Khám phá

Bơi theo dấu chân của hải cẩu Baikal

Hồ Baikal của Nga không chỉ là hồ sâu nhất thế giới, mà còn là hồ nước ngọt lớn nhất và lâu đời nhất thế giới. Đây cũng là một trong những vùng nước trong nhất hành tinh và là nơi sinh sống của nhiều loài động thực vật đặc hữu của khu vực.

Người đàn ông với sứ mệnh bảo vệ động vật bị bỏ rơi ở Gaza / ‘Sở thú đông lạnh’ hồi sinh các loài động vật bên bờ vực tuyệt chủng

Một trong những loài động vật đặc hữu của hồ Baikal chính là hải cẩu Baikal, được biết đến ở địa phương với tên gọi ‘nerpa’. Đây là một trong những loài chim nhỏ nhất trên thế giới và chỉ được tìm thấy ở hồ này.

Hải cẩu Baikal, được người dân địa phương gọi là nerpa, chỉ được tìm thấy ở hồ Siberia rộng lớn. Ảnh: The Guardian.
Hải cẩu Baikal, được người dân địa phương gọi là nerpa, chỉ được tìm thấy ở hồ Siberia rộng lớn. Ảnh: The Guardian.

Nhiếp ảnh gia Dmitry Kokh với mục tiêu chụp ảnh hải cẩu Baikal dưới nước, trong môi trường tự nhiên của nó, một điều mà ít người làm được. Kokh muốn cho thế giới thấy vẻ đẹp nguyên sơ của hồ và những sinh vật sống trong đó. Hồ Baikal đóng băng vào khoảng giữa tháng Giêng, và thường rất khó để tìm thấy những con nerpas trong vùng nước ngoài trời.

Vào tháng 4/2022, khi mùa xuân đang đánh thức Siberia, tuyết đang tan chảy và ánh nắng mặt trời chiếu rọi chói mắt, những gì còn sót lại của mùa đông chỉ là lớp băng cứng vẫn bao phủ mặt hồ.

Nước hồ Baikal trong vắt. Ảnh: The Guardian.
Nước hồ Baikal trong vắt. Ảnh: The Guardian.

Hải cẩu Baikal bình thường rất nhút nhát, nhưng những con non là trường hợp ngoại lệ. Những con cái nerpa sẽ sinh con vào tháng 3, trong những cái hang phủ đầy tuyết trên băng. Hải cẩu con sơ sinh được bao phủ bởi lớp lông trắng, không biết bơi và không thể lại gần mà không làm chúng sợ hãi. Nhưng chỉ trong vòng vài tuần, bộ lông của chúng sẽ trở nên dày hơn và có màu xám, và những chú hải cẩu con đã sẵn sàng khám phá độ sâu của hồ và thế giới kỳ diệu bên dưới lớp băng.

Việc tìm kiếm một cái hang trong vùng băng rộng lớn của Baikal không phải là điều dễ dàng, vì vậy nhiếp ảnh gia Kokh đã nhờ tới sự giúp đỡ chuyên nghiệp của Pulka, một chú chó địa phương có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề.

Lái xe qua vùng băng rộng lớn của Hồ Baikal. Ảnh: The Guardian.
Lái xe qua vùng băng rộng lớn của Hồ Baikal. Ảnh: The Guardian.
Một cái mũi tò mò xuất hiện trên mặt hồ. Ảnh: The Guardian.
Một cái mũi tò mò xuất hiện trên mặt hồ. Ảnh: The Guardian.

Hang của hải cẩu xuất hiện một lối ra vào hồ từ dưới lớp băng, vì vậy chiến lược của đội nhiếp ảnh là xác định vị trí, lặn xuống và sau đó đợi chúng kêu.

 

Nhưng việc tìm kiếm hải cẩu Baikal dưới lớp băng dày có thể vô cùng bấp bênh và thường phải mất nhiều lần lặn mới gặp may. Lần lặn đầu tiên của đội nhiếp ảnh là bên cạnh một vết nứt khổng lồ giữa hồ. Những vết nứt này hình thành do sự thay đổi nhiệt độ và có thể dài vài km. Chúng cũng có thể thay đổi hình dạng và kích thước chỉ sau một đêm - một mối quan tâm rõ ràng đối với những người lái xe qua hồ.

Bề mặt của băng trắng tuyệt đẹp, nhưng ở dưới nước, các vết nứt trông còn kỳ lạ hơn - các khối băng khổng lồ được xếp chồng lên nhau, những khối khác tạo thành hang và lối đi. Và khi ở bên trong những lối đi này, bạn luôn ý thức được vùng nước sâu hàng km bên dưới và lớp băng dày ở trên. Cách duy nhất để quay lại là một lỗ nhỏ trên lớp băng cách đó 100 mét - một cửa sổ quý giá cho thế giới của chúng ta.

Hàng giờ tìm kiếm mục tiêu có thể mệt mỏi - ngay cả đối với những người có nhiều năm kinh nghiệm. Ảnh: The Guardian.
Hàng giờ tìm kiếm mục tiêu có thể mệt mỏi - ngay cả đối với những người có nhiều năm kinh nghiệm. Ảnh: The Guardian.
Hải cẩu Baikal, được người dân địa phương gọi là nerpa, chỉ được tìm thấy ở hồ Siberia rộng lớn. Ảnh: The Guardian.
Hải cẩu Baikal, được người dân địa phương gọi là nerpa, chỉ được tìm thấy ở hồ Siberia rộng lớn. Ảnh: The Guardian.

Các thợ lặn ở Hồ Baikal cũng có thể trải nghiệm “đám mây băng” - một khối hình băng khổng lồ được tạo ra vào đầu mùa đông khi gió mạnh di chuyển trôi theo dòng nước. Ánh sáng và màu sắc thay đổi nhanh chóng tạo cảm giác như đang ở dưới bầu trời cổ tích.

Sau một vài lần lặn không có kết quả, những nỗ lực tìm kiếm của chú chó Pulka cuối cùng cũng có kết quả và đội nhiếp ảnh đã tìm đến được mục tiêu quý giá. Trong khi từ từ đến gần cái hang từ bên dưới, Kokh đã phát hiện ra một số chuyển động, và sau đó - một cái mũi tò mò thò ra từ lớp băng.

Những tảng băng khổng lồ bên dưới mặt hồ. Ảnh: The Guardian.
Những tảng băng khổng lồ bên dưới mặt hồ. Ảnh: The Guardian.

Con hải cẩu rõ ràng đã rất ngạc nhiên khi nhìn thấy một sinh vật kỳ lạ vụng về được trang bị đầy đủ các thiết bị. Điều đó có lẽ giải thích tại sao chú hải cẩu đã bơi gần Kokh trong khoảng 15 phút - giữ khoảng cách nhưng quay lại để nhìn rõ hơn.

Hải cẩu mẹ chỉ xuất hiện một lần hoặc hai lần một ngày, để cho hải cẩu con bú và đảm bảo lỗ băng không bị đóng băng.

Nhưng những con hải cẩu biết rằng băng sẽ tan rất nhanh vào tháng 4, và chúng sẽ sớm được tự do bơi quanh hồ khổng lồ, nơi mà từ lâu người dân địa phương đã biết đến với cái tên “Biển vinh quang”.

Hải cẩu Baikal, được người dân địa phương gọi là nerpa, chỉ được tìm thấy ở hồ Siberia rộng lớn. Ảnh: The Guardian.
Hải cẩu Baikal, được người dân địa phương gọi là nerpa, chỉ được tìm thấy ở hồ Siberia rộng lớn. Ảnh: The Guardian.
Vào tháng 4, băng bắt đầu tan nhanh chóng và những con hải cẩu sẽ sớm có tự do trong hồ. Ảnh: The Guardian.
Vào tháng 4, băng bắt đầu tan nhanh chóng và những con hải cẩu sẽ sớm có tự do trong hồ. Ảnh: The Guardian.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm