Bức thư Einstein gửi con gái: Câu chuyện đẹp chỉ là điều hư cấu?
Tiếng kêu cứu của thổ dân rừng Amazon / Bí ẩn ngọn hải đăng “sát thủ” gây ra hàng loạt vụ đắm tàu
Nhưng liệu đây có đúng là bức thư Einstein viết hay không? Nhân vật Lieserl có thật trong lịch sử, nhưng có đúng là cô được bố mình quan tâm ân cần đến thế?
Câu chuyện đẹp về năng lượng tình yêu
"Bức thư Einstein gửi con gái" bắt đầu được truyền thông phương Tây nhắc tới từ cuối thập niên 80 của thế kỷ trước. Theo lời giới thiệu từ người viết, nhà Vật lý học thiên tài đã nhắn nhủ con gái mình chỉ công bố những câu chuyện về cuộc đời ông 20 năm sau khi ông qua đời. Nghe theo di nguyện đó, bà Lieserl Einstein sau đó gửi 1.400 lá thư được đích thân cha mình viết để tặng cho Đại học Hebrew (Israel).
Một trong số những bức thư được tiết lộ cho thấy một Einstein rất khác với hình ảnh của một nhà khoa học khô khan, vốn chỉ quen với những con số và phép tính. Ông viết: "Thay vì tính toán theo công thức E=mc2, con người hãy biết chấp nhận thu về năng lượng của thế giới bằng việc lấy tình yêu nhân với tốc độ ánh sáng. Vì tình yêu mà chúng ta sống rồi chết. Tình yêu chính là năng lượng vĩ đại của vũ trụ được Chúa gửi đến chúng ta".
Trong nhiều năm sau đó, "Bức thư Einstein gửi con gái" trở thành câu chuyện được nhắc đi nhắc lại như lời khuyên của một nhà bác học thiên tài gửi gắm tới nhân loại. Nhiều danh nhân, học giả sau đó cũng trích dẫn nội dung từ bức thư này làm ví dụ minh họa trong bài diễn thuyết của họ. Cái tên gắn liền với Albert Einstein, nhà Vật lý học vĩ đại nhất thế kỷ 20 khiến tất cả mọi người đều tin câu chuyện trên là có thật.
Đến thời kỳ Internet lên ngôi, "Bức thư Einstein gửi con gái" một lần nữa trở thành hiện tượng trên các trang web, các diễn đàn và giờ là mạng xã hội. Nhưng ở trong thời kỳ mọi câu chuyện có thể đều sai sự thật với những tin giả tràn lan như hiện nay, không ít người đặt câu hỏi hoài nghi: Liệu Einstein có đúng là người đã viết bức thư kia không? Có cách nào để xác định câu chuyện trên là thật hay giả khi những nhân chứng đều không còn trên cõi đời này nữa?
Đại gia đình Einstein có rất nhiều điều bí ẩn chỉ được hé lộ sau khi ông mất |
Lieserl không được thừa nhận
Albert Einstein có thể là một nhà bác học thiên tài, nhưng nhiều tài liệu để lại cho thấy ông không phải một người cha hoàn hảo. Lieserl là con đầu tiên của ông với người vợ đầu Mileva Mari. Cô chào đời vào ngày 27/1/1902 tại Vojvodina (thuộc Serbia ngày nay). Thông tin về sự tồn tại của Lieserl chưa từng có trong tiểu sử về Einstein cho đến khi các nhà sử học tìm thấy những lá thư ông viết cho bà Mileva.
Điều thú vị là khi Mileva đang mang thai, Einstein nhắc đi nhắc lại việc ông kỳ vọng đứa bé chào đời sẽ là con trai. Nhưng khi biết vợ mình sinh con gái, ông vẫn rất ân cần gửi thư thăm hỏi bằng những lời thân mật: "Em yêu à, vậy là mong ước của em đã thành hiện thực rồi đấy. Con đầu lòng của chúng ta là Lieserl. Con bé có khỏe mạnh không, có khóc như những đứa trẻ khác không? Dù chưa thể nhìn mặt con, anh vẫn muốn nói anh yêu con rất nhiều".
Nhưng đó cũng là chút thông tin ít ỏi mọi người biết về cô gái có tên Lieserl. Không ai biết cô sau này lớn lên như thế nào, và chắc chắn không có chuyện Lieserl mang những bức thư do cha mình viết đến Đại học Hebrew 20 năm sau ngày ông qua đời. Sự thực là cô bé đoản mệnh đã mất từ rất lâu, trước cả khi cha của cô trở thành nhà khoa học lỗi lạc được toàn thế giới biết đến.
Sau khi biết về sự tồn tại của Lieserl, nữ văn sĩ Mỹ Michele Zackheim đã đến tận Nam Âu để tìm hiểu số phận cô bé. Những gì bà kết luận hẳn sẽ khiến nhiều người thất vọng: Nhiều khả năng Einstein chưa bao giờ nhìn mặt con gái mình. Vợ chồng ông không chăm sóc Lieserl mà để gia đình vợ làm việc đó vì phát hiện ra cô bé bị thiểu năng trí tuệ. Đến tháng 9/1903, Lieserl qua đời vì sốt phát ban khi chưa đầy 2 tuổi. Điều này khá hợp lý bởi kể từ thời điểm đó, Einstein không bao giờ nhắc đến cô bé trong những bức thư gửi vợ nữa.
Nhà sử học Mỹ Robert Schulmann lại đặt ra một giả thiết khác về số phận Lieserl. Trong tài liệu nghiên cứu, ông cho rằng cô bé được nhận nuôi bởi một người bạn thân của bà Mileva có tên Helene Savic. "Lieserl" bị mù bẩm sinh, được nuôi nấng dưới cái tên Zorka Savic và mất vào cuối thập niên 90. Nhưng chi tiết này lại bị một người cháu ngoại của bà Helene bác bỏ. Ông là Milan Popovic, một học giả có tiếng tại Serbia từng làm việc cùng bà Mileva.
Popovic khẳng định Lieserl thực sự đã chết vào năm 1903. Đúng là bà Helene có nhận nuôi một cô bé tàn tật có tên Zorka Savic vào đầu thế kỷ 20 nhưng đó không phải con gái của Einstein. Bản thân Popovic không bao giờ muốn đề cập sâu vào vấn đề này vì ông không muốn khơi lại chuyện cũ về những người đã chết. Ông chỉ tiết lộ một lần duy nhất vào đầu năm 2012, một thời gian ngắn trước khi ông qua đời vì tuổi cao sức yếu.
Einstein không phải là người cha tốt khi bỏ rơi đứa con tật nguyền. |
Sắp xếp lại lịch sử
Nghiên cứu của Zackheim và chia sẻ từ Popovic đã cho thấy "Bức thư Einstein gửi con gái" là một câu chuyện hoàn toàn không có thật. Những nhà sử học muốn tìm hiểu câu chuyện rõ hơn đã tới Đại học Hebrew tìm kiếm trong kho văn thư lưu trữ những tài liệu liên quan đến Einstein nhưng cũng không tìm ra được bức thư trên. Bà Diana Kormos-Buchwald, Giáo sư Vật lý học và Lịch sử Khoa học thuộc Học viện Công nghệ California cũng khẳng định Einstein không gửi bức thư nào cho con gái cả.
Trên cương vị Giám đốc kiêm Biên tập viên của Dự án Tài liệu Einstein - một kho tài liệu đồ sộ chứa hơn 5.000 văn bản được nhà Vật lý học thiên tài viết trong 44 năm, bà Kormos-Buchwald cho biết: "Mọi tài liệu của Dự án là kho kiến thức đồ sộ nhất chúng ta biết về Einstein. Là người thu thập, biên tập và sắp xếp, chúng tôi khẳng định Einstein không phải là tác giả bức thư mọi người đã đọc và chia sẻ trên mạng xã hội. Thông tin nói cô con gái Lieserl gửi chúng cho Đại học Hebrew cũng là giả mạo".
Vậy ai là người đã mạo danh Einstein để viết bức thư kia, và với mục đích gì? Chẳng ai biết rõ điều đó. Nhưng từ những dấu mốc lịch sử, có thể thấy người này đã lồng ghép rất khéo léo và tài tình những chi tiết có thật để làm nên một bức thư hư cấu. Đúng là con gái Einstein đã trao 1.400 bức thư do ông viết tay đến Đại học Hebrew, nhưng không phải Lieserl. Đó là bà Margot Einstein, người gọi Einstein là cha dượng. Bà là con gái của Elsa Einstein với người chồng trước Max Lowenthal.
"Bức thư Einstein gửi con gái" là một áng văn hay với những câu chữ ý nghĩa, nhưng đã đến lúc nó cần được làm sáng tỏ với những sự thật lịch sử. Ông không phải tác giả bức thư này. Sự thực đằng sau nó có thể khiến những người mến mộ Einstein thất vọng, nhưng nó lại rất đúng với tinh thần ham học hỏi mà ông từng nhắn nhủ hậu thế: "Điều quan trọng là không ngừng đặt câu hỏi với mọi thứ. Thế nên sự tò mò mới có lý do để tồn tại".
Những tài liệu đã được công bố
Phần lớn trong số 1.400 bức thư bà Margot trao cho Đại học Hebrew đã được biên tập và xuất bản nhiều năm trước. Theo chia sẻ từ bà Kormos-Buchwald, chúng có thể được tìm thấy trong tập 10 và những tập tiếp theo của Tuyển tập Thư Albert Einstein xuất bản tại Mỹ năm 2006. Đó là chỉ dẫn xác đáng nhất cho thấy "Bức thư Einstein gửi con gái" không hề tồn tại. Những bức thư Einstein nhắc về Lieserl chỉ xuất hiện trong khoảng thời gian 1901-1903, khi ông trao đổi thư từ qua lại với bà Mileva.
Một đứa con bị lãng quên khác
Eduard "Tete" Einstein có một tuổi thơ đầy bất hạnh. Năm lên 4 tuổi, ông chứng kiến cha mình bỏ gia đình đi theo người phụ nữ khác. Trong số những người con của Einstein, ông là người duy nhất thể hiện trí thông minh thiên bẩm mà một thiên tài sở hữu. Eduard có tài năng âm nhạc và nghiên cứu tâm lý học nhưng sự nghiệp của ông sớm bị hủy hoại vì mắc chứng tâm thần phân liệt. Để chữa cho Eduard, các bác sĩ thời đó sử dụng liệu pháp sốc điện khiến bệnh tình của ông ngày càng tệ hơn. Einstein cố gắng tránh mặt đứa con tật nguyền, khiến Eduard tức giận tới mức thẳng thừng nói "Con ghét cha". Đến khi Einstein di cư sang Mỹ thì ông cũng không bao giờ gặp lại Eduard nữa. Bà Mileva một mình chăm sóc cậu con trai tật nguyền đến khi chết, từ đó ông phải sống 17 năm cuối đời trong trại tâm thần ở Thụy Sĩ. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Khẩu súng đắt nhất thế giới trị giá hơn 110 tỷ: Chỉ vài người có khả năng mua, làm bằng chất liệu độc nhất
Người đàn ông mua chiếc ấm nứt vì đam mê, nào ngờ là đồ cổ 250 năm được định giá hơn 17 tỷ đồng
Không phải người ngoài hành tinh, con người có thể là sinh vật có trí tuệ duy nhất trong vũ trụ?
Ngôi chùa cổ sở hữu 4 chiếc cột gỗ quý hơn 'kim cương' giá 3400 tỷ: Người người xếp hàng vào xem!
Cặp vợ chồng sững sờ phát hiện chiếc bình sứ chắn cửa nhà suốt 36 năm lại có giá trị đến 30 tỷ đồng
Chiếc giường gỗ có giá trị nhất miền Tây: Chế tác bằng gỗ quý hàng đầu Việt Nam, trả 3 tỷ không bán