Khám phá

Chuyện về gốc Sa la ở Phật Quang tự, Rạch Giá

Chùa Phật Quang ở 83 Quang Trung, phường Vĩnh Quang, thành phố Rạch Giá là một đại tự xét theo khối kiến trúc hoành tráng bên trong. Với cái nhìn thô bên ngoài, chùa không có gì lạ, kín, cứ như một tường thành thời cổ.

Thăm nơi lưu giữ hàng nghìn mộc bản Kinh phật quý giá nhất Việt Nam / Huyền bí ngôi chùa Đồng linh thiêng ít biết trong lịch sử

Tôi có trải nghiệm tâm linh ở chốn ấy, về ít nghĩ đến cổng chùa dày cứ như mô phỏng thành thời trung cổ phương Đông; cũng ít nghĩ đến các khối công trình chức năng liên kết khoa học với nhau bằng nhiều lối đi kín đáo; cũng không nghĩ đến các phòng kỹ thuật hiện đại phục vụ truyền hình Phật giáo...

Tòa kiến trúc 4 tầng cứ như tổ ông khủng lạ có lạ nhưng sâu xa khiến khách hành hương suy tư chính ở chuyện về vị Hòa thượng khai sơn tạo tự Thích Giác Phước và gốc Sa la (Song thọ) cao lớn được vị trụ trì là TT.Thích Minh Nhẫn cẩn trọng giữ lại sau khi đã cơi nới mở rộng xây mới gần như hoàn toàn, thành một đại tự - như đã viết ở phần đầu.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Cố HT.Thích Giác Phước là bậc đức cao vọng trọng một vùng về công hạnh tu tập và công nghiệp khai tạo Phật Quang, từ những năm cuối thời thuộc Pháp. Chùa khi ấy kiến trúc đơn sơ, nhưng tiếng lành về vị trú trì Giác Phước ở miệt Kiên Giang và miền Tây không ai không biết, Sư Ông đã truyền dạy đào tạo nhiều nhân tài cho Phật giáo từ thời chinh chiến gian nguy.

Vị trụ trì ngày nay vốn xuất gia từ năm 13 tuổi và khi Sư ông viên tịch, đã trưởng thành cả về tri kiến Phật học lẫn thế học, hoàn thành chương trình triết phương Đông bậc tiến sĩ cùng ngành quản trị, được truyền thừa trụ trì Tam Bảo nơi đây.

Phật Quang tự ngày nay dấu xưa không còn nhiều, gốc sa la to cao xanh tốt đâm hoa trong lòng khối kiến trúc mới chính là điểm nhấn truyền đi thông điệp về lòng biết ơn tiền nhân của thế hệ sau, với ân sư thầy tổ và trân quý cái cũ của một trụ trì có học vị tiến sĩ triết. Trong bề bộn không gian bê tông, gốc sa la vút cao cứ như không có chuyện gì, duy trì sự sống của một thực vật gắn với kinh điển Phật giáo, không khác trong môi trường tự nhiên.

Và tôi đã lân la đến gốc cây ấy không biết bao lượt, sau khi thắp hương ở chính điện cạnh bên. Gốc Song thọ từ chỗ đất hiếm hoi được chừa lại ở bên dưới tầng trệt, vút lên tầng trên, hoa tỏa ra cạnh chính điện!

Ở cạnh đấy, ngôi bảo tháp cũ kỹ làm bạn với loài cây thiêng: phải chăng cái để lại hữu hình của vị tu sĩ đức cao vọng trọng là bấy nhiêu, ngoài di ảnh trang trọng được phụng thờ ở gian hậu tổ?

 

Khi có cơ hội đảnh lể vị Thượng tọa trụ trì, tôi đã chia sẻ về ý tứ ấy và TT.Thích Minh Nhẫn ý nhị cười như xác nhận. Tôi cũng mạo muội nói về sự phủ định cái cũ để có cái mới, nhưng không bao giờ nên là sự phủ định hoàn toàn, vị tiến sĩ triết cũng lại cười ý nhị...

Hàm ngôn truyền từ hình ảnh gốc sa la thật thâm thúy, cứ như lời pháp, mà suy cho cùng chốn thiền chỗ nào không có pháp?

Đương nhiên, tôi không bỏ lỡ dịp, ghi những khuôn hình kỷ niệm về gốc song thọ kia...
Theo Nguyễn Thành Công/Phật Giáo Việt Nam
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm