Bí mật kinh hoàng việc Càn Long chọn Gia Khánh kế vị
Kim Tự Tháp - Công trình kiến trúc bí ẩn nhất của loài người / "Nổi da gà" với những bộ tộc săn đầu người trên thế giới
Trong suốt hơn 130 năm dưới sự trị vì của Khang Hi và Càn Long, giang sơn triều Thanh đã đạt đến đỉnh cao của sự cường thịnh. Có được thành tựu này, ngoài việc người đứng đầu triều đình đều là những nhân tài an bang tài trị quốc kiệt xuất ra, còn là sự lựa chọn sáng suốt người kế vị.
Nếu như Càn Long được chọn làm người kế vị là một lựa chọn sáng suốt của vua cha, thì tại sao Càn Long lại chọn Gia Khánh. Theo ghi chép trong sử sách nhà Thanh thì Gia Khánh được đánh giá là vị hoàng đế hoang dâm, tham lam, ngu dốt. Trong sự nghiệp trị quốc không có thành tựu gì nổi bật.
Xã hội Đại Thanh phát triển vô cùng cường thịnh trong suốt hơn 130 năm dưới sự trị vì của hai vị hoàng đế Khang Hi và Càn Long.
Càn Long có tất cả 17 người con trai, Gia Khánh hoàng đế Vĩnh Diễm là con trai thứ 15. Theo nguyên tắc thừa kế hoàng vị “lập trưởng lập đích”, Vĩnh Diễm sẽ đứng ở vị trí gần cuối và hầu như không có cơ hội để đăng cơ.
Nhưng dường như ông trời đã cố ý sắp đặt. Con trưởng Vĩnh Liễn con trai thứ 7 Vĩnh Tông đều chết yểu. Các hoàng tử khác cũng phần lớn đều chết trẻ. Khi Vĩnh Diễm sinh ra có đến 8 anh trai mình đã chết. Ngay đến vị hoàng tử mà Càn Long vô cùng sủng ái là ngũ a ca Vĩnh Kỳ vài năm sau cũng chết trẻ. Chính vì thế, phạm vi lựa chọn của Càn Long ngày càng ít đi.
Ảnh minh họa chân dung hoàng đế Càn Long khi còn trẻ.
Còn lại thập nhị a ca Vĩnh Vũ và thập ngũ a ca Vĩnh Diễm. Hoàng tử Vĩnh Vũ thông minh, tài trí hơn người, làm việc gì cũng rất có chính kiến. Hoàng tử Vĩnh Diễm tính cách hướng nội, trầm lặng. Nếu xét thực tế tình hình quốc lực nhà Thanh càng ngày càng đi xuống thì việc chọn một người có tài trí và tính cách của Vĩnh Vũ kế vị là vô cùng phù hợp.
Nhưng Càn Long lại là có nguyên tắc và chủ ý riêng của mình. Bản chất là người yêu quyền lực hơn cả sinh mệnh, nên chọn người kế vị phải là người biết tuân thủ mọi mệnh lệnh và phải ủng hộ quyền lực của ông một cách tuyệt đối. Vĩnh Diễm bản tính trung hậu thật thà, cẩn thận, coi trọng nhân hiếu nên luôn nghe theo và phục tùng Càn Long vô điều kiện. Đây chính là một nguyên nhân quan trọng để Vĩnh Diễm trở thành hoàng đế Gia Khánh.
Ảnh minh họa chân dung hoàng đế Gia Khánh.
Ngoài ra, bản thân Càn Long chỉ muốn truyền ngôi chứ không muốn trao quyền lực cho tân hoàng đế. Với tính cách của Vĩnh Diễm, Càn Long có thể dễ dàng điều khiển và thao túng theo ý mình. Trên thực tế sau khi truyền ngôi cho Gia Khánh lên làm thái thượng hoàng nhưng mọi việc quốc gia đại sự vẫn do ông quyết định. Sau khi Gia Khánh đăng cơ cải nguyên, toàn quốc sử dụng Gia Khánh tân lịch nhưng trong cung đình vẫn dùng Càn Long niên hiệu. Vì thế, triều Thanh tồn tại cùngg lúc “hai vị hoàng đế”.
Tuy cũng có nhiều cố gắng áp dụng nhiều chính sách cải thiện, trong thế nước đã suy, ngân khố khánh kiệt vào cuối đời Càn Long thì giờ đây dưới sự trị vì của hoàng đế Gia Khánh thế nước ngày càng suy yếu, triều đình thối nát, quan tham hoành hành.
Đất đai phần lớn tập trung vào tay quan lại và địa chủ. Nông dân trắng tay, chỉ đi làm thuê cuốc mướn và làm nô lệ. Mâu thuẫn giữa các giai cấp và đảng phái trong xã hội ngày càng lớn, rất nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổ ra ở khắp nơi. Cuối cùng đế chế cường thịnh Khang - Càn phát triển rực rỡ suốt hơn 100 năm đã tiêu tán dưới tay hoàng đế Gia Khánh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách
CLIP: Sóc nhỏ "chơi khăm" linh miêu và cái kết đầy bi thảm