Chức quan lợi hại nhất của triều đại nhà Thanh, quyền lực còn hơn cả Hoàng đế, hơn 200 năm chỉ có 2 người đứng trên vị trí này
Số lượng người hầu của hoàng đế nhà Thanh: Đi vệ sinh cần ít nhất 6 người; Ăn uống cần hơn 200 người / Cổ Loa có cây mít cổ thụ hơn 500 tuổi được trồng trên đất 'đế vương': Là cây di sản Việt Nam, thuộc top 'cao niên' nhất
Là triều đại cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc, Triều đại nhà Thanh từ trước đến giờ luôn được quan tâm và gây nhiều tranh cãi. Tuy là được phát triển từ nhà Hậu Kim nhưng mãi đến năm 1636, Hoàng Thái Cực mới thay đổi quốc hiệu thành Đại Thanh, tính từ đó mới là triều đại nhà Thanh trong lịch sử. Năm 1912, sau khi Phổ Nghi thoái vị, triều Thanh đã kéo dài 276 năm, so với các triều đại trước đó thì không được coi là dài, nhưng cũng không phải là quá ngắn.
Trước khi nhập quan (vào Trung Nguyên), chế độ quan viên trong triều đình Mãn Thanh vô cùng đơn giản, mọi đại sự đều do quần thần cùng nhau thương thảo, dùng nguyên tắc đa số thắng thiểu số để quyết định. Sau khi đánh bại Lý Tự Thành, giang sơn đã từng là của nhà Minh nay đã nằm trong tay nhà Thanh, để có thể quản lý được tốt hơn, chế độ trước kia chắc chắn sẽ phải thay đổi, từ đó đã có nội các và quân cơ sở.
Ảnh minh họa.
Quân cơ sở do Ung Chính thiết lập, sự tồn tại của cơ quan này khiến hoàng quyền được tập trung trong tay hoàng gia hơn, những người được nhậm chức trong cơ quan này được gọi chung là Quân cơ đại thần, không phải là người được hoàng đế tín nhiệm thì không thể đảm nhiệm. Số người trong Quân cơ sở không cố định, có thể là 7 người, cũng có thể là 8 người, nhưng người lợi hại nhất trong đó là Quân cơ đại thần đứng đầu. Hòa Thân nổi tiếng của triều đại nhà Thanh cũng đã từng được đảm nhiệm vị trí Quân cơ đại thần.
Vì thế khiến người ta có một cảm giác cho rằng Quân cơ đại thần chính là vị trí có quyền thế nhất trong triều, nhưng sự thật lại không phải như vậy. Triều Thanh từng có 1 chức quan, quyền lực còn cao hơn cả hoàng đế, ý kiến và kiến nghị của người đó còn có tác dụng và uy quyền hơn thánh chỉ, trong hơn 200 năm chỉ có 2 người có thể đứng trên vị trí này. Chính là Nhiếp Chính Vương mà người ta thường nói.
Từ nghĩa mặt chữ cũng có thể nhận ra, Nhiếp Chính Vương toàn quyền phụ trách triều chính, Hoàng đế còn phải nghe lời của ông. Nhiếp Chính Vương đầu tiên là Đa Nhĩ Cổn, là chú ruột của vua Thuận Trị. Đa Nhĩ Cổn thực sự không hề đơn giản, 14 tuổi được phong làm Bối Lặc, 3 năm sau dẫn binh xuất chinh khiến anh trai Hoàng Thái Cực vô cùng hài lòng. Chỉ 17 tuổi đã trở thành đại đương gia (người đứng đầu) của Chính Bạch Kỳ.
Hoàng Thái Cực qua đời một cách đột ngột, không kịp bàn giao hậu sự, cũng chưa chỉ định ai là người kế vị, trong tình trạng thế cục vẫn chưa rõ ràng, không ít con mắt đang nhăm nhe vào ngai vàng, trong đó Hào Cách và Đa Nhĩ Cổn có sức cạnh tranh lớn nhất, sau lưng họ có các kỳ chủ khác nhau ủng hộ. Thế nhưng, Đa Nhĩ Cổn lại đưa ra một quyết định khiến người ta phải bất ngờ, phò tá cháu trai Phúc Lâm (sau này là vua Thuận Trị) lên ngôi Hoàng đế.
Đa Nhĩ Cổn nắm thực quyền trong tay, tại sao lại làm như vậy? Trong lịch sử nhà Thanh không tìm được đáp án, nhưng nếu suy nghĩ kỹ thì có 2 nguyên nhân. Một là Đa Nhĩ Cổn nghĩ tới đại cục, không muốn vì tranh giành hoàng vị với Hào Cách mà gây ra nội chiến. Thứ hai là yêu mỹ nhân không yêu giang sơn, từ bỏ hoàng vị để lựa chọn Hiếu Trang Hoàng Hậu. Tiểu Hoàng đế Thuận Trị sau khi lên ngôi không hề quên công lao của chú ruột Đa Nhĩ Cổn, phong ông làm Nhiếp Chính Vương, mọi chuyện lớn nhỏ đều do ông làm chủ. Điều khiến Đa Nhĩ Cổn không ngờ tới là sau khi ông qua đời không lâu thì lăng mộ lại bị Thuận Trị hạ chỉ đào lên, thi thể suýt chút nữa còn bị quất roi. Quả thực khiến người ta phải đau lòng thay.
Tiếp đến là người thứ 2 được phong làm Nhiếp Chính Vương Tái Phong, cho dù ông sinh ra trong hoàng gia, ông nội là Đạo Quang và anh trai Quang Tự đều là hoàng đế nhưng dựa vào xu thế bình thường, vốn dĩ chẳng hề có cơ hội đảm nhiệm Nhiếp Chính Vương. Sau khi Quang Tự qua đời, để tiếp tục nắm quyền, Từ Hy đã đưa Phổ Nghi khi ấy mới 2 tuổi lên làm hoàng đế mới, thế nhưng Từ Hy không lâu sau đó thì cũng qua đời. Suy nghĩ tới Phổ Nghi còn nhỏ, không thể xử lý được quốc sự, Tái Phong đã dùng thân phận Nhiếp Chính Vương để phò tá con trai.
Triều đại nhà Thanh khi ấy đã đi vào giai đoạn đếm ngược của sự diệt vong, không nói đến Tái Phong năng lực bình thường, cho dù là Khang Hy tái sinh thì cũng chẳng thể cứu vãn được. Sau khi triều Thanh diệt vong, Tái Phong bế quan không ra ngoài, ông rất có cốt khí, người Nhật Bản mấy lần khuyên ông đầu hàng nhưng đều bị ông quả quyết từ chối. Tái Phong biết con trai Phổ Nghi qua lại với người Nhật Bản đã phẫn nộ vô cùng, sau này còn bồi thường cho người Nhật bằng Thuần Vương Phủ. Có người nói, đều là Nhiếp Chính Vương, Đa Nhĩ Cổn xây dựng, kiến thiết nên nhà Thanh, còn Tái Phong lại hủy diệt vương triều, bạn có suy nghĩ thế nào về việc này?
- Video: Bí ẩn ngọn đèn "cháy sáng ngàn năm không tắt" trong lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng. Nguồn: VTV24.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