Bí ẩn về kho báu 'khổng lồ' trong sử thi Homere
Ở miền Bắc nước Đức, tại một thị trấn nhỏ gọi là Mekhbaobang có một vị mục sư nghèo. Vào một ngày của năm 1832, ngài tặng cho chú bé Schliemann lên 10 tuổi một cuốn Đồ giải lịch sử Thế giới do Yeleer biên soạn, làm quà sinh nhật. Cầu bé rất thích món quà sinh nhật này. Schliemann vốn là một cậu bé rất ham học hỏi nhưng do nhà nghèo, năm 14 tuổi cậu phải bỏ học đi làm thuê cho hiệu tạp hóa. Suốt những năm tuổi niên thiếu và thanh niên, cậu đều phải bôn ba lưu lạc kiếm sống.
Năm 1856, Heinrich Schliemann bắt đầu học tiếng Hy Lạp hiện đại và tiếng Hy Lạp cổ. Vì có trí thông minh tuyệt vời nên anh học tập rất nhanh. Một tháng rưỡi anh học xong tiếng Hy Lạp hiện đại, sau đó học tiếp hai tháng tiếng Hy Lạp cổ. Khi đã tinh thông các luật thơ trong sử thi của Homere, Schliemann có ý định viển vông, quyết định đi khai quật một tòa thành cổ được nói đến trong sử thi. Mùa Xuân năm 1869, Schliemann thực hiện mộng tưởng vĩ đại của mình.
Theo miêu tả trong sử thi của Homere, ở gần Thành Troie có hai dòng suối ngầm: "Dòng suối ngầm nước nóng, hơi nước bốc lên nghi ngút, bay lên không trung giống như màn khói nóng hừng hực; nhưng dòng suối ngầm kia thì ngược lại, nước của nó ngay cả trong mùa hè cũng rét buốt như băng tuyết".
Tháng 4 năm 1870, Schliemann nhận được giấy phép khai quật khu di chỉ đó của quan chức Thổ Nhĩ Kỳ. Ông bắt tay vào khai quật Thành Troie đã bị chìm lấp ở Núi Xisalihk vơi mong muốn sẽ tái hiện lại nền văn minh Thành Troie thuở nào.
Công trình khai quật được khởi công vào tháng 1 năm 1871 và kéo dài 3, 4 năm vì công việc liên tục bị gián đoạn. Trung tuần tháng 3 năm 1873, Heinrich Schliemann lại tiến hành khai quật một diện tích lớn khu đất ở phía Bắc Núi Hissarlik. Nhưng lần khai quật này, ông hơi thất vọng, vì di chỉ hơi nhỏ, hầu như không đủ để diễn tả được quy mô hoành tráng của Thành Troie mà ông đã tưởng tượng qua miêu tả của Homere. Nhưng ông cũng lại suy xét, là một nhà thơ, với mỗi sự việc, nhất định Homere phải phóng đại lên gấp nhiều lần. Có lẽ chính vì thế mà trong ba lần đào bới, ông chưa tìm được thỏi vàng vào hoặc chế phẩm vàng nào.
Vào một buổi sáng (một ngày trước ngày 15 tháng 6) trong ánh nắng nhẹ, Schliemann cùng vợ đứng cạnh một bờ tường thành cổ dưới độ sâu 29 thước Anh. Đột nhiên, ông nhìn thấy một vật được làm bằng đồng xanh nằm ở phía dưới bức tường. Khi bước lại gần, ông phát hiện ra phía sau khối đồng xanh ấy còn có một cái gì đó phát ra ánh sáng lấp lánh giống như vàng. Schliemann liền gọi vợ đến gần, nói nhỏ vào tai vợ "cho thợ nghỉ ngay, chạy nhanh lên".
