Khám phá

Cha ông bị Trương Phi giết, mẹ ông bị Tào Tháo cưỡng đoạt, người thiếu niên năm ấy sau khi lớn lên khí chất ngời ngời, nổi danh thiên hạ

Lịch sử văn hóa Trung Quốc như dòng sông dài miên man, các tác phẩm được sinh ra từ lịch sử cũng có vô số và tác phẩm nổi tiếng nhất chính là tứ đại danh tác nổi danh trong văn học Trung Quốc.

Bí ẩn cuộc đời mưu sĩ đáng sợ nhất Tam Quốc khiến Tào Tháo e sợ không dám xưng đế, Gia Cát Lượng còn thua vài bậc / Mở mộ Trương Phi, giới chuyên gia sững sờ khi phát hiện sự thật bị Tam Quốc Diễn Nghĩa che giấu bấy lâu

“Tam quốc diễn nghĩa” vẫn luôn được người đời sau ca tụng, họ cũng tiến hành đào sâu nghiên cứu các nhân vật lịch sử trong tác phẩm này, cũng đã đào sâu nghiên cứu những câu chuyện lịch sử đằng sau những nhân vật. Nhắc tới “Tam quốc diễn nghĩa”, nhân vật xuất hiện nhiều nhất, dễ khiến người ta nhớ tới nhất đó chính là Tào Tháo. Khi người đời sau nghiên cứu lịch sử đã phát hiện ra rằng, trong cuộc đời của Tào Tháo có một “vết đen” bị người đời sau đặt nghi vấn. Đó chính là việc cưỡng đoạt một người phụ nữ đã có chồng, cụ thể là chuyện như thế nào, hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu hơn.

>> Xem thêm: Người thông minh nhất trong 4 thầy trò Đường Tăng là ai: Bất ngờ với vị trí của Trư Bát Giới

Trương Phi, Tào Tháo, Tam Quốc diễn nghĩa, Tần Lãng, Lữ Bố

Ảnh minh họa

Chuyện này cần phải nói từ năm 198, khi ấy thế lực Trung Nguyên đã được định, khi thời cục bất ổn, người duy nhất tạo ra sức uy hiếp đối với Tào Tháo cũng chỉ có Lữ Bố. Cùng lúc ấy, mưu sĩ của Lữ Bố là Trần Cung đang lên kế hoạch giúp ông ổn định chính cục ở Từ Châu. Từ đó, họ từng bước từng bước chèn ép, Tào Tháo bại vong đã trở thành một kết cục định sẵn.

>> Xem thêm: Người có khả năng tiên tri như thần, sánh ngang Gia Cát Lượng, nhân vật này là ai?

Nếu chuyện đã đến nước này thì Tào Tháo liệu có còn cơ hội để lật ngược tình thế? Nhìn từ phương diện thế lực, những thuộc hạ dưới chướng Lữ Bố tuy không uy mãnh, hung hãn như của Tào Tháo, nhưng những người này đã trải qua hàng trăm trận chiến. Hơn nữa còn đều là những người đánh thắng trận trở về, so sánh như vậy, cũng dễ dàng nhận ra được khoảng cách giữa thực lực hai bên.

>> Xem thêm: Bộ bàn ghế bằng gỗ sưa đắt nhất Việt Nam: Chạm trổ linh vật công phu, làm từ loại gỗ đắt nhất thế giới, trị giá 100 tỷ đồng

Trương Phi, Tào Tháo, Tam Quốc diễn nghĩa, Tần Lãng, Lữ Bố

Theo ghi chép trong tài liệu lịch sử, số lượng quân đội của Tào Tháo vẫn luôn duy trì một trạng thái ổn định, còn bên của Lữ Bố lại hoàn toàn ngược lại, do chiến loạn liên miên khiến người dân không được sống yên ổn, việc có miếng ăn cũng trở thành khó khăn đối với người dân bách tính chứ đừng nói là vào quân ngũ. Thế nên, điều này dẫn đến việc binh lực của Lữ Bố chỉ giảm mà không tăng.

 

>> Xem thêm: Bí ẩn về vòng kim cô trên đầu Tôn Ngộ Không mà fan 'Tây Du Ký 1986' gần 40 năm chưa chắc đã biết

Tào Tháo hiểu rõ nhược điểm này của Lữ Bố, thế nên đã chủ động công kích Lữ Bố. Hơn nữa, Lưu Bị - người hiểu rõ quân tình của Lữ Bố lúc này cũng vừa đầu quân cho Tào Tháo, thế nên trận này Lữ Bố khó mà thắng được. Cùng với xu thế của cuộc chiến tranh thay đổi chóng mặt, khiến Lữ Bố không thể không chỉnh đốn quân đội xuất chiến. Điều không may là những binh sĩ mà Lữ Bố từng nghĩ là tinh binh xuất sắc khiến ông kiêu ngạo nay đã thảm bại trước sự tấn công mãnh liệt của Tào Tháo.

>> Xem thêm: Điều gì khiến Gia Cát Lượng tiên tri rằng Võ Tắc Thiên sẽ trở thành hoàng đế?

Trương Phi, Tào Tháo, Tam Quốc diễn nghĩa, Tần Lãng, Lữ Bố

Thấy tình hình trước mắt quân đội sắp bị tiêu diệt sạch, Lữ Bố cuối cùng đành đem theo những thương binh này trốn về Hạ Phi. Để phá vỡ tình cảnh khó khăn, Lữ Bố đã miễn cưỡng để bảo toàn cục diện hạ lệnh cầu hòa với kẻ được trước đó là ngụy đế Viên Thuật, để tỏ lòng tốt, ông đã đem con gái của mình gả cho con trai của đối phương. Trong những người mà Lữ Bố cử đi tỏ ý tốt của mình có một người là chồng của Đỗ Thị tên là Tần Nghi Lộc. Viên Thuật không hiểu tại sao lại rất thích Tần Nghi Lộc, hơn nữa còn giữ người đó lại bên mình, còn làm mai cho người đó, cuối cùng đã lấy con gái trong hoàng thất.

 

Quan Vũ không biết đã nghe được tin tức này từ đâu, nên trực tiếp đưa ra thỉnh cầu với Tào Tháo: "Sau khi công phá thành, hãy gả Đỗ Thị cho ông". Quan Vũ tại sao lại xin được lấy Đỗ Thị, trong “Hoa Dương Quốc Chí” và “Lưu tiên sinh truyện” đã ghi chép như thế này: “Vũ Khải Công vợ không sinh được con, cầu xin được lấy vợ của Tần Nghi Lộc”. Vốn dĩ Tào Tháo đã rất bận rộn, ông chẳng hề quan tâm tới những quân địch mà mình bắt được, Quan Vũ sợ Tào Tháo quên mất thế nên đã nói lại lần nữa khi công phá thành Hạ Phi.

Trương Phi, Tào Tháo, Tam Quốc diễn nghĩa, Tần Lãng, Lữ Bố

Không nói thì còn đỡ, vừa nói xong Tào Tháo lại sinh nghi. Ông nghĩ người đàn bà này có đẹp như tiên không? Sao lại khiến Quan Vũ thèm khát đến thế? Thế nên ông đã muốn xem Đỗ Thị này rốt cuộc xinh đẹp đến mức nào. Khi ông vừa nhìn thấy nhan sắc của Đỗ Thị mới phát hiện ra người này lại xinh đẹp như thế nên lại nổi lòng tham, vốn dĩ đã hứa với Quan Vũ sẽ thưởng người phụ nữ này cho ông, cuối cùng lại tự mình chiếm luôn.

Do Tào Tháo là cấp trên của Quan Vũ, khi ấy ông không hề lật mặt làm to chuyện với Tào Tháo. Nhưng trong lòng ông thực sự không nuốt trôi được cục tức này, thế nên đã nói với huynh đệ kết nghĩa Trương Phi. Theo ghi chép trong tài liệu lịch sử, Tần Nghi Lộc đã đầu quân cho Tào Tháo sau khi Viên Thuật bại vong, đồng thời được giao cho chức huyện lệnh của huyện Tuy Khê.

Trương Phi, Tào Tháo, Tam Quốc diễn nghĩa, Tần Lãng, Lữ Bố

Năm 199, Lưu Bị trốn thoát, Trương Phi đi theo ông. Trên đường đi qua huyện Tuy Khê, Trương Phi phát hiện huyện lệnh ở đó chính là Tần Nghi Lộc nên đã dùng chuyện Tào Tháo cướp Đỗ Thị để kích thích Tần Nghi Lộc, khiến ông phản bội và từ bỏ Tào Tháo. Sau khi Tần Nghi Lộc nghe xong đã quyết định đồng hành cùng Trương Phi, nhưng đi được nửa đường hắn đã hối hận, Trương Phi vì thế mà đã cực kỳ tức giận, tức quá nên đã xử lý hắn.

 

So với Tần Nghi Lộc, cuộc sống của Đỗ Thị sau khi gả cho Tào Tháo đã tốt hơn rất nhiều. Bà sinh con cho Tào Tháo, sống tới năm Thanh Long thứ 3, sống được hơn 60 tuổi. Điều khiến người ta vui mừng là con trai của Tần Nghi Lộc là Tần Lãng được nhà họ Tào chăm sóc vô cùng tận tâm. Theo sách sử ghi chép, khi Tào Duệ nắm quyền, Tần Lãng cực kỳ được trọng dụng.

Trương Phi, Tào Tháo, Tam Quốc diễn nghĩa, Tần Lãng, Lữ Bố

Năm 233, Tần Lãng đem binh công phá địa giới Tiên Ti, đánh cho đối phương tan tác, cuối cùng thua trận chạy về Mạc Bắc. Năm 234, trong cuộc chiến tranh cuối cùng do Gia Cát Lượng phát động, Tư Mã Ý đã thỉnh cầu chi viện từ Tào Duệ, Tần Lãng đã trở thành một thành phần quan trọng trong đó. Năm 239, Tào Duệ lâm bệnh không còn sống được bao lâu, đã lập ra một danh sách đại thần bổ trợ, trong đó đều là người nhà họ Tào, người nổi trội nhất trong đó chính là con trai nuôi của Tào Tháo - Tần Lãng.

Trương Phi, Tào Tháo, Tam Quốc diễn nghĩa, Tần Lãng, Lữ Bố

Từ danh sách các đại thần bổ trợ này có thể thấy, địa vị của Tần Lãng trong nhà họ Tào rất quan trọng. Tuy không phải là con ruột của Tào Tháo nhưng người trong nhà vẫn đối xử với ông như con ruột. Cuối cùng, Tần Lãng cũng không phụ lòng mong đợi của mọi người, lớn lên quả thực khí chất ngời ngời, nổi danh thiên hạ.

 

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm