Ngai vàng của các vua nhà Nguyễn được làm bằng gỗ sơn son thiếp vàng, chạm khắc rất tinh xảo. Ngai cao 101 cm, rộng 72 cm, dài 87 cm. Phần đế dài 118 cm, rộng 90 cm, cao 20 cm.
Phía trên ngai vàng có bửu tán gồm ba lớp, lằm bằng gỗ thếp vàng lộng lẫy. Bên dưới ngai là ba tầng bệ cũng làm bằng gỗ sơn son thếp vàng. Cả ngai, bửu tán và bệ đều được chạm khắc hình tượng rồng, biểu trưng cho quyền lực của hoàng đế.
Trong suốt lịch sử tồn tại của mình, ngai vàng trong điện Thái Hòa đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử lớn của nhà Nguyễn và cả dân tộc. Điều kỳ lạ là sau những biến cố lịch sử đó, vị trí của ngai vàng vẫn không bị lay chuyển. Vào năm 2016, hiện vật này đã được công nhận là Bảo vật quốc gia.
2. Được lưu giữ tại bảo tàng Lịch sử Quốc Gia Việt Nam, mũ thượng triều của vua nhà Nguyễn là chiếc mũ chỉ được vua nhà Nguyễn sử dụng khi thiết triều, trong những dịp đặc biệt của quốc gia. Xét về vai trò, chiếc mũ này tương đương với vương miện của các hoàng đế phương Tây.
Mũ có trọng lượng 600 gr, nền là vải sa màu đen, được trang trí rất cầu kỳ bằng vàng và cẩn nhiều loại ngọc quý, san hô. Ấn tượng đặc biệt từ chiếc mũ là 35 con rồng năm móng bằng vàng ròng được gắn ở nhiều vị trí khác nhau, mang tính đối xứng chặt chẽ.
Ngoài rồng, còn có các chi tiếc khác như mặt trời, mây, sóng nước, hổ phù... Các đường viền mũ làm bằng vàng, đính ngọc màu trắng. Phía sau mũ có hai cánh chỉ lên trời, nên mũ thượng triều còn có tên gọi khác là mũ xung thiên.
Chiếc mũ này cùng nhiều hiện vật quý của triều đình nhà Nguyễn đã được vua Bảo Đại trao lại cho đại diện của Chính phủ lâm thời Việt Nam vào năm 1945. Phải đến những năm gần đây, mũ thượng triều mới được phục chế và trưng bày tại bảo tàng để phục vụ nhu cầu tham quan, nghiên cứu của các tầng lớp nhân dân.
3. Theo quan niệm của các nhà cai trị thời phong kiến, bảo kiếm là biểu trưng của vương quyền, là trọng khí quốc gia. Ngày nay Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đang lưu giữ An dân bảo kiếm - thanh bảo kiếm của vua Khải Định (thanh kiếm phía dưới bức ảnh).
An dân bảo kiếm có chiều dài khoảng 90 cm, trọng lượng 580 gram, được chế tác rất tinh xảo từ các chất liệt sắt, vàng, ngọc, đồi mồi.
Rồng là hình tượng trang trí nổi bật, được đặt ở đốc kiếm và các phần bọc vàng ở vỏ kiếm.
Hình tượng đầu hổ ở chuôi kiếm. Hai mắt hổ là hai viên ngọc. Sau một thế kỷ tồn tại, thanh kiếm này vẫn được bảo tồn trong tình trạng rất tốt.
4. Ấn vàng là biểu tượng của quyền lực hoàng gia thời phong kiến. Ngày nay, nhiều ấn vàng của nhà nguyễn còn được lưu giữ, tiêu biểu trong số đó là ấn "Đại Việt Quốc Nguyễn Chúa vĩnh trấn chi bảo". Ấn do chúa Nguyễn Phúc Chu cho đúc làm quốc bảo vào năm 1709, đến thời vua Gia Long được chọn làm báu vật truyền ngôi.
Ấn Sắc mệnh chi bảo, nặng 8,3kg, đúc vào niên hiệu Minh Mạng thứ 8 (1827). Sau khi đúc, ấn được đóng vào các văn bản ban cấp cho văn võ, phong tặng cho thần dân (thay thế cho ấn Phong tặng chi bảo được dùng trước đó).
Ấn "Hoàng Thái tử bảo", niên hiệu Gia Long thứ 15 (1816). Hoàng đế Gia Long cho đúc cùng kim sách lập Hoàng Thái tử Nguyễn Phúc Đảm.
Ấn "Thánh Tổ Nhân Hoàng đế chi bảo", niên hiệu Thiệu Trị thứ 1 (1841). Hoàng đế Thiệu Trị cho đúc cùng kim sách dâng tôn thụy cho Thánh tổ Nhân Hoàng đế Minh Mạng.