Khám phá

Cảm phục câu chuyện cuộc đời vị nữ tướng dùng song kiếm đánh hổ cứu 'chồng tương lai'

Đứng đầu "Tây Sơn ngũ phụng thư", nữ tướng Bùi Thị Xuân khắc tên mình vào hàng ngũ nữ tướng kiệt xuất trong thời đại anh hùng. Bà dù thua trận cũng không chịu khuất phục, một lòng trung thành, chịu hình phạt thảm khốc trước khi chết cũng không cúi đầu.

Việt Nam sở hữu loài hổ quý hiếm bậc nhất thế giới: 7 năm trước chỉ còn 5 cá thể, bị nghi đã tuyệt chủng / Tại sao động vật lại ngửi mông ‘bạn đời’ trước khi giao phối? Lý do thực sự gây bất ngờ

Bùi Thị Xuân là một nữ tướng hào kiệt thời Tây Sơn. Bà là Đô đốc đứng đầu "Tây Sơn ngũ phụng thư" và có mối tình đẹp với Thái phó Trần Quang Diệu. Không phải là một nữ nhân yếu đuối trốn sau rèm thưa, nữ tướng Bùi Thị Xuân với bao chiến công hiển hách cùng chí khí ngút trời đã trải qua binh biến thăng trầm cùng triều đại Tây Sơn. Nhưng rồi Thiên tử đổi ngôi, thời thế thay đổi, vị nữ anh hùng đã ra đi oanh liệt, để lại sự cảm phục và thương xót với bà đến nhiều đời sau.

Nữ nhân hào kiệt đất Tây Sơn

Bùi Thị Xuân quê ở thôn Xuân Hoà, huyện Tuy Viễn, phủ Quy Nhơn (nay là thôn Phú Xuân, xã Bình Phú, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định). Sinh trưởng trong một gia đình khá giả, cha là Bùi Đắc Chí, chú là Thái sư Bùi Đắc Tuyên, Bùi Thị Xuân ham mê võ nghệ từ bé, thích tập côn quyền kiếm đao.

Bùi Thị Xuân thông minh, nhanh nhẹn lại khoẻ mạnh nên tập võ rất nhanh. Xuân Hoà vốn là vùng địa thế hiểm yếu, phía Nam cận núi, phía Bắc giáp sông nên dưỡng nên con người nơi đây cá tính mạnh mẽ. Ngay từ nhỏ, Bùi Thị Xuân tỏ ra là thiên bẩm võ học. Tương truyền, bà không chỉ xinh đẹp, khéo léo, nữ công có thừa nhưng lại mê múa kiếm đi quyền.

Cảm phục vị nữ tướng dùng song kiếm đánh hổ cứu chồng tương lai và số phận bi thảm, trước khi chết mắng Nguyễn Ánh là "ao trời nước vũng" - Ảnh 1.

Nghe chuyện bà Trưng bà Triệu cưỡi voi ra trận, Bùi Thị Xuân cũng háo hức muốn noi gương luyện voi.

Không giống nữ nhân đương thời thường ở chốn khuê phòng, học thơ ca xướng hoạ, cử án tề mi, Bùi Thị Xuân lại thích ăn mặc như con trai và mê vẽ chế các kiểu áo nữ hiệp. Bước ngoặt cuộc đời bà rẽ lối khi vào năm 12 tuổi, đến trường học chữ bị đám con trai đùa cợt. Bùi Thị Xuân cả thẹn, vung quyền đánh vào mặt hai kẻ sinh sự rồi bỏ về nhà. Từ ấy Xuân thôi học chữ và tập trung luyện võ.

Mấy năm sau, võ công của Xuân tăng tiến vượt bậc và nổi danh cả vùng. Trong cuốnNhà Tây Sơncủa Quách Tấn - Quách Giao có đoạn thế này:

“Từ khi bỏ học văn thì đêm đêm có một lão bà đến dạy. Dạy từ đầu hôm đến gà gáy lần thứ nhất thì bà lão lui gót. Không ai hiểu lai lịch ra sao. Suốt ba năm trời, trừ những khi mưa gió, đêm nào bà lão cũng đến cũng đi đúng giờ giấc. Dạy quyền, dạy song kiếm. Rồi dạy cách nhảy cao nhảy xa. Nhảy cao thì cột hai bao cát nơi chân mà nhảy, ban đầu bao nhỏ, rồi đổi bao to dần, cuối cùng mới nhảy chân không. Còn nhảy xa thì ban đầu dùng sào, sau dùng tre tươi ngoài bụi, níu đọt uốn cong xuống thấp rồi nương theo sức bung của cây mà nhảy. Ðêm học ngày tập. Ðến 15 tuổi thì tài nghệ đã điêu luyện".







Võ nghệ tinh thông, tài nghệ điêu luyện, chẳng mấy mà Bùi Thị Xuân chiêu mộ được nhiều chị em cùng luyện múa kiếm. Việc này cũng được kể trong Nhà Tây Sơn rằng bà tình cờ thấy đứa ở gái dùng hai chiếc đũa bếp làm kiếm múa.

 

Bùi Thị Xuân giật mình vì múa đúng bài bản phép tắc. Hoá ra ngày ngày thấy cô chủ múa kiếm nên bắt chước múa theo, lâu thành quen tay. Từ ấy, Bùi Thị Xuân cho cô ả dùng gươm thật để tập."Lại rủ chị em trong xóm ai muốn học võ học kiếm thì ban đêm rảnh việc đến nhà, Bùi Thị Xuân dạy cho. Không mấy lúc nhà họ Bùi trở thành trường dạy võ. Ðệ tử từ năm ba người trong xóm vụt nhảy lên hàng chục, hàng vài ba chục".

"Trường dạy võ" tại nhà của Bùi Thị Xuân sau này đã tạo nên "Tây Sơn ngũ phụng thư" oai hùng, toàn những nữ tướng kiệt xuất đầu quân cho nhà Tây Sơn. Trong đó có Bùi Thị Nhạn (sau này là vợ vua Quang Trung), Trần Thị Lan (sau này là vợ Đô đốc Nguyễn Văn Tuyết), Huỳnh Thị Cúc (nữ tướng dưới quyền Bùi Thị Xuân), Nguyễn Thị Dung (vợ của tướng Trương Đăng Đồ nhà Tây Sơn).

Năm nữ nhân tài danh đã hội về một chỗ. Họ cùng nhau tập luyện và nắm trong tay một đoàn tượng binh gồm cả trăm thớt voi cùng 1 đoàn nữ binh hơn hai nghìn người. Lịch sử Việt Nam đã ghi dấu biết bao chiến thắng trên lưng voi, bởi vậy tượng binh khi ấy chính là bảo bối trên chiến trường.

Một lòng theo nghiệp kiếm quyền, nên dù xinh đẹp nhưng ngoài 20 Bùi Thị Xuân vẫn không nghĩ tới việc lập gia đình. Có lẽ tài sắc vẹn toàn, văn võ đều tinh anh nên nam nhân tầm thường rất khó khiến bà để mắt tới. Dẫu vậy, định mệnh không hề bỏ quên nhân duyên của Bùi Thị Xuân.

Dùng song kiếm đánh hổ, cứu "chồng tương lai"

Năm 1771, trong một lần cùng học trò đi săn ở núi Thuận Ninh, Bùi Thị Xuân gặp một tráng sĩ đang đánh nhau với hổ. Vị tráng sĩ sức cùng lực kiệt, người đầy máu me. Bùi Thị Xuân dùng song kiếm xông lên hét một tiếng, đánh hổ cứu người. Hổ tài lanh liên tục tránh khỏi những nhát kiếm hiểm độc, nhưng đọ sao lại sự nhanh nhẹn của nữ tướng. Sau cùng, bị một nhát kiếm đâm phập vào vai, hổ gầm lên bỏ chạy. Bùi Thị Xuân tức thì quay trở lại băng bó cho vị tráng sĩ.

 

Cảm phục vị nữ tướng dùng song kiếm đánh hổ cứu chồng tương lai và số phận bi thảm, trước khi chết mắng Nguyễn Ánh là "ao trời nước vũng" - Ảnh 3.

Ảnh minh hoạ.

Hỏi ra mới biết đó là danh tướng Trần Quang Diệu. Sau khi băng bó, Bùi Thị Xuân theo yêu cầu đưa Trần Quang Diệu về nhà Nguyễn Nhạc. Bùi Thị Xuân và Nguyễn Nhạc vốn đã nghe tiếng nhau nhưng chưa có dịp làm quen, "nhờ hổ nên duyên" mà nên nghĩa vườn đào Bùi Thị Xuân - Trần Quang Diệu - Nguyễn Nhạc.

"Rồi để cho nghĩa thêm nặng tình thêm thâm, Nguyễn Nhạc đứng làm mai và làm luôn chủ hôn để Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân nên đôi nên lứa"- tríchNhà Tây Sơn.

Chí lớn gặp nhau, nước chảy xuôi dòng, hai vợ chồng Bùi Thị Xuân - Trần Quang Diệu trở thành giai thoại nữ hào kiệt, trai trung dũng của nhà Tây Sơn. Cả hai đều trở thành trụ cột của Tây Sơn. Nếu Bùi Thị Xuân đứng đầu "Ngũ phụng thư" (5 con chim phượng hoàng) thì Trần Quang Diệu là một trong "Thất hổ tướng" (bảy viên hổ tướng). Thêm vào đó, hai người là 2 trong số 18 người được coi là viên đá tảng xây dựng nên triều đại Tây Sơn mà sử gọi là "Tây Sơn thập bát cơ thạch".

Nữ tướng hào kiệt, một đời anh hùng

Ngoài tài kiếm thuật, Bùi Thị Xuân còn giỏi bắn cung, cưỡi ngựa và luyện voi. Cùng với lòng dũng cảm chảy trong huyết quản, bà cùng chồng nhanh chóng đạt được công lớn trong sự nghiệp của nhà Tây Sơn từ những buổi đầu.

 

Năm 1775, trước khi tiến đánh Phú Yên, Nguyễn Huệ giao Tây Sơn cho Bùi Thị Xuân và Võ Đình Tú quản đốc. Năm 1785, Bùi Thị Xuân cùng chồng lập đại công ở trận Rạch Gầm - Xoài Mút khi đánh tan 2 vạn quân Xiêm La. Vợ chồng Bùi Thị Xuân điều khiển bộ binh, tướng Võ Văn Dũng cùng Nguyễn Huệ chỉ huy thủy quân. Bùi Thị Xuân đã chém bay đầu tướng Xiêm là Lục Côn. Theo Hỏi đáp lịch sử Việt Nam, trong trận đại phá 20 vạn quân Thanh đầu năm 1789, Bùi Thị Xuân đã chỉ huy đội tượng binh.

Nhiều năm tiếp theo, hai vợ chồng bà cầm quân đánh dẹp các phe chống đối triều Tây Sơn. Thế nhưng, giữa lúc nhà Tây Sơn đang từng bước ổn định, tháng 7năm1792, vuaQuang Trungđột ngột qua đời. Kể từ đó, vương triều này bắt đầu suy yếu do vuaCảnh Thịnh(Nguyễn Quang Toản) còn nhỏ, lại bị người cậu ruột là Thái sưBùi Đắc Tuyênchuyên quyền. Lúc này, Bùi Thị Xuân được cử vào trấn thủ Quảng Nam.

Khi nhà Nguyễn thừa dịp tấn công thành Quảng Nam thì bị đánh một trận tơi bời, chúa Nguyễn"tức tối vì thua mưu trí đàn bà, chúa Nguyễn thề sẽ sớm rửa mối nhục"- tríchCác vị nữ danh nhân Việt Nam.

Mùa xuânnăm1802, vuaCảnh Thịnhsai em làNguyễn Quang Thùyvào trấn giữNghệ An, còn tự mình cầm quân đi đánh chiếm lạiPhú Xuân. Bùi Thị Xuân được lệnh đem 5.000 quân đi hộ giá.

Thế trận ngày càng bất lợi, Bùi Thị Xuân cưỡi voi liều chết đánh vàolũy Trấn Ninh, nơiNguyễn Ánhđang cố thủ. Lúc bấy giờchúa Nguyễncùng quân lính đã hốt hoảng chia quân vượtsông Linh Giang hòng mở đường máu thoát thân. Nào ngờ vuaCảnh Thịnhthấy quân Nguyễn tràn qua nhiều, tưởng nguy khốn liền cho lui binh. Bùi Thị Xuân bèn nắm áo bào của nhà vua để khuyên cố đánh. Nhưng khi nghe tin tướng nhà Nguyễn phá tan thủy binh Tây Sơn ở cửa biển Nhật Lệ (Quảng Bình), cướp được hầu hết tàu thuyền và tướng giữ cửa nhà Tây Sơn cũng đã đầu hàng thì đội quân của bà hốt hoảng tháo chạy.

 

Cảm phục vị nữ tướng dùng song kiếm đánh hổ cứu chồng tương lai và số phận bi thảm, trước khi chết mắng Nguyễn Ánh là "ao trời nước vũng" - Ảnh 4.

Hòng cứu vãn tình thế, đây chính là trận chiến oanh liệt cuối cùng của bà. Nhưng nhà Tây Sơn đã trượt dài trên đà suy vong, không gượng lại được nữa.

"Cung cúc tận tuỵ, đến chết mới thôi"

TheoViệt sử tân biên, Trần Quang Diệu cùng vợ và con gái, dẫn theo một số tàn quân chạy ra Bắc. Đến châuQuy Hợp thì biết tinNghệ Anđã mất. Quân sĩ của Trần Quang Diệu bỏ cả rồi, mấy hôm sau vợ chồng Quang Diệu đều bị bắt cả. Vua Cảnh Thịnh cùng hai em và vài tướng tá vượt qua sôngNhị Hà, tính trốn lên vùng Thượng du cũng bị dân chúng bắt và đóng cũi nộp cho quân Nguyễn.

Trích dẫn tài liệu của mộtgiáo sĩphương Tâytên là De La Bissachère (nghe kể lại buổi hành hình) được viết năm1807, mô tả lại cái chết của mẹ con nữ tướng Bùi Thị Xuân. Nguyễn Ánh sai người áp giải đến trước mặt rồi hỏi với giọng đắc chí:

-Ta và Nguyễn Huệ ai hơn?

 

Bùi Thị Xuân trả lời:

-Chúa công ta, tay kiếm tay cờ mà làm nên sự nghiệp. Trong khi nhà người đi cầu viện ngoại bang, hết Xiêm đếnTâylàm tan nát cả sơn hà, cùng đều bị chúa công ta đánh cho không còn manh giáp. Đem so với chúa công ta, nhà ngươi chẳng qua là ao trời nước vũng.Còn nói về đức độ, thì Tiên đế ta lấy nhân nghĩa mà đối xử với kẻ trung thần thất thế, như đã đối vớiNguyễn Huỳnh Đức, tôi nhà ngươi. Còn ngươi lại dùng tâm của kẻ tiểu nhân mà đối với bậc nghĩa liệt, đã hết lòng vì chúa, chẳng nghĩ rằng ai có chúa nấy, ái tích kẻ tôi trung của người là khuyến khích tôi mình trung với mình. Chỗ hơn kém rõ ràng như ban ngày và đêm tối. Nếu Tiên đế ta đừngthừa longquá sớm, thì dễ gì nhà ngươi trở lại đất nước này.

Khi Nguyễn Ánh hỏi bà có muốn xin ân xá không, nữ trung hào kiệt đất Tây Sơn đáp:

- "Ta đâu có sợ chết mà phải chịu nhục, hạ mình trước một kẻ tiểu nhân đắc thế như ngươi?".

Căm gan, Nguyễn Ánh truyền lệnh đem Bùi Thị Xuân về Bình Ðịnh, cởi bỏ hết quần áo, cột đứng trên tù xa đẩy đi khắp các nơi thị tứ rồi lại bị giải về Phú Xuân, nhưng lại bị Bùi Thị Xuân mắng là"con người tánh độc hơn sài lang, lòng nhớp hơn cẩu trệ".

 

Nguyễn Ánh tức giận, truyền bắt mấy người con đem ra giết trước mặt bà. Con nhỏ thì sai bỏ vào bao vải, đánh nát thây. Còn người con gái lớn thì cho voi xé xác. Thấy con gái hoảng sợ, bà hét lớn: "Con nhà tướng không được khiếp nhược". Con gái bà nghe thấu liền nhắm mắt thọ hình, không một tiếng rên.

Đến lượt Bùi Thị Xuân, bà bị trói nằm ngửa trên cỏ. Ba hồi trống dứt, một con voi to lớn hung hăng chạy đến, giơ chân toan chà. Khi voi đưa chân toan chà đạp, bà đã thét lên một tiếng như sấm dậy khiến voi thất kinh phải thối lui, không chịu theo sự điều khiển của quản tượng - sáchViệt Nam anh kiệtcũng nhắc đến chi tiết này.

Bị nài giục, voi bước tới một lần nữa, nhưng vừa bước tới liền dừng bước ngay, thúc mấy cũng không dám tiến. Lính lấy giáo đâm, voi thét lên một tiếng rồi bỏ chạy. Nguyễn Ánh tức mình, sai dùng hình phạt điểm thiên đăng. Cuối cùng, Bùi Thị Xuân bị cột vào trụ sắt, lấy vải nhúng sáp nóng quấn khắp người rồi bị đốt cháy một cách man rợ.

Có thể nói, từ sau đời Hai Bà Trưng mới thấy được một vị nữ tướng gan góc, lẫm liệt mà bất khuất như vậy. Dù đến chết vẫn hiên ngang, bại trận mà vẫn ngùn ngụt chí khí. Thế mới thấy, phụ nữ Việt từ thời xưa đã có sức chiến đấu mạnh mẽ, luôn trung thành, tận tuỵ và hết mình vì sự nghiệp non sông. Đó chính là gương sáng để đời sau chiếu rọi.

Video: Khám phá đoạn đường ‘bậc thanh lên thiên đường’ của Vạn Lý Trường Thành. Nguồn: Yang Fang/Tiền phong.

 


 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm