Có không ít Hoàng đế "bất thường", vì sao Minh triều vẫn có thể trụ vững tới gần 300 năm?
Những chiếc tổ xoắn ốc đẹp đến đáng kinh ngạc của loài ong / Những hiểu lầm về việc xây dựng công trình cao nhất thế giới - kim tự tháp Khufu.
Nhắc tới vương triều nhà Minh trong lịch sử phong kiến Trung Hoa, chúng ta không khó để có thể nhận ra một sự thật: Hầu hết các vị Hoàng đế của triều đại này dù ít dù nhiều đều sở hữu một số đặc điểm bị xem là "kỳ lạ".
Trong số đó, có người sẵn sàng cướp đi ngai vị của cháu ruột, có người dù trời sinh ở ngôi chí tôn nhưng lại khao khát được đi làm thợ mộc, cũng có người mang binh đi đánh giặc nhưng cuối cùng lại bị quân giặc bắt làm tù binh…
Nếu những chuyện bất thường này phát sinh ở triều đại khác, có lẽ vương triều ấy đã sớm bị đẩy vào cảnh mất nước. Tuy nhiên Minh triều dù trải qua không ít những điều lạ kỳ như vậy nhưng lại vẫn có thể trụ lại trên vũ đài của lịch sử Trung Hoa tới mấy trăm năm.
Liệu rằng đâu là nguyên nhân dẫn tới điều tưởng như nghịch lý này?
Nguyên nhân thứ nhất: Căn cơ thâm hậu do tiên tổ để lại
Hình minh họa.
Theo quan điểm của Qulishi, yếu tố chủ chốt đầu tiên giúp Đại Minh trụ vững trong gần 3 thế kỷ trên lãnh thổ Trung Hoa chính là nhờ vào căn cơ thâm hậu mà tiên tổ để lại.
Đầu tiên, tính từ thời điểm Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương khai quốc cho tới khi Minh Tuyên Tông Chu Chiêm Cơ tại vị, Minh triều đã có tới 5 đời Hoàng đế liên tiếp đều chưa từng lơ là việc chính sự.
Chính sự cần chính được duy trì bền bỉ này đã giúp vương triều ấy có được một giai đoạn thịnh trị kéo dài mà hiếm có triều đại nào có thể so sánh.
Đây cũng được xem là mối căn cơ vững chắc, thâm hậu mà những vị Hoàng đế đầu tiên của Đại Minh đã lưu lại cho hậu duệ của mình để giúp vương triều này có cơ sở vững chắc để vượt qua muôn vàn sóng gió và biến cố sau đó.
Nguyên nhân thứ hai: Sự xuất hiện của những nhân vật cứu vãn đại cục trong lịch sử Đại Minh
Hình minh họa: Nguồn Internet.
Thế nhưng nếu chỉ đơn thuần dựa vào căn cơ, thì Minh triều khó có thể trụ vững tới gần 3 thế kỷ khi phải đối diện với một sự thực là các Hoàng đế của giai đoạn sau này khó có thể bì được với những người đi trước.
Vì vậy, nguyên nhân thứ hai dưới đây mới thực sự là mấu chốt giúp Đại Minh có thể kiên trì tới gần 300 năm.
Sau Minh Tuyên Tông, vị Hoàng đế thứ 6 của vương triều này là Minh Anh Tông khi tại vị đã tin dùng hoạn quan, dẫn tới cảnh triều đình mục ruỗng, quân kỷ lỏng lẻo. Kết quả là trong sự biến Thổ Mộc Bảo, vị vua này đã trở thành tù binh trong tay quân giặc, dẫn tới quốc gia ngày càng suy bại lại thêm phần hỗn loạn.
Thế nhưng điều may mắn lại nằm ở chỗ, người kế vị Minh Anh Tông là Minh Đại Tông sau khi lên ngôi đã không ngừng bổ nhiệm hiền thần, liên tục tiến hành cải cách trên nhiều phương diện, dần dần cũng cứu vãn được cục diện đổ nát, thay đổi thế cục loạn lạc.
Dưới sự trị vì của ông, Đại Minh cuối cùng đã thoát khỏi cảnh điêu tàn, từng bước đi vào sự ổn định trên con đường phục hưng.
Chỉ tiếc rằng bởi vì quá mức nhân từ, sau khi Anh Tông trở về, vị Hoàng đế này đã bị rớt đài. Minh Anh Tông lần thứ hai phục vị, tuy rằng có thay đổi nhưng vẫn tin dùng hoạn quan như cũ. Quốc gia dưới sự thống trị của ông tiếp tục trượt dài trên đà diệt vong.
Tới thời kỳ con trai ông là Minh Hiến Tông lên ngôi, vì độc sủng Vạn Quý phi mà làm ra nhiều chuyện hoang đường, từ đó càng khiến cơ nghiệp trăm năm của Minh triều bị phung phí tới không còn một mống.
Thiết nghĩ, nếu vị Hoàng đế kế vị tiếp theo còn bước chân vào vết xe đổ nói trên, Minh triều chẳng mấy chốc sẽ bị xóa sổ khỏi lịch sử. Thế nhưng sự thần kỳ của lịch sử lại nằm ở chỗ, con trai của Minh Hiến Tông là Minh Hiếu Tông hoàn toàn trái ngược với cha mình.
Sau khi lên ngôi, đối diện với cục diện triều chính hỗn loạn mà cha mình lưu lại, ông đã dùng tất cả sự nỗ lực của bản thân để cứu vãn tình thế.
Trong mười mấy năm tại vị, Minh Hiếu Tông một mực chăm lo triều chính, quản lý quốc sự, cuối cùng cũng đưa sự phồn vinh trở lại trên lãnh thổ của Minh triều.
Cũng bởi công lao to lớn này mà vị Hoàng đế ấy vẫn thường được người đời ca tụng là "Phục hưng lệnh chủ". Thời đại của ông trị vì cũng vì vậy mà còn được biết tới với cách gọi "Hoằng Trị trung hưng".
Từ những minh chứng trên đây, có thể thấy lịch sử của Minh triều là vòng tròn lặp đi lặp lại của hai trạng thái từ đại loạn đi đến phục hưng, từ phục hưng lại lâm vào đại loạn. Và công cuộc cứu vãn cảnh suy bại cứ như vậy mà không ngừng diễn ra.
Phải tới thời Sùng Trinh, cục diện mục nát ấy mới rơi vào đường cùng, dù có cứu vãn thế nào đi chăng nữa thì cũng chẳng thể khôi phục, cơ nghiệp kéo dài gần ba thế kỷ của hoàng tộc họ Chu cho tới đây mới chính thức chấm dứt.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?
Người đàn ông nhặt được hòn đá 'mọc tóc' trắng, sau khi các chuyên gia giám định xong liền gọi cảnh sát phong tỏa cả ngôi làng