Chiến dịch thu thập móng tay người thay cho sừng tê giác
Trong mang tên Nails Against Extinctionc (tạm dịch: Móng tay chống tuyệt chủng), anh Bjorn Persson đã kêu gọi mọi người quyên tặng móng tay làm nguyên liệu thay thế nguồn cung cấp chất Keratin tương tự trong sừng tê giác để tạo ra các sản phẩm phục vụ y học.
"Chúng tôi không cần tiền của bạn. Chúng tôi chỉ muốn có móng tay của bạn" là một trong những lời kêu gọi nổi bật của chiến dịch mang tên Móng tay chống tuyệt chủng. Cùng với khẩu hiệu "Hãy cứu bằng đôi tay không của bạn", nhiếp ảnh gia Bjorn Persson đã đi nhiều nơi để thực hiện chiến dịch đặc biệt này.
Thực ra không phải đến bây giờ nhiếp ảnh gia này mới tích cực tham gia bảo vệ động vật hoang dã mạnh mẽ như vậy. Trong nhiều năm qua, Bjorn Persson, cũng là nhà hoạt động tích cực bảo tồn động vật hoang dã sống tại Tyresö, Thụy Điển, đã có những chuyến lãng du khắp châu Phi tìm kiếm những khoảnh khắc đẹp trong thiên nhiên và các loài động vật.
Anh Bjorn Persson nói: "Chúng tôi kêu gọi mọi người quyên tặng móng tay. Chúng tôi sẽ làm ra những loại thuốc trị tương tự với thuốc làm từ sừng tê giác để thay thế chúng và bán cho thị trường tại nhiều nước châu Á".
Sừng tê giác được nhiều người tin là thứ thuốc trị bách bệnh. Tuy nhiên, điều đáng nói thành phần được cho là có tác dụng chữa bệnh trong tê giác là chất Keratin không khác gì so với chất sừng có trong móng tay người. Trên thị trường chợ đen, giá 1kg Keratin là 133 USD, trong khi một sừng tê giác nguyên vẹn có giá tới 300.000 USD. Cho tới nay vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào khẳng định các đặc tính ưu việt của sừng tê giác trong việc trị bệnh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Danh tính anh hùng Việt Nam duy nhất được đặt tên đường khi còn sống, từng chặt đứt cánh tay phá đồn địch
CLIP: Người đàn ông dùng tay không bắt trăn anaconda và cái kết gây 'sốc'
Khám phá cây điều lớn nhất thế giới bao phủ diện tích hơn 8.000 m2
CLIP: Sư tử liều lĩnh săn voi rừng và cái kết khiến nhiều người 'sốc'
Đảo rắn trở thành đảo chuột? Điều gì đã xảy ra khi các nhà khoa học phát hiện số lượng chuột tăng mạnh trên đảo rắn, trong khi quần thể rắn giảm mạnh
CLIP: Trâu rừng hóa thân hành 'kẻ đi săn', sư tử phải 'nếm trái đắng'