Khám phá

Cao nhân nào là người khiến Gia Cát Lượng phải ngậm ngùi tự nhận "mãi mãi thua kém"?

Gia Cát Lượng được mệnh danh kì nhân hiếm có được biết bao nhiêu người ngưỡng mộ. Ấy vậy mà, có một cao nhân khác khiến ông phải ngậm ngùi tự nhận rằng mình "mãi mãi thua kém".

Không phải Gia Cát Lượng, nhân vật này mới là đệ nhất thần cơ diệu toán trong Tam Quốc / Nếu Gia Cát Lượng không Bắc phạt sẽ xảy ra 4 hậu quả nghiêm trọng: Thục Hán không thể gánh chịu được!

Người được Gia Cát Lượng kính nể

Gia Cát Lượng (181 – 234), biểu tự Khổng Minh, hiệu Ngọa Long, là nhà ngoại giao, khai quốc công thần nổi tiếng của nhà Thục Hán, thời Tam Quốc. Gia Cát Lượng sinh vào mùa thu năm Tân Dậu tại Dương Đô nay thuộc huyện Nghi Nam, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ông là con của Gia Cát Khê, là con trai thứ hai trong gia đình, có anh là Gia Cát Cẩn và em là Gia Cát Quân.

>> Xem thêm: Vì sao 3 hoàng đế cuối cùng nhà Thanh lại tuyệt tự, không có con dù hậu cung có trăm nghìn mỹ nhân?

Cao nhân nào là người khiến Gia Cát Lượng phải ngậm ngùi tự nhận

Gia Cát Lượng là một người có tài năng toàn diện. (Ảnh: Sohu)

Gia Cát Lượng là một người am hiểu nhiều lĩnh vực từ chính trị, quân sự, ngoại giao, pháp luật cho đến giáo dục, phong thủy,...Trong lịch sử, rất hiếm có một ai có tài năng toàn diện như ông. Sự nghiệp của Gia Cát Lượng gắn liền với Lưu Bị khi ông trở thành một bề tôi trung thành, một lòng với minh quân. Với vai trò phò tá cho Lưu Bị, Gia Cát Lượng Khổng Minh góp công lớn trong việc phục dựng cơ đồ nhà Thục Hán.

Tài giỏi là vậy, thế nhưng, trong nội bộ Thục Hán có một nhân vật khiến Gia Cát Lượng vô cùng kính nể. Người này không chỉ khiến ông hao tâm tổn sức chiêu mộ về dưới trướng Lưu Bị mà còn phải thốt ra nhiều lời khen ngợi: "Về bản lĩnh bày mưu tính kế, Lượng thua xa Tử Sơ". Vậy Tử Sơ mà Gia Cát Lượng nhắc đến là ai?

>> Xem thêm: Hậu cung nhà Thanh vô số phi tần, làm sao phân biệt ai là người Mãn, ai là người Hán? Có 2 cách!

Cao nhân nào là người khiến Gia Cát Lượng phải ngậm ngùi tự nhận

Tài giỏi là vậy, thế nhưng, có một nhân vật khiến Gia Cát Lượng vô cùng kính nể. (Ảnh: Sohu)

 

Người được Gia Cát Lượng kính nể là ai?

Vị "Tử Sơ" được Gia Cát Lượng đề cập tới đó chính là Thượng thư lệnh Lưu Ba. Lưu Ba là người như thế nào?

Trong "Tam quốc chí" phần Thục thư có hẳn một chương để miêu tả về con người của Lưu Ba.

>> Xem thêm: Mỗi khi hoàng đế sủng hạnh phi tần, thái giám lại thắp một nén nhang để ngăn chuyện này xảy ra

Cao nhân nào là người khiến Gia Cát Lượng phải ngậm ngùi tự nhận

Người được Gia Cát Lượng vô cùng nể phục đó chính là Lưu Ba. (Ảnh: Sohu)

 

Lưu Ba tự Tử Sơ, người ở nam Linh Lăng, thuộc Kinh Châu thời bấy giờ. Ông xuất thân trong một gia đình có nhiều đời làm quan. Ông nội của Lưu Ba là Lưu Diệu, từng làm quan tới chức Thái thú Thương Ngô. Phụ thân Lưu Tường cũng từng đảm nhiệm chức Thái thú Giang Hạ, Tướng quân Đãng Khấu.

Lưu Ba nổi tiếng từ thuở nhỏ với trí thông minh xuất chúng nhưng tính tình kiêu ngạo, thường coi khinh người khác. Lưu Ba là một trường hợp khá đặc biệt trong những nhân vật phụng sự Lưu Bị. Khác với Gia Cát Lượng, Pháp Chính, Bàng Thống, Từ Thứ, Lưu Ba rất ghét Lưu Bị và cũng không ít lần mạo phạm.

Lưu Ba vốn là người "học rộng tài cao" nên năm 18 tuổi ông đã làm quan tới chức Chủ Bộ ở Kinh Châu. Trong khi đó, Lưu Bị lúc bấy giờ chưa làm nên đại nghiệp, phải về nơi đây nương nhờ Lưu Biểu. Lưu Bị rất mến mộ thanh danh của Lưu Ba, đã cho người cháu là Chu Bất Nghi (cháu họ bên ngoại) tới chỗ Ba để học hỏi, nhưng Ba thẳng thắn chối từ với lý do: "Về học vấn, ta chẳng đáng nhắc tới. Ngài cho cháu bái ta làm thầy, ta chỉ sợ làm trễ nải việc học của nó. Ngài vẫn nên tìm cao nhân khác đi".

>> Xem thêm: Vị tướng "đen đủi" nhất Tam Quốc, cuối đời bị Lưu Bị "chiếm công" qua chi tiết cực ít người để ý

Cao nhân nào là người khiến Gia Cát Lượng phải ngậm ngùi tự nhận

Lưu Ba nổi tiếng từ thuở nhỏ với trí thông minh xuất chúng nhưng tính tình kiêu ngạo. (Ảnh: Sohu)

 

Tháng 7 năm Kiến An thứ 13 (năm 208), Tào Tháo tấn công Kinh châu, Lưu Biểu chết mất xác. Rất nhiều kẻ sĩ đất Kinh Sở chạy xuống vùng Giang Nam (nơi có Lưu Bị) riêng Lưu Ba đi ngược trở lên, quyết theo Tào Tháo. Tào Tháo cũng ngưỡng mộ tài năng của Lưu Ba, bổ nhiệm ông làm quan, lại để cho ông chiêu nạp dân chúng ba quận Trường Sa, Linh Lăng, Quế Dương.

Thế nhưng, sự đời éo le, tháng 12 năm 208, Tào Tháo thua tan nát ở trận Xích Bích, bốn quận Vũ Lăng, Trường Sa, Quế Dương, Linh Lăng rơi vào tay Lưu Bị. Quân Tào Tháo chạy thục mạng về đất bắc, riêng Lưu Ba hết đường đành qua Giao Chỉ lánh nạn, nương nhờ Sĩ Nhiếp.

Sĩ Nhiếp cũng không ưa Lưu Ba, vì vậy Ba chạy tiếp về Ích châu. Được Lưu Chương trọng đãi, nhưng "họa vô đơn chí", Ba ngồi chưa ấm chỗ thì Lưu Chương thu nhận tập đoàn Lưu Bị để chống Tào. Lúc bấy giờ, chỉ có Lưu Ba là nhìn ra tình thế, liền khuyên ngăn Lưu Chương không thu nạp Lưu Bị. Ông giải thích: "Lưu Bị là kẻ hùng tài đại lược, thu về sẽ là mối họa, không thể giữ lại!" Nhưng Lưu Chương vẫn quyết định thu nạp Lưu Bị. Lưu Ba tiếp tục can ngăn: "Để Lưu Bị thảo phạt Trương Lỗ, chẳng khác nào thả hổ về rừng". Lưu Chương vẫn không nghe, Ba liền lấy lý do cáo bệnh mà lui về.

Cao nhân nào là người khiến Gia Cát Lượng phải ngậm ngùi tự nhận

Gia Cát Lượng mến mộ tài năng của Lưu Ba nên đã thuyết phục Lưu Ba về dưới trướng Lưu Bị. (Ảnh: Sohu)

 

Năm Kiến An thứ 19 (năm 214), Lưu Bị đánh hạ Ích Châu, lúc này, bằng sự cảm hóa, Lưu Ba rốt cuộc cũng xuôi theo ý trời, trở thành mưu thần đắc lực qua việc cùng với Gia Cát Lượng, Pháp Chính, Y Tịch, Lý Nghiêm soạn ra hình luật nước Thục.

Lưu Bị lúc khai chiến với Lưu Chương từng ước định với quân sĩ: "Nếu như đại sự có thể thành, tài vật trong phủ khố của Lưu Chương tùy ý cho các ngươi đi lấy, ta sẽ không can thiệp vào". Sau khi đánh hạ thành đô, tất cả binh sĩ đều tới phủ khố Lưu Chương lấy bảo vật, kết quả làm quốc khố trống rỗng. Lưu Bị vì thế vô cùng lo lắng. Lúc này Lưu Ba hiến kế: "Việc này đơn giản, đúc tiền lưu hành đồng bộ, thống nhất vật giá, thi hành chế độ đấu giá công khai". Lưu Bị làm theo lời ông, chỉ trong vòng vài tháng quốc khố Thục lập tức sung túc trở lại.

Lưu Ba tuy giỏi nhưng quá kiêu ngạo, Trương Phi nổi tiếng yêu kính người quân tử, rất thích những kẻ có gốc gác sĩ tộc. Trương Phi muốn kết bái với Lưu Ba, nhưng Ba cự tuyệt, phân chia giai cấp rõ ràng "Đại trượng phu ở trên đời, hướng đến anh hùng bốn bể mà quan hệ, còn như với mấy gã nhà binh thì có chuyện gì mà nói". Lưu Bị vốn là người nặng tình nặng nghĩa, thấy huynh đệ kết nghĩa của mình bị "thuộc hạ" như Ba coi thường thì lấy làm bất mãn, liền nói với Khổng Minh: "Lưu Ba này tài trí hơn người. Nếu không tìm được người thay thế thì dùng, nếu đã tìm được thì không cần nữa!".

Cao nhân nào là người khiến Gia Cát Lượng phải ngậm ngùi tự nhận

Gia Cát Lượng đã thừa nhận mình vĩnh viễn không bằng Lưu Ba nên Lưu Bị đã thay đổi chủ ý. (Ảnh: Sohu)

 

Lúc bấy giờ, Gia Cát Lượng liền thừa nhận: "Về mưu lược, thần vĩnh viễn không bằng Tử Sơ". Lưu Bị nghe xong, biết là khó tìm được người tài hơn Lưu Ba, mới mắt nhắm mắt mở bỏ qua thái độ cao ngạo của ông. Không chỉ có Gia Cát Lượng, Trần Quần khi viết thư gửi Thừa Tướng Gia Cát Lượng hỏi thăm tin tức của Ba, gọi Ba là Lưu quân Tử Sơ, chứng tỏ vô cùng kính trọng. Trương Chiêu, mưu thần trưởng lão phe Ngô chê Lưu Ba khí độ hẹp hòi, tự mình gây họa. Nhưng Tôn Quyền lại khen Ba là bậc cao sĩ "Nếu Tử Sơ theo đời chìm nổi, rộng rãi làm đẹp lòng Huyền Đức, sao đủ để xưng là cao sĩ".

Ngoài ra, sau khi Lưu Bị đăng cơ tại Hán Trung đã bổ nhiệm Lưu Ba làm Thượng thư. Toàn bộ "bản thảo diễn văn" của Lưu Bị đều xuất phát từ cây bút của Lưu Ba. Từ những ý trên có thể thấy bản lĩnh của Lưu Ba không tầm thường và những lời Gia Cát Lượng nhận xét về ông là có cơ sở. Đáng tiếc, năm thứ 2 Lưu Bị xưng đế, Lưu Ba qua đời vì bạo bệnh khi mới 39 tuổi.

- Video khám phá Nhạn Môn Quan - cửa ải chỉ chim nhạn mới bay qua được. Nguồn: Tiền phong/CCTV.


1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm