Cả đời 'võ thánh' Quan Vũ chỉ xem trọng 5 người nào?
Quan Vũ (? - 220) tự Vân Trường là vị tướng nổi tiếng thời Tam quốc. Ông là người đã góp công vào việc thành lập nhà Thục Hán, với vị hoàng đế đầu tiên là Lưu Bị. Quan Vân Trường cả đời phò tá huynh trưởng, vì Thục Hán mà lập nên không ít công lao. Cũng bởi tài năng và sự trung nghĩa này, ông được người đời sau tôn làm “Võ thánh”, sánh ngang với “Văn thánh” Khổng Tử.
Trong Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Quan Vũ được miêu tả có khuôn mặt đỏ như gấc, mắt phượng mày tằm, râu dài hai thước, tay cầm Thanh Long Yển Nguyệt đao cưỡi trên ngựa Xích Thố, dáng vẻ oai phong lẫm liệt, tính tình hào hiệp, trượng nghĩa, sức chiến đấu mạnh mẽ địch vạn người.
Mặc dù sở hữu võ nghệ cao cường, nhưng tính cách của vị võ tướng “uy chấn Hoa Hạ” này lại có một đặc điểm nổi bật. Đó chính là sự kiêu ngạo.
Sự kiêu ngạo của nhân vật này từng thể hiện rõ trong việc ông quyết liệt từ chối lời cầu hôn của con trai Tôn Quyền, thậm chí còn lớn tiếng mắng rằng: “Hổ nữ há có thể gả cho khuyển tử?” (“Hổ nữ” dùng để chỉ con gái Quan Vũ, còn “khuyển tử” ám chỉ việc ông coi con trai Tôn Quyền là kẻ xuất thân thấp kém, không xứng với con mình).
Trên phương diện võ thuật, một cao thủ như Quan Vân Trường lại càng ít khi đánh giá cao người khác.
Năm xưa khi võ tướng nổi tiếng của phe Tào Ngụy là Vu Cấm xin hàng bị quân của ông bắt làm tù binh, Quan Vũ thể hiện rõ thái độ coi thường đối với vị tướng thất thế này, thậm chí còn nói giết Vu Cấm sẽ làm bẩn đao mình.
Mặc dù tính cách của Quan Vũ quả thực có phần kiêu ngạo, thế nhưng suốt cuộc đời mình, ông cũng chưa bao giờ tự nhận là “vô địch thiên hạ”.
Vào thời bấy giờ, dù nhân tài nổi lên khắp nơi, quần hùng thi nhau tranh bá, nhưng số người có thể được Quan Vân Trường coi trọng lại chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Lưu Bị
Người đầu tiên chắc chắn chính là Lưu Bị. Bởi Huyền Đức vừa là huynh trưởng kết giao với Quan Vũ, cũng vừa là vị chủ công mà ông hết lòng phò tá.
Lưu Bị luôn là người được Quan Vũ xem trọng và đặt lên hàng đầu. Bên cạnh đó, ông cũng rất mực quan tâm một người huynh đệ kết nghĩa khác là Trương Phi.
Nhớ năm xưa lúc Tào Tháo đem quân đánh chiếm Từ Châu, Lưu Bị và Trương Phi phải chạy loạn, còn Quan Vũ vẫn ở lại Hạ Bì để bảo vệ cho hai người chị dâu.
Vì an toàn của họ, ông buộc phải chấp nhận tạm hàng Tào Tháo, giúp Tào “chém Nhan Lương, giết Văn Xú”.
Nhưng khi được Tào Tháo ban thưởng, Quan Vũ nhất định không nhận mà sau đó quyết định vượt ngàn dặm đi Hà Bắc tìm đại ca.
Tình cảm huynh đệ trước sau như một của vị võ tướng ấy dành cho Lưu Bị đã trở thành giai thoại lưu truyền ngàn đời.
Từ Hoảng
Quan Vũ cùng Từ Hoảng có những lúc mặc dù không cùng chiến tuyến, thậm chí từng đối đầu với nhau trên chiến trường, nhưng thái độ của Vân Trường dành cho vị tướng Tào này vẫn được xem là tương đối coi trọng.
Khi Quan Vũ tấn công Phàn Thành, Từ Hoảng mang binh tới cứu viện cho phe Tào Ngụy. Hai người gặp nhau nơi chiến trường, dù ở hai đầu chiến tuyến nhưng họ vẫn trò chuyện với nhau hết sức thân thiết.
Bấy giờ, cuộc hàn huyên của Quan Vũ và Từ Hoảng khi ấy “chỉ nói chuyện bình sinh, không bàn tới quân sự”.
Thế nhưng khi cuộc hàn huyên kết thúc, Từ Hoảng đột nhiên hạ lệnh:
“Kẻ nào lấy được đầu Quan Vân Trường, ban thưởng ngàn vàng”.
Quan Vũ nghe xong có phần chấn động, hỏi lại:
“Đại huynh, sao lại nói vậy?”.
Từ Hoảng đáp:
“Đây là chuyện quốc gia”.
Mặc dù Từ Hoảng là đối thủ nhưng Quan Vũ vẫn gọi ông một tiếng “đại huynh”. Từ đó có thể thấy vị tướng thuộc phe Tào Tháo này rất được Quan Vân Trường nể trọng.
