Cặp chim 'song sinh' nhưng sống cách nhau hơn 30 triệu năm
Trắng đêm theo chân thợ săn cua đá trên đảo Cù Lao Chàm / Hai chị em ‘dị nhân’ sống giữa rừng ở Vĩnh Phúc
Các mẫu hóa thạch được thu thập được cho thấy cách đây 62 triệu năm trước, có tới 9 loài chim cánh cụt khác nhau từng bơi lội ở vùng biển nhiệt đới tại khu vực nay là New Zealand. Trong khi một số loài có kích thước tương đương với chim cánh cụt hiện nay, một số khác phát triển tới độ cao hơn 1,5 m.
Khoảng 30 triệu năm sau, Plotopteridae - họ chim biển đã tuyệt chủng mới xuất hiện trên Trái đất. Hóa thạch của chúng được tìm thấy ở một số địa điểm tại Nhật Bản và Bắc Mỹ.
"Plotopteridae trông giống chim cánh cụt, bơi giống chim cánh cụt và có lẽ cũng ăn như chim cánh cụt nhưng chúng không phải là chim cánh cụt", chuyên gia Paul Scofield tới từ quản lý Bảo tàng Canterbury cho biết.
Plotopteridae xuất hiện cách đây 30 triệu năm.
Mặc dù chúng tồn tại ở những thời điểm khác nhau, cả 2 loại chim khổng lồ này đều có mỏ dài với giống như khe, cấu trúc xương ngực và xương vai tương tự.
Điều này cho thấy cả 2 đều là những tay bơi lội "cừ khôi". Chúng sử dụng đôi cánh để tự mình đẩy xuống sâu dưới nước tìm kiếm thức ăn.
"Những con chim này tiến hóa ở các bán cầu khác nhau, cách nhau hàng triệu năm. Nhưng bạn sẽ khó mà phân biệt được chúng", ông Scofield cho hay.
Dù vậy, 2 loài chim này không phải họ hàng. Plotopterids có liên quan chặt chẽ hơn với các loài chim đi biển khác như chim điên, chim ó biển và chim cốc.
Theo ông Vanesa De Pietri, đồng tác giả của nghiên cứu, phát hiện này là ví dụ cho cái mà chúng ta gọi là tiến hóa hội tụ khi các sinh vật ở xa phát triển các đặc điểm hình thái tương tự trong các môi trường tương tự.
Những con chim cánh cụt khổng lồ sống ở Aotearoa, New Zealand khoảng 60 triệu năm trước.
Nghiên cứu mới đây cũng giúp các nhà khoa học đưa ra lời giải thích cho việc vì sao một số loài chim phát triển cánh để bơi.
"Sử dụng cánh để bơi lặn khá hiếm ở một số loài chim, hầu hết các loài chim đều sử dụng chân của chúng để bơi. Chúng tôi nghĩ rằng cả chim cánh cụt và plotodopterid đều có tổ tiên bay. Chúng lao từ không trung xuống nước để tìm kiếm thức ăn. Sau thời gian, những loài tổ tiên này bơi tốt hơn và bay tệ hơn", Đồng tác giả nghiên cứu Gerald Mayr, nhà khoa học tại Viện nghiên cứu Senckenberg và Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở Đức cho hay.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào