Cá sấu có khả năng tái sinh đuôi bị mất giống như thằn lằn hay không?
CLIP: Lọt vào giữa bầy hà mã, cá sấu số đen kêu thảm thiết / Cận cảnh màn săn giết cá sấu ngoạn mục của báo gấm
Một nghiên cứu mới lần đầu tiên cho thấy cá sấu non ở Mỹ có thể mọc lại đuôi dài đến 23 cm khi bị mất đuôi.
Trước đây, nhiều người thấy cá sấu hoang dã trong tự nhiên đã từng có những chiếc đuôi có thể đã được tái sinh, nhưng điều này chưa được xác nhận trực tiếp qua các nghiên cứu.
Theo nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Scientific Reports, nhóm các nhà khoa học từ Đại học Bang Arizona và Sở Động vật hoang dã và thủy sản Louisiana, Mỹ đã bắt đầu kiểm tra đuôi của ba con cá sấu hoang dã có vẻ đã mọc lại, và so sánh chúng với một con có đuôi bình thường. Và kết quả cho thấy đuôi của những con cá sấu có thể mọc dài tới 23 cm, chiếm 18% tổng chiều dài cơ thể của chúng.
Nghiên cứu sinh sau Tiến sĩ Cindy Xu, tác giả chính cho biết: “Điều khiến loài cá sấu trở nên thú vị là ngoài kích thước dài, chiếc đuôi mọc lại còn có dấu hiệu tái tạo và chữa lành vết thương trong cùng một cấu trúc. Sự phát triển của sụn, mạch máu, dây thần kinh và vảy trong đuôi mọc lại của cá sấu tương tự với các nghiên cứu trước đây về đuôi tái sinh của thằn lằn".
Điều đó nói lên rằng, những chiếc đuôi mới không phải là bản sao hoàn hảo của những chiếc đuôi gốc. Nghiên cứucho thấy những chiếc đuôi tái sinh không có cơ xương, thay vào đó được tạo thành từ mô liên kết dạng sợi tương tự như mô sẹo. Thay vì xương được chia thành các đốt sống, những chiếc đuôi mới được nâng đỡ bởi một ống sụn. Và các vảy bên ngoài được xếp lại với nhau dày đặc hơn bình thường.
Tuy nhiên, đó là một khả năng rất ấn tượng đối với một loài động vật có kích thước to lớn như cá sấu và đặt ra những câu hỏi mới về sự tiến hóa của quá trình tái tạo chi.
Giáo sư Kenro Kusumi, đồng tác giả của nghiên cứu cho biết: “Tổ tiên của cá sấu, khủng long và chim tách ra từ khoảng 250 triệu năm trước. Phát hiện của chúng tôi cho thấy cá sấu đã giữ lại bộ máy tế bào để mọc lại những chiếc đuôi phức tạp trong khi chim mất đi khả năng đó”.
“Câu hỏi đặt ra là quá trình tiến hóa nào đã khiến khả năng này mất đi? Chúng tôi không tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào về điều đó cho đến nay trong các tài liệu đã xuất bản", Giáo sư Kenro Kusumi nói.
End of content
Không có tin nào tiếp theo