Trương Liêu
Quan Vũ cùng Trương Liêu vốn là đồng hương. Năm xưa khi ông cùng Lưu Bị giữ Từ Châu, Lữ Bố có đưa quân tới, Trương Liêu khi đó là thuộc hạ dưới quyền vị tướng này, hai người cũng quen biết từ đó.
Sau này, Lưu Bị cùng Tào Tháo công phá Từ Châu, Lữ Bố bị giết, Quan Vũ liền xin Tào Tháo bỏ qua cho Trương Liêu. Vị tướng họ Trương nhờ ơn này mà giữ được một mạng, cũng trở thành nhân vật được trọng dụng của phe Tào Ngụy sau này.
Khi ba huynh đệ Lưu - Quan - Trương thất lạc nhau, Quan Vũ bị kẹt trên núi. Bấy giờ, Trương Liêu đã cố gắng thuyết phục ông đầu hàng theo Tào.
Nhờ có “công tác tư tưởng” này, Quan Vũ sau khi nói ra 3 điều kiện cũng đã đồng ý đầu hàng Tào Tháo. Lần đó cũng có thể xem là Trương Liêu cứu ông một mạng.
Vì vậy, mối quan hệ giữa Quan Vũ và Trương Liêu không chỉ là đồng hương mà còn là giao tình cứu mạng. Do đó, việc Quan Công coi trọng vị tướng họ Trương này cũng là điều dễ hiểu.
Đỗ thị
Tam quốc chí - Quan Vũ truyện có đoạn viết rằng: Năm xưa, Lữ Bố từng có một thuộc hạ tên Tần Nghi Lộc. Vợ của Tần Nghi Lộc là Đỗ thị sở hữu dung mạo tuyệt trần.
Sau này, họ Tần kia theo hàng Viên Thuật, bỏ vợ ở lại thành Hạ Bì. Quan Vũ thấy nàng xinh đẹp, liền muốn cưới về làm vợ, Quan Vũ đã xin Tào Tháo hứa ban Đỗ thị cho mình sau khi hạ được thành.
Tào Tháo lúc đầu đáp ứng yêu cầu của Quan Vũ, nhưng tới khi tận mắt nhìn thấy mỹ nhân họ Đỗ thì đem lòng say đắm và nạp Đỗ thị vào hậu cung của mình.
Điều này cũng cho thấy, Quan Vũ vốn không phải là người háo sắc, nhưng cũng từng có một lần rung động. Vì thế, người đời sau không nhắc tới chuyện tình cảm của Quan Vũ chủ yếu xuất phát từ sự kính trọng và tôn thờ đối với ông.
Tào Tháo
Sinh thời, Tào Tháo sở hữu con mắt có biệt tài nhận biết anh hùng. Vì vậy, ông đặc biệt coi trọng Quan Vũ. Về phân Vân Trường, vị võ tướng nổi tiếng kiêu ngạo này cũng rất kính nể Tào Tháo.
Có ý kiến cho rằng, Tào Tháo cả đời phụ thiên hạ, nhưng lại chưa một lần phụ Quan Vũ.
Võ công của Quan Vũ có cơ hội nổi danh thiên hạ cũng là nhờ đóng góp không nhỏ từ Tào Mạnh Đức.
Hàng loạt chiến công “uy chấn Hoa Hạ” như chém Nhan Lương, giết Văn Xú, qua 5 ải chém 6 tướng đều là cơ hội mà Tào Tháo vô tình hoặc cố ý tạo ra cho Quan Vũ.
Năm xưa khi đầu hàng, Quan Vân Trường tuy nói “hàng Hán, không hàng Tào”. Thế nhưng sự thực là trong lòng ông vẫn rất mực kính trọng Tào Tháo.
Cho nên ở đường Hoa Dung, Quan Vũ đã lựa chọn tha mạng cho Tào Tháo. Truyện kể rằng, sau khi thua trận Xích Bích, Tào Tháo quyết định dẫn quân qua đường Hoa Dung để trốn chạy. Ngờ đâu, mọi đường đi nước bước của ông lại vẫn nằm trong lòng bàn tay của Khổng Minh. Toán quân do Quan Vũ cầm đầu đã chặn đánh từ bao giờ. Thời điểm đó nếu Quan Vũ hạ sát Tào Tháo thì thanh danh của ông càng tăng vọt. Thế nhưng, Võ Thánh đâu phải người ham danh lợi, tính cách nổi tiếng nhất của ông là trung nghĩa. Ông trung với Lưu Bị nhưng vẫn giữ được cái nghĩa với Tào Tháo bằng hành động tha chết cho đối phương.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: 500 anh em trâu rừng quyết tử chiến với con 11 sư tử cướp lại con non và cái kết đầy bất ngờ
CLIP: Cuộc chiến ngoạn mục, bê con đơn độc lật ngược tình thế trước bầy sói
Tại sao Từ Hi được mệnh danh là 'mỹ nhân đẹp nhất nhà Thanh'? Sau khi xem những bức ảnh năm 18 tuổi của bà thì mới rõ
Một hành tinh rất gần Trái Đất có thể đầy cá đang bơi lội?
Loại gỗ quý nhưng 'vô sinh' từng được đồn đoán chữa khỏi bệnh ung thư, cả Việt Nam chỉ còn 162 cây, đó là gỗ gì?
CLIP: Chó sói thoát chết ngoạn mục khi bị bầy chó nhà bao vây cắn xé