, từ cái bóng trắng của người du mục cho đến hình ảnh lá cờ phấp phới phía trên những ngôi đền thờ bằng đá. Một vùng đất rộng lớn, hứa hẹn nhiều bí ẩn cần khám phá.
Tiến sĩ Diimaajav Erdenebaatar, trưởng khoa Khảo cổ học thuộc Đại học Quốc gia Ulaanbaatar, đã từng có kinh nghiệm tham gia chuyến thám hiểm khai quật lăng mộ Thành Cát Tư Hãn đầu tiên với sự giúp đỡ từ cộng sự nước ngoài.
Mông Cổ có diện tích rộng gấp 7 lần Vương quốc Anh nhưng chỉ có 2% là được bao phủ bởi đường đi.
Dự án liên kết giữa Mông Cổ và Nhật Bản có tên là "Gurvan Gol" tập trung nghiên cứu về nơi Thành Cát Tư Hãn ra đời tại tỉnh Khentii, nơi 3 con sông non, Kherlen và Tuul chảy qua. Lúc đó là năm 1990, cùng thời điểm với cuộc Cách mạng Dân chủ ở Mông Cổ. Khi đó, Mông Cổ đã tiến hành kiện toàn bộ máy chính quyền cộng sản cũ và hướng đến nền dân chủ mới tiến bộ hơn. Chính sự biến đổi về chính trị này đã ngăn cản công cuộc tìm kiếm thi hài Thành Cát Tư Hãn, và dự án Gurvan Gol cũng vì thế mà bị trì hoãn do phản ứng dữ dội từ người dân.
Từ những năm 2001, tiến sĩ Diimaajav Erdenebaatar đã thực hiện nhiều cuộc khai quật ngôi mộ, trong đó nổi bật là lăng mộ của các vị vua người Hung Nô có tuổi đời hơn 2000 năm tại tỉnh Arkhangai, Mông Cổ. Ông tin rằng, người Hung Nô chính là tổ tiên lâu đời của người Mông Cổ hiện nay, do đó họ có chung gốc rễ với Thành Cát Tư Hãn. Điều này góp phần lý giải sự tương đồng về phong tục tập quán của 2 bên, và nhiều khả năng ngôi mộ của Thành Cát Tư Hãn cũng được xây dựng giống với tập quán của người Hung Nô.
Nhiều ý kiến cho rằng, rất có thể ngôi mộ của Thành Cát ẩn chứa trong đó một kho báu gồm các cổ vật tập hợp từ nhiều vùng đất khác nhau quanh lãnh thổ Đế chế Mông Cổ.
Thi hài các vị vua người Hung Nô được chôn cất ở độ sâu 20m so với mặt đất, phía trên được bày biện 1 phiến đá lớn để đánh dấu vị trí ngôi mộ. Phải mất đến 10 năm để tiến sĩ Erdenebaatar có thể khai quật được ngôi mộ đầu tiên, cho dù trước đó nó đã bị thổ phỉ cướp bóc từ đầu. Dẫu vậy, bên trong ngôi mộ vẫn còn một số lượng lớn cổ vật và kho báu các loại, thể hiện khả năng ngoại giao của người Hung Nô. Nổi bật nhất là một chiếc kiệu rồng Trung Hoa, đồ thủy tinh thời La Mã cổ hay rất nhiều kim loại quý hiếm khác.
Tại bảo tàng khảo cổ nơi tiến sĩ Erdenebaatar làm việc, có rất nhiều cổ vật được sưu tầm và trưng bày. Nhiều vật trang trí làm từ chất liệu vàng và bạc được chôn cất cùng với xác ngựa chết ngay bên dưới khu lăng mộ. Xung quanh chúng được trang trí hình ảnh loài báo và ngựa 1 sừng – đây đều là những họa tiết hoàng gia được Thành Cát Tư Hãn lẫn con cháu đời sau đặc biệt ưa thích.
Nhiều ý kiến cho rằng, rất có thể ngôi mộ của Thành Cát ẩn chứa trong đó một kho báu giống hệt như vừa rồi, tập hợp từ nhiều vùng đất khác nhau quanh lãnh thổ Đế chế Mông Cổ. Đó có thể là lý do vì sao nhiều chuyên gia nước ngoài lại đặc biệt hứng thú đến việc truy tìm nó.
Tuy vậy, nếu như cho rằng chúng được xây dựng theo phong cách của người Hung Nô thì có lẽ việc tìm kiếm lăng mộ của Thành Cát Tư Hãn sẽ trở nên vô cùng khó khăn. Đơn giản là bởi chỉ cần phá hủy phiến đá đánh dấu phía trên là người ta có thể che giấu được vị trí thật của ngôi mộ. Và với độ sâu lên đến 20m dưới lòng đất, việc đi khắp thảo nguyên bao la của đất nước Mông Cổ để tìm kiếm ngôi mộ có lẽ là một dự án bất khả thi.
Gợi ý về một vùng đất cấm
Truyền thuyết kể rằng, Thành Cát Tư Hãn có thể được chôn cất trên đỉnh Burkhan Khaldun thuộc dãy núi Khentii, cách thủ đô Ulaanbaatar tầm 160km về phía đông bắc. Thuở thiếu thời, Thành Cát đã từng ẩn nấp tại đó để trốn chạy khỏi kẻ thù, và ông thề rằng sẽ quay trở lại ngọn núi này trước khi qua đời. Tuy vậy, các học giả vẫn còn đang tranh cãi về vị trí chính xác của ngôi mộ, liệu nó nằm ở phía nào của ngọn núi, và liệu có thực sự có tồn tại một ngôi mộ cổ nào trên đó hay không.
Truyền thuyết kể rằng Thành Cát Tư Hãn có thể được chôn cất trên đỉnh Burkhan Khaldun thuộc dãy núi Khentii.
Tiến sĩ Sodnom Tsolmon, giảng viên lịch sử tại Đại học Quốc gia Ulaanbaatar, chia sẻ: "Đó là ngọn núi thiêng, vì thế khó có khả năng Thành Cát Tư Hãn được chôn cất ở đó".
Giả thuyết 1000 chú ngựa quần thảo xung quanh ngôi mộ chứng tỏ nó phải nằm đâu đó ở một vùng thảo nguyên hay thung lũng, giống với trường hợp lăng mô các vị vua người Hung Nô. Tuy vậy, lời thề của Thành Cát lại nhắc đến ngọn núi trên như là nơi an nghỉ cuối cùng. Được gán với cái tên "Ngọn núi cấm khổng lồ", Burkhan Khaldun một thời không chào đón bất cứ ai khác ngoài thành viên hoàng tộc. Nằm trong khu vực bảo tồn nghiêm ngặt của tỉnh Khetiin, ngọn núi này đã được tổ chức UNESCO công nhận là di sản vật thể của nhân loại. Kể từ đó các nhà khoa học vẫn không có cách nào có thể tiếp cận được ngọn núi này, điều đó khiến cho việc kiểm chứng giả thuyết về lăng mộ của Thành Cát Tư Hãn trở nên vô cùng khó khăn.
Tôn trọng ước nguyện của vị tướng huyền thoại
Với vô vàn khó khăn kể trên, vì sao việc khai quật ngôi mộ của Thành Cát Tư Hãn luôn trở thành đề tài gây tranh cãi ở Mông Cổ.
Để dễ hiểu, có thể nói Thành Cát Tư Hãn chính là người anh hùng dân tộc vĩ đại nhất mà đất nước Mông Cổ từng chứng kiến. Người phương Tây chỉ biết đến Thành Cát nhờ những vùng đất mà ông chinh phạt được, nhưng đối với người dân Mông Cổ thì đó còn là những thành quả mà ông để lại.
Trong triều đại của mình, Thành Cát Tư Hãn luôn coi trọng và đề cao tư tưởng dân chủ cũng như sự tự do tôn giáo
Thành Cát Tư Hãn góp công giúp kết nối giao thương giữa phương Đông và phương Tây, tạo điều kiện để Con đường tơ lụa được phát triển. Trong triều đại của mình, Thành Cát Tư Hãn luôn coi trọng và đề cao tư tưởng dân chủ cũng như sự tự do tôn giáo. Ông cũng là người phát minh ra hệ thống bưu điện thông tin cũng như phổ cập việc sử dụng tiền giấy thay cho các loại tiền tệ trước đây. Tóm lại, bên cạnh việc chinh phạt thế giới, Thành Cát Tư Hãn cũng góp phần thúc đẩy nền văn minh nhân loại.
Với những đóng góp to lớn kể trên, hình tượng Thành Cát Tư Hãn luôn gắn liền với niềm tự hào cũng như sự kính trọng trong con mắt của mỗi người dân Mông Cổ. Và đó là lý do vì sao họ không muốn truy tìm ngôi mộ của ông, để thi hài vị anh hùng dân tộc ấy không bao giờ còn bị quấy rầy nữa, đúng như ý nguyện của ông trước khi băng hà.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Màn săn mồi tinh vi, cá sấu bắt gọn kền kền nhờ kỹ năng ngụy trang điêu luyện
Vén màn nguồn gốc lâu đời của dòng họ Nguyễn ở Việt Nam, thủy tổ là nhân vật ít ai ngờ đến
Việt Nam có khúc gỗ quý niên đại hàng triệu năm, cứng ngang mã não, từng có cây được trả hơn 600 tỷ đồng
Ngôi làng Việt Nam nổi tiếng nức danh toàn cầu, có vị trí độc lạ giữa di sản thiên nhiên thế giới
Lý giải nguyên nhân vua chúa Trung Quốc cổ đại sử dụng áo quan bằng ngọc bích
CLIP: Sư tử "thần tốc" bắt gọn kền kền trong chớp mắt