Tuy nhiên, trong ba người này, chỉ có Điêu Thuyền được xếp vào tứ đại mỹ nhân cổ đại của Trung Quốc, điều này cho thấy nhan sắc của Điêu Thuyền trội hơn hai người còn lại. Nhưng chỉ căn cứ vào nhan sắc bề ngoài mà nói Điêu Thuyền chính là Tam Quốc đệ nhất mỹ nhân thì hơi quá lời. Ảnh minh họa chân dung Điêu Thuyền.
Thứ nhất, trong tứ đại mỹ nhân, Dương Quý phi, Tây Thi và Vương Chiêu Quân đều có danh phận rõ ràng và đều là người được các quân vương sủng ái nhất mực. Chỉ có duy nhất Điêu Thuyền thì ở với Đổng Trác hay Lã Bố cũng chỉ là mối quan hệ sống chung, chứ không hề có danh phận. Hai người đàn ông của đời nàng cũng không làm nên đế nghiệp, mà chỉ là những phàm phu tục tử đầy dã tâm. Nếu nói rằng, đàn ông chính là thước đo giá trị của phụ nữ, thì ngoài nhan sắc và tài năng của bản thân người phụ nữ đó, người đàn ông bên cạnh họ cũng vô cùng quan trọng. Điều này đối với Điêu Thuyền đã là một điểm trừ. Ảnh minh họa chân dung Điêu Thuyền.
Thứ hai, vẻ đẹp của Điêu Thuyền chỉ là nhan sắc bề ngoài cộng thêm chút tài ca kỹ, nhưng vì Đổng Trác và Lã Bố đều là những người thô tục nên cũng chỉ cần có thế là đủ tạo ra cuộc tranh cướp khiến mất mạng. Hơn nữa, nếu nói Điêu Thuyền đẹp cũng chỉ là hư cấu chứ không có được bằng chứng xác thực của lịch sử để có thể đối chứng khảo sát. Ảnh minh họa chân dung Điêu Thuyền.
Chính vì thế, nếu xét về mọi mặt thì thời Tam Quốc mỹ nhân tên Chân Thị mới chính làđệ nhất mỹ nhân. Nhan sắc và tài năng của nàng đã làm điêu đứng nhiều trái tim đa tình những anh hùng hào kiệt và văn nhân nổi tiếng trên văn đàn thời đấy giờ, trong đó có Viên Hy con trai thứ của Viên Thiệu, Tào Tháo và hai con trai là Tào Phi và Tào Thực. Ảnh minh họa chân dung Chân Thị.
Chân Thị sinh năm 182 sau công nguyên, tức năm thứ 5 Linh Đế Quang Hòa (nay thuộc Chính Định, Hà Bắc). Cha nàng tên Chân Dật, từng làm thượng thái huyện lệnh, vì thế nàng cũng xuất thân dòng dõi con nhà quan. Đáng tiếc năm nàng lên ba, cha nàng bệnh chết. Tuy còn bé nhưng nàng đã hiểu được nỗi đau mất cha, khiến cả nhà vô cùng kinh ngạc. Đến năm 9 tuổi, nàng tự học đọc sách và viết chữ, thông thường chỉ cần xem qua đã nhớ. Tuổi nhỏ nhưng đã lập trí làm hiền nữ, đồng thời rất hiểu đạo lý. Chính vì thế, sau này nàng có thể trở thành hoàng hậu cũng hoàn toàn không phải là việc ngẫu nhiên. Ảnh minh họa chân dung Chân Thị.
Khi đến tuổi cập kê, nhan sắc và tài năng của nàng đã vang xa khắp thiên hạ. Viên Thiệu đã cưới nàng cho con trai thứ hai là Viên Hy. Viên Thiệu và Tào Tháo cũng như là Chu Du và Gia Cát Lượng, nếu không có kẻ này kẻ kia tất sẽ là thiên hạ vô địch. Nhưng đáng tiếc, cha con nhà Viên Thiệu bại dưới tay Tào Tháo. Từ đó cuộc đời Chân Thị sang một ngã rẽ khác. Ảnh minh họa chân dung Chân Thị.
Tào Tháo vốn nổi tiếng háo sắc, từ lâu đã nghe và biết đến người con dâu tài năng và xinh đẹp của Viên Thiệu. Vì thế, trước khi tiêu diệt Thiệu gia ông ta đã tính toán tìm cách làm thế nào để có thể giành được Chân Thị. Đáng tiếc con trai Tào Phi của ông ta còn háo sắc hơn, nên khi quân Tào tấn công vào Nghiệp thành, Tào Phi đã dẫn một đám binh mã xông vào phủ Thiệu gia. Ảnh minh họa chân dung Tào Tháo.
Lúc này Viên Hy không ở nhà, Chân Thị và mẹ chồng Lưu Thị trở thành bia đỡ đạn. Hai người đàn bà không còn chỗ nào trốn đành ở nhà đợi chết. Nhưng khi Tào Phi dẫn binh mã xông vào, thấy nhan sắc của nàng đã ngây dại. Cuối cùng Tào Phi đã nhanh chân hơn cha một bước, cướp được nàng Chân Thị làm vợ. Sau này Tào Tháo biết chuyện chỉ biết than trời, nhưng không có cách nào khác đành thuận theo ý trời. Ảnh minh họa chân dung Tào Phi.
Sau khi ở với Tào Phi, Chân Thị chỉ được hưởng hạnh phúc trong vài năm ngắn ngủi. Nàng sinh cho Tào Phi một trai một gái. Người con trai sau này chính là Ngụy Minh Đế Tào Duệ. Tục ngữ có câu: Đàn ông đi nhầm đường, đàn bà gả nhầm chỗ. Chân Thị lấy nhầm người nên đã bất hạnh. Tào Phi háo sắc đa dâm, đã có được Chân Thị mỹ nhân lại tham lam muốn có thêm Quách mỹ nhân. Có được Quách mỹ nhân, lại mơ tưởng muốn có công chúa của Hán Hiến Đế. Đến đám tiểu thiếp của cha để lại ông ta cũng không buông tha. Ảnh minh họa chân dung Tào Phi.
Chân thị vốn hơn Tào Phi 5 tuổi, do đã từng sinh nở, cộng với thời gian trôi đi, nhan sắc cũng sẽ phải tàn phai. Tào Thực là kẻ thích mới nới cũ nên dần dần hết mực sủng ái Quách phi trẻ đẹp. Quách phi là người lươn lẹo nham hiểm, gió chiều nào xoay chiều đó chứ không thẳng thắn như Chân Thị. Vì bị lạnh nhạt do thất sủng, tâm trạng Chân Thị càng chất chứa đầy ấm ức, oán tránh. Nỗi lòng này nàng đã chọn cách bày tỏ qua thơ. Ảnh minh họa chân dung Chân Thị.
Sau khi đọc được bài thơ của Chân Thị, Tào Phi tức giận lôi đình, cộng thêm những lời xúc xiểm của Quách phi, ông ta đã kiên quyết ban cho nàng Chân Thị một cốc rượu độc. Sau khi nàng chết, còn bị lấy tóc phủ mặt, miệng nhét đầy đường, dụng ý để nàng không còn mặt mũi nào mà nhìn mặt ai chốn âm gian, có nổi khổ cũng không thể nói được với ai. Ảnh minh họa chân dung Chân Thị.
Hai năm sau Tào Thực đến Lạc Dương bái kiến Tào Phi ca ca, trong lúc uống rượu Tào Phi đã đưa cho Tào Thực di vật của Chân Thị. Vốn là người bao nhiêu năm vẫn âm thầm yêu người chị dâu tài năng, xinh đẹp của mình nên khi nhận lấy di vật của Chân Thị, Tào Thực nước mắt lưng tròng. Trên đường quay về qua Lạc Thủy, cảm xúc dâng trào ông đã viết bài thơ nổi tiếng “Lạc Thần Phú”. Mãi đến sau khi Tào Phi chết, con trai nàng là Tào Duệ nối ngôi mới truy phong cho nàng là Văn Chiêu hoàng hậu, nhưng đáng tiếc rằng danh tiếng hoàng hậu được khôi phục nhưng sinh mạng đã mãi mãi tan trong cát bụi. Ảnh minh họa chân dung hai anh em Tào Phi và Tào Thực.