Bí mật phía sau tên gọi của quận Ba Đình, người dân Hà Nội gốc 3 đời chưa chắc đã biết
Khám phá 'Las Vegas cổ đại', thành phố dưới đáy đại dương / Ở Việt Nam có một 'Thành phố dưới lòng đất', vừa lọt top điểm đến hàng đầu châu Á
Nếu Hà Nội được xem như trái tim của Việt Nam, thì quận Ba Đình được mệnh danh là trái tim của Thủ đô. Nơi đây có quảng trường Ba Đình lịch sử, nơi đã diễn ra rất nhiều sự kiện trọng đại của đất nước. Đây cũng là nơi đặt lăng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và rất nhiều cơ quan chủ chốt của Nhà nước Việt Nam.
Có thể nhiều người không biết, quận Ba Đình thuộc Hà Nội, nhưng tên gọi này lại xuất phát từ một địa danh của Thanh Hóa. Cụ thể đó chính là chiến khu Ba Đình, nay thuộc xã Ba Đình, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Lăng Bác
Sử gia Lê Văn Lan cho biết, trước đây, khu vực chiến khu Ba Đình là nơi mà quân và dân Thanh Hóa, Nghệ An tập trung để ủng hộ phong trào Cần Vương vào cuối thế kỷ XIX. Chiến khu này xây trên địa bàn 3 làng là Thượng Thọ, Mậu Thịnh và Mỹ Khê. Mỗi năm, cứ vào mùa mưa, nước bao quanh khiến khu căn cứ nổi lên như một hòn đảo. Để đảm bảo an toàn, xung quanh căn cứ trang bị hệ thống hào rộng, cắm đầy chông nhọn và lỗ châu mai. Mỗi làng có một cái đình, đứng ở đình làng này sẽ nhìn thấy đình làng khác. Cái tên Ba Đình cũng từ đó mà ra.
Cuộc khởi nghĩa Ba Đình trong lịch sử do Đinh Công Tráng (1842 – 1887) lãnh đạo. Ông là người làng Trinh Xá, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Sau khi Pháp đánh ra miền Bắc, Đinh Công Tráng đã gia nhập đội quân của tướng nhà Nguyễn Hoàng Kế Viêm và tham gia trận Cầu Giấy vào năm 1883.
3 năm sau, Huế thất thủ, vua Hàm Nghi ban chiếu Cần Vương. Đinh Công Tráng nghe tin đã chọn ba làng ở huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa để xây dựng lực lượng, lập chiến khu, dựng cờ khởi nghĩa. Quân Pháp bấy giờ rất e ngại nghĩa quân này, tìm mọi cách để đàn áp.
Tháng 1/1887, sau khi chiếm được chiến khu Ba Đình, Pháp đã ra sức tàn phá, ép triều đình nhà Nguyễn xóa tên 3 ngôi làng khỏi bản đồ hành chính. Có nguồn tin cho biết Đinh Công Tráng sau đó đã về Nghệ An tiếp tục xây dựng lực lượng, vực lại phong trào. Đáng tiếc, tháng 10/1887, ông hi sinh ở làng Trung Yên, huyện Đô Lương khi mọi dự định còn đang dở dang.
Tháng 7/1945, bác sĩ Trần Văn Lai được giao giữ chức Thị trưởng Hà Nội. Ông đã sắp xếp, đặt tên lại cho nhiều địa danh. Đáng chú ý, thời điểm đó, chính bác sĩ Trần Văn Lai đã đổi tên vườn hoa Puginier trước Phủ Toàn quyền Đông Dương (nay làPhủ Chủ tịch) thành vườn hoa Ba Đình.
2/9/1945, Bác Hồ đọc Bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa và ra mắt chính phủ lâm thời. Đến năm 1959, cái tên Ba Đình mới bắt đầu được thành hình thành dạng ở quy mô lớn hơn. Ba Đình được chọn đặt tên cho một trong 8 khu phố nội thành ở Hà Nội. Từ năm 1981, khu phố Ba Đình đổi thành quận Ba Đình như hiện nay.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ở Việt Nam có một bộ tộc bí ẩn: Không mặc quần áo, dùng 'phép thuật' để tránh thai
Tiết lộ về phong tục của bộ lạc nguyên thủy ở châu Phi: Phụ nữ không bao giờ mặc áo, cả đời không tắm, đàn ông được lấy nhiều vợ
Ngủ dậy, người đàn ông suýt lên cơn đau tim khi chứng kiến khung cảnh hãi hùng này ngay sân nhà
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tại sao trái đất nặng 60 nghìn tỷ tấn lại có thể lơ lửng trong không gian mà không rơi?
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi