Chiêm ngưỡng nhan sắc xinh đẹp của những hoàng hậu, công chúa nổi tiếng Việt Nam
Những thú vị ít biết về Tết cổ truyền của người Khmer Nam Bộ / 'Cụ' sồi trường thọ từ thời Trung Cổ
Hoàng hậu Nam Phương (tên khai sinh là Nguyễn Hữu Thị Lan) vốn xuất thân từ vùng sông nước miền tây Gò Công, Tiền Giang, nơi nổi tiếng với những mỹ nữ đẹp mê hồn với làn da trắng ngần và nét mặt thanh tú. Gia thế bên ngoại nhà bà cũng nổi tiếng không kém khi ông ngoại Lê Phát Đạt là một trong 4 người giàu nhất Việt Nam những năm đầu thế kỷ 20.
Trước khi trở thành vợ của Bảo Đại, hoàng hậu Nam Phương đã được vinh danh tại các cuộc thi sắc đẹp mà đỉnh cao là 3 lần giành giải Hoa hậu Đông Dương.
Trong hồi ký, Bảo Đại viết rằng cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa ông và Nam Phương diễn ra tại Đà Lạt vào mùa hè năm 1933 trong bữa tiệc của quan Đốc lý người Pháp.
Vua Bảo Đại vô cùng say mê Nguyễn Hữu Thị Lan, ông viết lại: Lan có một vẻ đẹp thùy mị của người con gái miền Nam, hiền lành và quyến rũ làm tôi say mê. Họ kết hôn và có với nhau 5 người con, 3 gái hai trai.
Nếu Nam Phương hoàng hậu đại diện cho vẻ đẹp "chim sa, cá lặn" thì thứ phi Mộng Điệp lại là vẻ đẹp tiêu biểu của xứ Kinh Bắc làm đắm say biết bao nhiêu chàng trai.
Thứ phi Bùi Mộng Điệp sinh năm 1924, quê ở tỉnh Bắc Ninh, từ nhỏ đã có nhan sắc "nghiêng nước nghiêng thành" nhưng xuất thân lại vô cùng bình thường.
Bà Mộng Điệp từng có cuộc hôn nhân không hạnh phúc với người chồng làm bác sĩ nhưng lại theo đạo Thiên chúa giáo. Bà chia tay người chồng này và có một đứa con sau đó mới có cuộc gặp gỡ định mệnh với vua Bảo Đại vào năm 1945 khi ông đã thoái vị.
Mộng Điệp được một người sắp xếp gặp mặt Bảo Đại trên sân tennis. Lúc đó mặc dù đã có vợ là Nam Phương Hoàng hậu nhưng ngài Bảo Đại rất si tình trước nhan sắc Mộng Điệp, chẳng mấy lúc hai người phải lòng nhau, Mộng Điệp trở thành thứ phi cựu hoàng Bảo. Mặc dù trước đó, Bảo Đại từng có thời thề son sắc một chồng một vợ với Nam Phương.
Bà có với vua Bảo Đại 3 người con nhưng không may, hai con trai lại mất khi tuổi đời còn quá trẻ. Sau cái chết của người con thứ hai, thứ phi Mộng Điệp trở nên sống khép kín hơn.
Thứ phi Lê Thị Phi Ánh
Bà Lê Thị Phi Ánh sinh ra là con nhà lành và thuộc dòng họ danh giá. Anh rể của bà Phan Văn Giáo sau làm Thủ hiến Trung Phần.
Sinh thời, bà Phi Ánh cũng là một tuyệt sắc giai nhân khiến bao chàng trai điêu đứng. Vào khoảng thời gian vua Bảo Đại ở Đà Lạt, hai người đã gặp nhau và nhanh chóng thành đôi. Nhưng lúc này Bảo Đại không còn là vua nên không thể gọi thứ phi một cách chính thức đối với bà nên khi nhắc đến Phi Ánh với tư cách là vợ sau của vua, cần phải để chữ “thứ phi” trong ngoặc kép để tránh bị hiểu lầm.
Bà có với Bảo Đại 2 người con một trai, một gái. Cô con gái Phương Minh, lấy chồng Pháp và sang lập nghiệp ở Mỹ sau này.
Đệ nhất Ân phi Hồ Thị Chỉ
Đệ nhất ân Phi Hồ Thị Chỉ là vợ vua Khải Định. Bà vốn là con gái áp út của Thượng thư bộ Học Hồ Đắc Trung và bà Châu Thị Ngọc Lương.
Hồ Thị Chỉ được phong làm Nhất giai Ân Phi, là tước hiệu cao quý nhất trong hàng “cửu giai” do triều Nguyễn ban tặng cho các bà vợ của vua trong nội cung. Bà rất được nể trọng với tư cách là hoàng hậu xuất hiện cùng Khải Định trong những lần tiếp tân, yến tiệc với quan khách trong ngoài nước. Bà xinh đẹp, thông thái, am hiểu văn hóa, ứng xử phương Đông phương Tây, nói tiếng Pháp rất thông thạo, vẫn làm phiên dịch cho nhà vua.
Nổi tiếng xinh đẹp nhưng cuộc đời gian truân, bà Ân phi không có con với nhà vua. Sau khi vua Khải Định qua đời (1925), bà về sống ở Cung An Định rồi chuyển về ngôi biệt thự 145 (79D cũ) ở đường Phan Đình Phùng sống cuộc đời phiền muộn âu sầu, mắc phải chứng trầm cảm, rối loạn tâm thần.
Công chúa Thuyên Hoa
Trong các nàng công chúa sở hữu nhan sắc lộng lẫy của Việt Nam không thể quên nhan sắc của công chúa Thuyên Hoa, em gái của vua Thành Thái. Sở hữu khuôn mặt tinh tế, hài hoàn, Thuyên Hoa mang vẻ đẹp tân thời đầy sức sống khiến bao chàng trai thời đó mê mẩn.
Công chúa Ngọc Hân
Ngọc Hân công chúa với dáng vẻ thướt tha trong phác họa của người đời nay. Bà là công chúa nhà Hậu Lê và hoàng hậu nhà Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam, vợ của vua Quang Trung (Nguyễn Huệ). Dân gian còn lưu truyền tên gọi bà là Bà Chúa Tiên khi bà ở Phú Xuân, vì dinh phủ lập ở chùa Kim Tiên.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính