Câu chuyện thú vị đằng sau tấm hình chụp Trái Đất nổi tiếng nhất mọi thời đại
Ấn tượng với bức ảnh chụp gần Mặt Trời nhất vừa được tiết lộ / Giai thoại về nguồn gốc cái tên 'kangaroo' của loài chuột túi
Đúng 50 năm trước, vào ngày 24 tháng 12 năm 1968, những phi hành gia của con tàu Vũ Trụ Apollo 9, bao gồm Frank Borman, Jim Lovell, và William Anders trở thành những người đầu tiên được đưa lên quỹ đạo Mặt Trăng. Đây là hành trình mang tính lịch sử và tấm hình mang tên gọi “Earthrise” chụp lại Trái đất từ Mặt trăng cũng ấn tượng không kém. Trước thời điểm đó, con người chưa từng được thấy Trái Đất từ một khoảng cách xa đến vậy.
Theo Business Insider, “Earthrise” là một trong những hình ảnh không gian được tái sử dụng nhiều nhất mọi thời đại khi nó được xuất hiện trên nhiều hình thức như tem thư, poster hay bìa tạp chí TIME. Nó cũng được bầu chọn là một trong 100 tấm hình thay đổi thế giới của Life cũng nhận định cho rằng đây là “hình ảnh liên quan đến môi trường có tầm ảnh hưởng nhất từng được chụp lại.” Dù vậy, nhiều người cảm thấy sự “hài hước” liên quan đến hình ảnh này bởi mục đích của Apollo là để nghiên cứu và chụp hình bề mặt Mặt Trăng - chứ không phải là Trái Đất.
“Trong tất cả những mục tiêu NASA đặt ra trươc skhi phóng Apollo 8, không ai nghĩ đến việc chụp hình Trái Đất từ quỹ đạo Mặt Trăng,” Robert Zimmerman nhắc đến trong cuốn sách “Genesis: The Story of Apollo 8: the First Manned Flight to Another World.” Hình ảnh này được chụp lại trong lần di chuyển vòng quanh Mặt trăng lần thứ 4 của nhóm phi hành gia và tàu Apollo bắt đầu thay đổi quỹ đạo bay khiến Trái Đất có thể được nhìn thấy. Dù vậy, không một ai trong số các phí hành gia chuẩn bị cho điều này, kể cả Anders, người nhận trách nhiệm chụp hình trong chuyến đi.
Trong một bài phỏng vấn với BBC, Anders nhớ lại:
“Tôi không nhớ ai nói, có thể là tất cả chúng tôi, “Lạy Chúa! Nhìn kìa!” và Trái Đất hiện ra. Chúng tôi chưa từng bàn luận về vấn đề này khi xuất phát, không có hướng dẫn nào được đưa ra. Tôi nói đùa, “nó không nằm trong kế hoạch của chuyến đi,” và hai người còn lại hét vào mặt tôi và đòi tôi đưa camera cho họ. Tôi là người duy nhất có một chiếc máy ảnh màu với ống kính dài. Tôi đưa một chiếc máy ảnh đen trắng cho Borman và không nhớ nổi Lovell thì có chiếc máy nào. Tất cả đều đòi camera và bắt đầu chụp hình.”
Ban đầu, cả Borman và Anders đều tự nhận mình là tác giả của hình ảnh nổi tiếng. Thế nhưng, một cuộc “điều tra” sau đó cho thấy Borman là người nhận ra tầm quan trọng của khoảnh khắc này. Anh đã chụp một tấm hình đen trắng trước khi Anders chụp tấm ảnh màu “Sunrise” nổi tiếng.
Fred Spier, một giáo sư tại Đại học Amsterdam, trong bài viết “The Elusive Apollo 8 Earthrise Photo” nhận định Borman và Lovell đều đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc ép Anders, người duy nhất có máy ảnh màu, thực hiện chụp hình Trái Đất.
“Anders đều tiên có vẻ chống đối và sau đó nhanh chóng làm điều hai người còn lại bảo. Không nghi ngờ gì, Anders chính là người chụp tấm hình nổi tiếng, thế nhưng công bằng mà nói thì nó là kết quả từ công sức của cả ba người,” Spier nói thêm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao người xưa có câu: 'Dại xây nhà hướng Tây, ngốc mua đất cạnh chùa'?
4 loài tưởng tuyệt chủng bỗng trở lại đầy bí ẩn: Số 2 ‘hồi sinh’ kỳ diệu ở Việt Nam, chấn động cả thế giới
10 nhân vật thông minh kiệt xuất của Trung Quốc: Gia Cát Lượng không vào được top 3, số 1 là người ai cũng biết
Người phụ nữ lẳng lơ nhất thời Tam Quốc là ai mà đến cả cháu trai cũng không tha?
Bí ẩn dòng họ lâu đời nhất Việt Nam, có từ thời Vua Hùng: Tên rất lạ, gắn liền với loạt huyền tích
Tại sao các phi hành gia 'rút móng tay' trước khi lên bầu trời? Các chuyên gia hàng không vũ trụ nói sự thật!