Cầu vượt sông nào dài nhất Việt Nam?
Người phụ nữ ở bộ lạc Phi vì có quá nhiều chàng trai theo đuổi, chồng xin nghỉ việc, suốt ngày ở nhà canh chừng vợ / Bộ lạc duy nhất không có đàn ông, phụ nữ sinh sản theo cách này, bỏ con trai và chỉ để lại con gái
Cầu Vĩnh Thịnhthuộc tuyến đường Vành đai V - thành phố Hà Nội được khởi công vào tháng 12/2011 và khánh thành thành vào tháng 6/2014. Cầu Vĩnh Thịnh vượt qua sông Hồng, nối liền thị xã Sơn Tây (Hà Nội) và huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc). Với chiều dài gần 5,5 km (trong đó phần cầu chính dài 4,48 km), cầu Vĩnh Thịnh là cầu vượt sông dài nhất Việt Nam. Với chiều này, phần cầu chính của cầu Vĩnh Thịnh dài gấp đôi phần cầu chính của cầu Long Biên (2.290 m) và gần gấp 3 lần cầu Mỹ Thuận (1.535 m).
Cầu Vĩnh Thịnh bắc qua sông Hồng là cầu vượt sông dài nhất Việt Nam
Dự án cầu Vĩnh Thịnh do Ban quản lý dự án Thăng Long làm đại diện chủ đầu tư. Tổng mức vốn là 137 triệu USD, trong đó vốn vay ODA của Hàn Quốc là 100 triệu USD và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam là 37 triệu USD. Điểm đầu tuyến của dự án tại Km4+313m (nút giao quốc lộ 32 với tuyến tránh thị xã Sơn Tây) như trong ảnh. Điểm cuối tuyến theo lý trình của dự án tại Km9+800m.
Cây Vĩnh Thịnh cầu được thiết kế vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực. Mặt cắt ngang cầu rộng 16,5 m cho 4 làn xe. Đường đầu cầu thiết kế với tiêu chuẩn cấp 3 đồng bằng, tốc độ tối đa 80 km/h. Cầu chính có kết cấu dầm hộp liên tục gồm 9 nhịp bê tông cốt thép dự ứng lực, thi công đúc hẫng cân bằng. Cầu dẫn nhịp có kết cấu dầm Super-T, chiều dài mỗi nhịp 40 m. Cùng với đoạn chính để vượt sông, cầu Vĩnh Thịnh có hệ thống đường dẫn bằng cầu cạn. Đặc biệt, đoạn đường dẫn phía huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) khá dài, chạy qua bãi ven sông rộng lớn với nhiều làng mạc, khu canh tác của người dân địa phương.
Sau hơn 10 năm đi vào hoạt động, cầu vượt sông dài nhất Việt Nam đã làm tốt nhiệm vụ thay thế cho phà Vĩnh Thịnh vốn là huyết mạch giao thông chính nối Sơn Tây (Hà Nội) và Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc). Việc đưa công trình cầu Vĩnh Thịnh vào sử dụng đã thể hiện sự cố gắng to lớn của ngành Giao thông trong việc triển khai quy hoạch phát triển Giao thông Vận tải Thủ đô Hà Nội và quy hoạch chung vùng Thủ đô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Khẩu súng đắt nhất thế giới trị giá hơn 110 tỷ: Chỉ vài người có khả năng mua, làm bằng chất liệu độc nhất
Người đàn ông mua chiếc ấm nứt vì đam mê, nào ngờ là đồ cổ 250 năm được định giá hơn 17 tỷ đồng
Không phải người ngoài hành tinh, con người có thể là sinh vật có trí tuệ duy nhất trong vũ trụ?
Ngôi chùa cổ sở hữu 4 chiếc cột gỗ quý hơn 'kim cương' giá 3400 tỷ: Người người xếp hàng vào xem!
Cặp vợ chồng sững sờ phát hiện chiếc bình sứ chắn cửa nhà suốt 36 năm lại có giá trị đến 30 tỷ đồng
Chiếc giường gỗ có giá trị nhất miền Tây: Chế tác bằng gỗ quý hàng đầu Việt Nam, trả 3 tỷ không bán