CIA tuyển dụng điệp viên từ các đại học danh giá
Nữ điệp viên một chân khiến Đức Quốc xã điên đảo / Cuộc đời thứ hai của “điệp viên Cambridge” lừng danh
Bởi vì giáo sư đang đàm luận về vấn đề an ninh nên ông cần phải có nghĩa vụ báo cáo việc này cho FBI, trong đó chỉ đích danh rằng nhà ngoại giao là một sĩ quan tình báo Nga. Vị giáo sư ngập ngừng nói: “Tôi đoán là tôi sẽ không được đi ăn trưa với ông ta”. FBI phản hồi: “Ồ, đó là một cơ hội hay. Chúng tôi muốn ngài gặp anh ta”. Và thế là vị giáo sư trở thành “điệp viên hai mang”.
Trong vòng 2 năm kế tiếp đó, người Nga và FBI đã cùng tổ chức 10 buổi ăn trưa với vị giáo sư. Và giáo sư cũng nhận được những món quà có giá trị gồm 1 chai rượu Posolskaya Vodka, 1 đồng hồ Victorinox Swiss Army trị giá 800 USD, cũng như trả cho giáo sư số tiền 2.000 USD cho một phân tích về chiến tranh Afghanistan.
Đại học Mỹ: Vũ đài tuyển lựa điệp viên của CIA và FBI
Vị giáo sư chuyển số tiền kia cho FBI, nhưng giữ lại chiếc đồng hồ để “khoe” tại các dạ tiệc. Nó là một phần của cuộc đàm thoại quan trọng: một món quà “hối lộ” từ điệp viên Nga. Năm 2008, khi Kenneth Moscow tắt hơi trong một tai nạn do leo núi, nhiều bạn học cũ của ông từng học chung chương trình ở Trường chính phủ John F. Kennedy (Đại học Harvard) giật thót người khi biết người quá cố từng một điệp viên kỳ cựu của CIA.
Lúc còn sinh thời Moscow từng nói với các giáo sư rằng ông làm việc cho Bộ Ngoại giao Mỹ (thực sự đó chỉ là một cách nói tránh để che đi hành tung thật khi Moscow đã làm việc theo mệnh lệnh của CIA ở Tây Ban Nha và Cộng hòa Síp, và danh sách ảnh của trường đã giữ lại các bức ảnh khi Moscow đến những nơi đó).
Hành vi cải trang đã giúp Moscow dễ dàng trao đổi với các bạn học ngoại quốc bao gồm cựu Bộ trưởng Quốc phòng Guatemala-Héctor Gramajo và cả José María Figueres (Tổng thống Costa Rica tương lai).
CIA thường tiếp cận những người ngoại quốc có ảnh hưởng thông qua mối quan hệ với Trường chính phủ Kennedy (Đại học Harvard). Ảnh nguồn: Wikidate. |
Những tình tiết trên đây đã cho thấy cách mà các đại học Mỹ đã trở thành một vũ đài yêu thích cho các bí mật tuyển chọn điệp viên của CIA. Trong các phòng thí nghiệm, phòng học và cả các giảng đường, những dịch vụ gián điệp từ các quốc gia như Trung Quốc, Nga và Cuba đang tìm cách lôi kéo các điệp viên vì nó không chỉ giúp họ hiểu rõ hơn về các chính sách của Hoa Kỳ mà còn tiếp cận các nghiên cứu nhạy cảm mà có thể một ngày nào đó các điệp viên sẽ ngồi vào những cái ghế cao cấp trong chính phủ liên bang.
Cả FBI và CIA đều có chính sách bù đắp nhân sự hoàn hảo: họ phát triển nguồn nhân lực trong số các sinh viên quốc tế và sau đó chuyển họ về lại nhà để trở thành điệp viên Mỹ. Trong một cuộc thăm dò từ năm 2012 với những nhân viên tại các đại học Mỹ (những người này từng làm việc với các sinh viên quốc tế) thì 31% báo cáo rằng FBI đã thường xuyên “thăm” các sinh viên trong năm trước đó.
Một cựu viên chức chính phủ Mỹ đã bật mí với tôi (tác giả Daniel Golden, nhà báo danh tiếng Mỹ, cũng là biên tập viên cho các tờ báo / tạp chí nổi tiếng như ProPublica, Conde Nast và Bloomberg News) rằng: “Cả FBI lẫn CIA đều lạm dụng tối đa các đại học”. Cuộc sống trong khuôn khổ đại học xem ra khá dễ dàng cho sinh viên ngoại quốc và sinh viên Mỹ khi cùng lúc có thể thu thập các tin tức tình báo.
Ngay cả các điệp viên dù chả có kiến thức học thuật nào cũng có thể tham gia vào các cuộc diễn thuyết, hội thảo và tán gẫu hoặc có thể làm bạn với nhà khoa học máy tính hay cố vấn Lầu Năm Góc ngồi sát bên cạnh họ.
Ông Chris Simmons, một cựu sĩ quan phản gián tại Cơ quan Tình báo quốc phòng Mỹ (DIA, một cánh tay của tình báo của Lầu Năm Góc) nhận định: “Hầu hết nếu không muốn nói là tất cả các cơ quan gián điệp đều coi trường đại học là nơi lý tưởng để tuyển dụng nhân sự. Các đối tượng được nhắm đến là đời cuối tuổi teen và đời đầu tuổi 20, lớp người này trẻ và chưa có kinh nghiệm. Lứa tuổi này cũng rất dễ bị định hướng, bị dẫn dắt, lôi kéo đi theo một kịch bản đã có sẵn”.
“Kẻ cắp ý tưởng vĩ đại”
Giấu giếm và đôi khi còn là lừa đảo, dịch vụ gián điệp đã lạm dụng (và cả làm mờ nhạt đi) các lý tưởng học thuật truyền thống về sự minh bạch và học bổng độc lập. Tuy nhiên, khi các trường đại học theo đuổi doanh thu và tầm ảnh hưởng toàn cầu khi liên tiếp mở các chi nhánh ở hải ngoại và tăng cường tuyển sinh sinh viên quốc tế thu đủ học phí, thì họ đã lờ luôn các hoạt động gián điệp thâm nhập vào.
Lấy ví dụ như Trường kinh doanh của Đại học Columbia đã không hủy bỏ bằng thạc sĩ của Cynthia Murphy khi cô này biến thành một điệp viên người Nga lấy tên mới là Lydia Guryev, cũng như nhận mật lệnh của Moscow là phải “tăng cường thắt chặt quan hệ với các bạn học, quan hệ với các giáo sư (những người có khả năng giúp đỡ việc làm cũng như tiếp cận với những nguồn tin mật)”.
Ruopeng Liu, nghiên cứu sinh của Đại học Duke, đã ăn cắp công trình nghiên cứu của đại học này mang về Trung Quốc và bản thân trở thành tỷ phú. Ảnh nguồn: NBC News. |
Lợi dụng sự cả tin của một giáo sư và sự vắng mặt kỳ quặc của các biện pháp bảo vệ sở hữu trí tuệ, một nghiên cứu sinh người Trung Quốc tên là Ruopeng Liu đã tiếp cận một nghiên cứu về khả năng tàng hình và siêu vật liệu (các vật liệu nhân tạo có các đặc tính không có sẵn trong tự nhiên) tại Đại học Duke (Durham, Bắc Carolina) do Lầu Năm Góc tài trợ ngân sách.
Cuối cùng vị giáo sư nọ cũng lấy chìa khóa phòng thí nghiệm nơi Ruopeng Liu vào nghiên cứu, song Đại học Duke vẫn trao bằng Tiến sĩ cho anh ta. Được trang bị công trình nghiên cứu của Đại học Duke, Ruopeng Liu liền quay lại cố hương Trung Hoa. Mặc dù không rõ là Liu tự hành động hay do tình báo Trung Quốc đề nghị (trong một cuộc phỏng vấn, Liu thẳng thừng bác bỏ chuyện sai trái mình đã làm) nhưng ngân sách từ chính phủ Trung Quốc đã giúp anh ta gầy dựng một công ty kiêm viện nghiên cứu về siêu vật liệu, và bản thân trở thành tỷ phú.
Chiêu mộ khắp nơi
Ruopeng Liu chưa bao giờ bị buộc tội làm gián điệp, nhưng một cuộc phỏng vấn của FBI với vị giáo sư đã giám sát các hoạt động nghiên cứu của Liu đã cho thấy động cơ của tay nghiên cứu sinh xảy ra vào tháng 9 năm 2015 dưới tiêu đề “Kẻ cướp ý tưởng vĩ đại”.
Ana Belén Montes, người gốc Puerto Rico được tuyển dụng làm gián điệp. Ảnh nguồn: Twitter. |
Tình báo nước khác cũng hoạt động tích cực tại các trường đại học ở miền Nam Florida, New York City và Washington, DC, bao gồm cả Trường nghiên cứu quốc tế tiên tiến Johns Hopkins.
Là một sinh viên tốt nghiệp ở Johns Hopkins, Marta Rita Velázquez đã kết bạn với cô bạn cùng lớp gốc người Puerto Rico là Ana Belén Montes, người phụ nữ này được tuyển dụng làm gián điệp. Montes nhanh chóng trở thành nhà phân tích cao cấp trong Cơ quan tình báo quốc phòng (DIA) và được xem là “một trong những điệp viên phá hoại nhất trong lịch sử Mỹ”, theo tiết lộ của bà Michelle Van Cleave, người từng đứng đầu cơ quan phản gián dưới thời Tổng thống George W. Bush.
Sau khi cung cấp cho tình báo nước khác tên và tiểu sử của hơn 400 người hoạt động trong chính phủ Mỹ, Montes đã bị thộp cổ vào năm 2002 và “bóc lịch” 25 năm tù.
Trong khi đó, Velázquez (một sinh viên tốt nghiệp ở Đại học Princeton) đã được cất nhắc ngồi vào những chiếc ghế quan trọng của Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) ở Nicaragua và Guatemala. Kết hôn với một nhà ngoại giao Thụy Điển, Velázquez nghỉ việc ở USAID sau khi nghe tin Montes bị tóm, và chạy tới quê chồng nơi vốn cấm dẫn độ vì hoạt động gián điệp.
Montes không thể trở lại Mỹ vì nơi đây cáo buộc cô này hoạt động gián điệp, và buộc phải sống bằng nghề dạy tiếng Tây Ban Nha và tiếng Anh cho một trường trung học công lập ở Stockholm. Theo hiệu trưởng ngôi trường này thì “Montes nhận được đánh giá tích cực từ các học sinh”.
“Người môi giới” giữa tình báo và học giả
Có hai xu hướng đã hội tụ trong hoạt động gián điệp học thuật. Trước hết, đó là tình cảm thân mật ngày càng tăng giữa tình báo và học thuật Mỹ, một phần đến từ tình ái quốc và nỗi sợ chủ nghĩa khủng bố vốn bắt đầu sau vụ 11/9/2001.
Bị ngăn cản bởi sự phản kháng của sinh viên cùng thái độ thù địch giai đoạn trước nên CIA, FBI và các cơ quan an ninh khác đã quay trở lại liên minh giữa các điệp viên và giới học giả. “Vụ 11/9 đã dẫn tới một sự tái cấu trúc điềm tĩnh của nhiều học viện và cộng đồng an ninh quốc gia”, dẫn lời phát biểu của ông Austin Long, người đang giảng dạy về chính sách an ninh tại Đại học Columbia.
Có lẽ hơn ai hết, ông Graham Spanier là người chịu trách nhiệm cho sự thay đổi này. Từng là chủ tịch của Đại học công Pennsylvania (1995-2011), ông đã thành lập và giữ chức chủ tịch Ban cố vấn giáo dục đại học an ninh quốc gia (NSHEAB), nơi chuyên thúc đẩy các cuộc đối thoại giữa các cơ quan tình báo và trường đại học.
Spanier cũng tổ chức các buổi hội thảo do FBI tài trợ cho các quản trị viên tại Viện công nghệ Massachusetts (MIT), Đại học công Michigan, Đại học Stanford và những trường đại học khác, đồng thời mở cửa cho CIA vào thế giới học thuật. Graham Spanier bật mí với tôi: “Trước khi có bất kỳ ai ở FBI hay CIA muốn liên lạc với chủ tịch các trường đại học, tôi sẽ gọi báo trước cho các nơi đó. Họ đều biết tên tôi. Và họ sẽ gọi cho tôi”.
Năm 2007, CIA đã trao cho Spanier chiếc huy chương “vì thành tựu xuất sắc”. (Tháng 6-2019 vừa qua, Spanier bị kết án 2 tháng tù vì liên quan đến vụ bê bối Jerry Sandusky). Xu hướng thứ 2 và có lẽ là quan trọng nhất, đó là đà tăng của gián điệp trong khuôn viên trường, vấn đề này bắt nguồn từ sự toàn cầu hóa giáo dục đại học.
Toàn cầu hóa đã xây dựng tình hữu nghị và sự hiểu biết giữa các quốc gia thù địch, đồng thời làm cải thiện chất lượng của công tác giảng dạy và nghiên cứu. Nó cũng thúc đẩy hoạt động gián điệp tại các đại học Mỹ cũng như các chi nhánh hải ngoại của nó, cũng tương tự cho một đợt tăng đột biến của Mỹ khi muốn chiêu mộ nhiều sinh viên và giáo sư quốc tế. Di dân học thuật đến và đi từ Hoa Kỳ đã tăng vọt, có cả lý do đến để học và cả làm gián điệp. Số người Mỹ đi du học đã tăng gấp đôi từ giữa năm 2001 và 2015, lên thành 313.415 người.
Trong niên khóa 2015-2016, lần đầu tiên số sinh viên quốc tế tại các trường đại học Mỹ đã cán mốc 1 triệu người tức gấp 7 lần so với niên khóa 1974-1975 và gấp đôi so với niên khóa 1999-2000.
Số lượng các nhà khoa học và kỹ sư gốc ngoại quốc đang làm việc tại các trường cao đẳng và đại học Mỹ đã tăng 44% từ giữa 2003 và 2013, tăng từ 360.000 người lên thành 517.000 người. Trong khi hầu hết các sinh viên, nhà nghiên cứu và giáo sư quốc tế đến Mỹ vì những lý do chính đáng, thì đại học cũng là “nơi lý tưởng” cho tình báo hải ngoại “chiêu mộ tân điệp viên, học hỏi và thậm chí là đánh cắp dữ liệu nghiên cứu, hoặc gửi gắm các thực tập sinh” theo báo cáo của FBI vào năm 2011. Các hoạt động gián điệp tại Mỹ thường tiếp cận các nhà nghiên cứu đến từ Iran hay Trung Quốc tại bất kỳ một đại học Mỹ nào.
CIA đã bí mật chi hàng triệu USD nhằm tổ chức các hội nghị học thuật trên toàn cầu với mục đích thu hút các nhà khoa học hạt nhân ra khỏi Iran. CIA giành được quyền tiếp cận những người ngoại quốc có ảnh hưởng thông qua mối quan hệ với Trường chính phủ Kennedy (Đại học Harvard).
CIA và Harvard đều rất quan tâm đến việc tuyển mộ các bạn học cùng lớp. Sau khi tốt nghiệp, một sĩ quan CIA có thể gia hạn việc làm ở nước ngoài hoặc trong một cuộc hội ngộ của Đại học Harvard, và có thể bí mật khai thác tin tức từ bạn học cũ mà không lo bị lộ danh tính.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngư dân bất ngờ vớt được khối gỗ ước tính hơn 3.455 tỷ đồng
Nhặt bừa viên đá chặn cửa nhiều thập kỷ, cụ bà đến khi mất cũng không biết mình từng sở hữu báu vật
Chỉ 4 cao thủ có thể đánh bại Cưu Ma Trí trong Thiên Long Bát Bộ: Ba trong đó là sư huynh đệ
CLIP: Quạ đen phản đòn xuất sắc, hạ gục chim ưng để thoát hiểm
Cận cảnh khu mộ 50 tỷ đồng của vợ cũ vị đại gia nổi tiếng nhất Bình Dương
Cao thủ có con mắt tinh tường nhất của Kim Dung: Cả đời nhận 4 đồ đệ, hai trong đó là đệ nhất thiên hạ