Sau khi thợ giải tán, Schliemann nhẹ nhàng dùng dao cậy lớp đất xung quanh khối đồng xanh. Cuối cùng trong lòng đất lộ ra ánh sáng lấp lánh của vàng, ánh sáng của ngà voi. Vợ ông bỏ chiếc khăn choàng màu đỏ để gói từng món báu vật. Trong những báu vật này, giá trị nhất là 2 chiếc mũ miện vàng hoa lệ, có vẻ đẹp mê hồn cuốn hút từ ánh mắt đầu tiên. Chiếc mũ miện to được ghép từ 1784 phiến vàng thực sự tuyệt mỹ. Xung quanh nó còn được móc 75 sợi dây ngắn, 18 sợi dây dài, mỗi sợi đều được tạo bởi những miếng vàng hinh trái đào. Những sợi ngắn rủ xuống trước trán người đội, những sợi dài rủ xuống bờ vai người đội. Khuôn mặt người đội mũ miện đều được ánh sáng của vàng lấp lánh bao quanh. Chiếc mũ miện thứ hai cũng giống như chiếc mũ thứ nhất, nhưng các sợi dây được móc vào đầu những lá vàng, dây phía sau tương đối ngắn, chỉ che được hai búi tóc. Kỹ nghệ chế tác hai mũ miện này rất tinh xảo và hoàn mỹ. Ngoài ra, tại đây, Schliemann còn khai quật được 7 vòng vàng, 2 ly vàng, 3 ly mã não, 4 hộp lớn bằng vàng bên trong đựng 65 vòng đeo tai, 8600 cốc bạc nhỏ; còn có lăng kính đục lỗ, cúc áo,... những thỏi vàng và những đồ vật nhỏ chế bằng Xêri, lọ hoa bằng bạc, đồng, vũ khí, quả tạ.
Cho đến lúc chết, Schliemann vẫn cho rằng, các báu vật trên là tài sản của vua Priam xứ Troie. Tất nhiên, đây là Thành Troie, là cung điện của Vua Priam và là kho báu trong Thành Troie được ngòi bút của Homere miêu tả. Không có một lý do gì có thể lay chuyển được niềm tin của Schliemann. Ông cho rằng: Tất cả đồ dùng trong tay ông chính là đồ trang sức của Meilun MeliiuMa, người đàn bà đẹp nhất Thế giới, người đã khiến cho Thành Troie bị hủy diệt trong chốc lát.
Schliemann mất chưa được 3 năm thì suy luận và phán đoán của ông bị các nhà khảo cổ bác bỏ. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy chủ nhân của số báu vật trên là Quốc vương Bipriamne, có trước 1.500 năm.
Mặc dù phán đoán của Schliemann có sai lầm, nhưng phát hiện của ông vẫn mang giá trị rất lớn không gì so sánh được, nên vẫn được hậu thế hết lời ca ngợi. Các trợ thủ và những người kế thừa của ông, bằng niềm tin mãnh liệt và sự cố gắng không mệt mỏi, đã khai quật hết Thành Troie như Homere miêu tả, tất cả đếm được 6 thành. Nhưng công lao đầu tiên và lớn nhất để cho Thành Troie lần nữa thấy ánh Mặt trời vẫn thuộc về Heinrich Schliemann - Người mang một niềm tin son sắt với những điều mà Homere vĩ đại đã viết.
Trước khi khai quật Thành Troie, Schliemann đã nghĩ tới việc khai quật Thành Mycènes nằm ở phía Đông Bắc bán đảo Borobennisa. Vì là người am hiểu và yêu thích sử thi Homere, ông nhiều lần chú ý đến việc khi Homere miêu tả Thành Mycènes đều cho thêm các cụm hình dung từ như "rất nhiều vàng", "là màu vàng", "hưng thịnh phồn vinh"... Dưới ngòi bút của Homere, nếu Thành Troie rất giàu có thì Thành Mycènes càng giàu có hơn.
Tháng 8 năm 1876, Schliemann đến một khe núi vắng vẻ trên bán đảu Borobennisa. Ở phía Tây đỉnh núi, tường thành được xây dựng bằng những tảng đá rất lớn, ở giữa mở ra một cửa núi lớn, trên mặt có hai con sư tử nhìn rất oai hùng, đó chính là Cửa Sư tử nổi tiếng thế giới.
Nơi đây, các nhà khảo cổ đã nhiều lần cất công tìm kiếm phần mộ của Vua Agamemnon. Dựa vào sự đoán định theo ý chủ quan, họ đã tùy tiện giải thích những ghi chép của các nhà sử học Hy Lạp Thế kỷ thứ II trước Công nguyên. Dù không có một căn cứ nào nhưng họ vẫn cả quyết rằng, phần mộ của Vua Agamemnon nằm ở bên ngoài tường thành. Trong khi đó, Schliemann lại căn cứ vào các ghi chép để đưa ra phán đoán rằng, phần mộ của vị Vua đó có 3 chiến hữu khác nằm ở phía trong tường thành chứ không phải bên ngoài.
Schliemann bắt đầu khai quật vùng xung quanh Cửa Sư tử từ ngày 7 tháng 9 năm 1876. Không lâu sau, kết quả sơ bộ đã chứng minh con đường ông chọn là chính xác. Ở một nơi cách Cửa Sư tử 50 thước Anh, cách tường Người Khổng Lồ Một Mắt không xa, họ đào một hố sâu dài 90 thước Anh, rộng 15 thước Anh.
Dưới hố lộ ra một vòng tròn được tạo bởi những tấm đá bằng phẳng quay lại với nhau có đường kính 90 thước Anh. Đất trong vòng tròn đã bị san bằng, trong chỗ đất bằng này có một tấm đá được trôn thẳng giống như bia mộ. Nét phù điêu trên tấm đá bị hư hỏng nặng, khó có thể nhận biết phía dưới phiến đã có phải là phần mộ không.
Từ đó, khe núi của bán đảo Borobennisa trở thành tâm điểm chú ý của Toàn thế giới.
Vợ chồng Schliemann khai quật tổng cộng 5 ngôi mộ và phát hiện ra ngôi thứ 6 ở Sitamasaji. Tất cả những ngôi mộ này đều nằm trong các vòng tròn do những phiến đá quây thành. Thực chất, trong vòng tròn kia cũng là một lăng mộ, được coi là một nghĩa địa công cộng, điều này trước Schliemann chưa ai biết đến.
Các ngôi mộ hình vuông, độ sâu, độ to nhỏ đều giống nhau. Trong mộ huyệt của 6 ngôi mộ này táng 20 người, có nam, nữ và cả trẻ em. Trên những thi thể này phần lớn đều phủ các trang sức bằng vàng. Mặt đàn ông được chụp mặt nạ bằng vàng, trong đó có một người còn đội mũ bằng vàng. Hai trẻ em được bọc trong tấm vàng. Bên cạnh thi thể người đàn ông đặt các đồ vật như: dao, kiếm, cốc vàng. Còn bên cạnh thi thể người phụ nữ đặt tráp đựng đồ trang sức bằng vàng và các loại kim, trâm cài đầu, trên áo cũng có trang trí những mảnh vàng. Ngoài một số đồ vật quý bằng vàng được tìm thấy trong ngôi mộ, các báu vật khác ở đây cũng rất có giá trị, nghệ thuật chế tác tinh xảo, có một không hai.
Đó là hai chuôi dao găm được chạm khảm bằng vàng, các cảnh vật sông nước với những lùm lau sậy rậm rạp, nước sông trong xanh lấp loáng, một con mèo hoang luồn qua làm kinh động đến những con vịt trời gần đó, chúng vội vỗ cánh bay lên, phá tan không khí tĩnh nặng.
Các kho báu tìm thấy tăng theo số lần khai quật làm cho Schliemann rất vui mừng. Những thành công này của ông khiến cả Thế giới chú ý. Hầu như ngày nào ông cũng có bài viết về hiện trường công trường khai quật đăng tải trên các báo. Ông vô cùng tin tưởng vững chắc rằng, những thi thể ông khai quật được ở đây đều là di cốt của các anh hùng đã tham gia chiến đấu ở Thành Troie.
Lúc đó không chỉ một mình Schliemann, thậm chí cả các học giả và các nhà khảo cổ trước đây có thái độ hoài nghi cũng đều thừa nhận thương gia người Đức ấy dù tài hèn học thấp nhưng lại nắm được bản chất của sự thật và có một vận mệnh không bình thường. Vì sau khi tiến hành kiểm tra những báu vật tìm được trong các hầm mộ, họ cho rằng những vật này có sự liên hệ rất chuẩn xác không chút nhầm lẫn với những gì đã được Homere miêu tả. Chẳng hạn như lá chắn phòng thân hình chữ bát hoặc những cái cốc, trong sử thi Homere viết: "Lão mưu thần tham gia chiến tranh Thành Troie là Lanistuer rót rượu Prammi vào cốc vàng cho Maku và cho mình, chiếc cốc vàng này có 4 tay cầm, mỗi tay cầm đều có 2 trụ chống đỡ, mà phần đỉnh của mỗi tay cầm đều có 2 con chim bồ câu. Giống nhất là mũ lợn lòi nhe nanh".
Hay "Hlidlis cầm cái mũ da đội lên đầu Edxins, bên trong chiếc mũ da có những sợi dây da được bện ngang dọc rất chắc chắn, bên dưới lót một cái mũ mềm được làm bằng len nỉ, 2 cạnh mũ phía ngoài được trang trí rất đẹp, có 2 hàng răng lợn lòi sáng trắng bóng như tuyết". Schliemann đã tìm thấy trong huyệt mộ 60 cái răng lợn lòi, toàn bộ số răng này được cưa rất đều đặn và còn được khoan 2 lỗ, nhất định 2 cái lỗ này là để nối nó với vật khác và dùng cắm trên mũ làm vũ khí phòng hộ trong chiến đấu.
Schliemann luôn tâm niệm, Thế giới mà ông phát hiện ra chính là Thế giới trong mắt Homere - Thế giới "Illiade - Odysseé". Nhưng thật đáng tiếc, phán đoán của Schliemann lại bị sai, ông tin tưởng Homere và theo đuổi không mệt mỏi, điều này đã khiến ông tìm được phần mộ của Agamemnon. Nhưng trên thực tế, niên đại của các phần mộ ấy phải cách thời điểm đó 500 năm trước, dự đoán ở vào khoảng giữa năm 1.600-1.500 trước Công nguyên.
Sau này, khi người ta đã hiểu biết nhiều về nền văn hóa Mycènes, họ cho rằng phần mộ mà Schliemann phát hiện không phải là táng cùng một lúc, mà nó được diễn ra trong khoảng hơn 1.000 năm. Họ khẳng định đó là phần mộ của Vương công Hoàng tộc, cũng có thể là thành viên vương thất của một triều đại. Agamemnon rất có khả năng được táng ở phần mộ có đỉnh hình tròn giống như một tổ ong trong khe núi. Họ đưa ra phán đoán Agamemnon phải được yên nghỉ trong một phần mộ cao sang, do vậy "Kho báu Aterosi" đã có lúc được xem là mộ của Agamemnon.
Năm 1921, dưới sự chỉ đạo của giáo sư Viesư, trong quá trình khai quật Thành Mycènes các nhà khảo cổ đã phát hiện thấy nghĩa địa công cộng tiền sử (hầm mộ do Schliemann phát hiện là một bộ phận trong nghĩa địa công cộng này) mở rộng ra đến phía ngoài bức tường Người khổng lồ và phía Tây Cửa Sư tử. Trong khoảng từ năm 1.600-1.500 trước Công nguyên, Vương tử và công chúa của vương thất đều táng ở mộ phần của nghĩa địa công cộng, phần đó hiện nay lại ở trong tường. Số Vương công và Hoàng tộc này hình như lại thuộc cùng một triều đại. Thời kỳ hưng thịnh nhất của Thành Mycènes thi công công trình bức tường Người Khổng Lồ Một Mắt của Andao và Cửa sư tử. Cũng trong thời gian này, họ đã dùng những phiến đá để vậy mộ các Vương công đã táng trước đây, lập bia mộ đặt bên trọng vòng tròn và thi công những đài tế tròn giống như hình dáng cái giếng nước, máu tươi của những con vật tế có thể đi qua, trực tiếp chảy vào phần đất táng các vị anh hùng.
Vấn đề tưởng chừng đã được giải quyết, nhưng vẫn chưa triệt để vì còn một chút khó mà phủ định khi những luận cứ như đúng mà cũng như sai vẫn ủng hộ phán đoán của Schliemann. Ví dụ như lá chắn hình chữ "bát", mũ lợn lòi nhe nanh, hay những chiếc cốc vàng tìm thấy ở đây khiến cho luận điểm của ông vẫn được nhiều người chấp nhận. Mặc dù vậy, trong cuộc sống của người Mycènes vẫn còn rất nhiều bộ phận tổ hợp thành không hoàn toàn giống như Homere đã miêu tả. Vì vậy, gần 100 năm nay các học giả Ajilansi và Hekthuer vẫn tiếp tục tranh cãi về vấn đề kho báu trên là của ai, đáp án nào là chính xác?
Theo H.T/Dân Việt
loading...
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Người phụ nữ nghèo đổi đời nhờ nhặt được viên ngọc trai quý hiếm trong lúc nấu ăn, trị giá bằng cả căn nhà
Trong 'Tây Du Ký', con quái vật duy nhất đã hơn một lần ăn thịt Đường Tăng, bạn có biết đó là ai không?