Câu trả lời ngắn gọn của Kỷ Hiểu Lam khiến Hòa Thân bẽ mặt trước vua Càn Long
Kỷ Hiểu Lam là một nhân vật khá quen thuộc với khán giả Việt Nam trong phim Bản lĩnh Kỷ Hiểu Lam, đây là một bộ phim truyền hình cổ trang và hài hước Trung Quốc của đạo diễn Lưu Gia Thành. Phim gồm 4 phần, được phát sóng ở Hong Kong trên kênh TVB Jade từ ngày 8 tháng 4 năm 2002 đến ngày 5 tháng 3 năm 2010.
Bộ phim dựa trên câu chuyện có thật về một đại học sĩ đời vua Càn Long, triều Thanh – Kỷ Hiểu Lam, một học sĩ ngay thẳng, tương phản với đại thần Hòa Thân tham lam. Cốt truyện tập trung xung quanh những vấn đề mà nhà Thanh phải đối đầu, đồng thời nói lên một cách kín đáo vài quan điểm về hệ thống lãnh đạo hiện đại ngày nay hoặc trong bất cứ thời đại nào khác, và về sự tham nhũng đang dần lũng đoạn xã hội.
Kỷ Hiểu Lam khiến Hòa Thân bẽ mặt trước vua Càn Long
Theo sử sách ghi chép lại, Kỷ Hiểu Lam sở hữu ngoại hình "mạo tẩm đoản thị". Trong đó, "tẩm" là từ dùng để chỉ tướng mạo xấu xí. "Đoản thị" là cách gọi khác của mắt cận.
Không chỉ vậy, vị quan họ Kỷ này còn mắc tật nói lắp. Chính những đặc điểm sinh lý khiếm khuyết trên đã khiến Càn Long cả đời "bằng mặt không bằng lòng" với Kỷ Hiểu Lam. Điều này cũng khiến cho ông không được Hoàng đế quá tín nhiệm.
Vận mệnh quan trường của Kỷ Hiểu Lam hoàn toàn do Càn Long nắm giữ. Nổi tiếng là bậc minh chủ, nhưng vị Hoàng đế này lại sở hữu những sở thích và tiêu chuẩn khác người. Theo đó, Càn Long lúc sinh thời chỉ thích những người tỉnh táo, nhanh nhẹn, thông minh, giỏi giang, và đặc biệt là phải sở hữu ngoại hình trẻ đẹp.
Những sủng thần, trọng thần của ông như Hòa Thân, Vương Kiệt, Vu Mẫn Trung, Lương Quốc Trì đều từng là những "mỹ nam tử" nổi tiếng một thời. Bởi vậy, ngay cả khi sở hữu tài năng hơn người, Kỷ Hiểu Lam vẫn phải "chào thua" tiêu chuẩn về ngoại hình của Hoàng đế.
Kỷ Hiểu Lam không phải là một tác gia lớn như các tác gia trứ danh thời nhà Hán, Đường, cũng không lưu lại cho đời những áng văn thơ hoành tráng nhưng những câu chuyện của ông đều thường hàm chứa triết lý sâu sắc.
Có một lần, Kỷ Hiểu Lam hộ tống Càn Long đi nghỉ dưỡng ở sơn trang tránh nóng Thừa Đức. Vì đi nghỉ, rảnh rỗi nên vị vua nhà Thanh có thời gian nói chuyện phiếm với các đại thần đi cùng.
Bất chợt, không biết nghĩ đến điều gì, ông liền hỏi Hòa Thân và Kỷ Hiểu Lam rằng: “Hai vị ái khanh, các khanh nói xem trong thiên hạ người như thế nào là người giàu có nhất? Và người như thế nào là người nghèo nhất?”
Hòa Thân vốn giỏi tâng bốc, nịnh nọt vua liền cướp lời nói trước: “Thánh thượng, khắp thiên hạ này, thứ gì cũng thuộc về người. Thần cho rằng bệ hạ là người giàu nhất còn nghèo nhất có lẽ là những kẻ ăn xin”.
Hòa Thân nói vậy cũng không sai, nhưng Càn Long nghe xong chẳng nói chẳng rằng, đánh mặt sang phía Kỷ Hiểu Lam hỏi: “Còn Kỷ ái khanh, khanh nói đi”.
Kỷ Hiểu Lam không muốn ra mặt tranh cãi với đại gian thần Hòa Thân nên không nói gì. Bây giờ Càn Long đã giục, nên ông đành phải nói: “Bẩm Thánh thượng, thần cho rằng người giàu nhất trong thiên hạ là người cần kiệm, người nghèo nhất trong thiên hạ là kẻ tham lam.
Chỉ cần cần kiệm, cho dù nghèo đến mức chẳng có nổi thứ gì, dần dần cũng sẽ khá lên. Nếu như tham lam lại tham ăn, miệng ăn núi lở, của cải rồi cũng hết”.
“Ừ, khanh nói phải.” – Càn Long gật đầu.
Hòa Thân thực dụng, chỉ quan tâm đến việc lấy lòng vua mà không nghĩ được sâu xa, đánh giá sự việc từ lập trường của bản thân nên phải nhận "gáo nước lạnh" từ vua.
Còn Kỷ Hiểu Lam đánh giá đúng bản chất sự việc nên trả lời thấu đáo, đúng thực tế.
Còn một lần khác, Kỷ Hiểu Lam cũng hộ tống vua đi vãn cảnh bên ngoài sơn trang tránh nóng Thừa Đức. Đoàn người trong lúc đi vãn cảnh đã vô tình ghé vào một ngôi làng nhỏ, chỉ có hai, ba chục hộ dân sinh sống.
Các ngôi nhà ở đây rất nhỏ, tường đất bong tróc, cảnh tượng hết sức ảm đạm.
Trong thôn có một kiến trúc chùa không hẳn là chùa, miếu không hẳn là miếu. Trong tòa kiến trúc này có một cái ban, trên ban gồm có hai bức tượng Bồ tát, một bức tượng Thần Tài, một bức tượng Dược vương gia.
Càn Long sau khi quan sát, cảm thấy thú vị, liền chỉ vào ban thờ và nói với Kỷ Hiểu Lam: "Kỷ ái khanh, khanh thay họ viết một đôi câu đối, khanh thấy thế nào?"
Kỷ Hiểu Lam đứng trước ban thờ có phần lạ lùng này, cảm xúc trào dâng, liền xuất khẩu thành thơ:
"Hữu tiền nan mãi mệnh (Câu này chỉ ông Thần Tài)
Vô dược khả y bần (Câu này chỉ Dược vương gia)
Đôi câu đối này hàm chứa triết lý sống rất sâu sắc. "Vô dược khả y bần" cũng bộc lộ quan điểm cần kiệm sẽ trở nên giàu có của ông.
Kỷ Hiểu Lam tên thật Kỷ Quân (1724-1805), tự là Hiểu Lam và Xuân Phàm. Ông là một danh sĩ nổi tiếng và quan lại đời nhà Thanh, trong lịch sử Trung Quốc.
Ông giữ chức tổng biên tập “Tứ khố toàn thư”, một công trình biên soạn sách nổi tiếng dưới thời Càn Long. Không những thế, ông còn nổi tiếng là một phong lưu tài tử và là một con người đa tài với trình độ học vấn vô cùng uyên bác. Ngoài ra, ông còn là tác giả của cuốn Duyệt Vi thảo đường bút ký, là một trong những tác phẩm nổi tiếng đương thời.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
Bộ lạc nguyên thủy bậc nhất thế giới: Chuyên ăn thịt khỉ, ngón chân chỉ có 1 đốt
Hạ Tử Vy trong 'Hoàn Châu Cách Cách' là nhân vật có thật trong lịch sử, số phận rất đặc biệt, qua đời năm 22 tuổi