Có thừa tài năng và trí tuệ, lý do gì khiến Tư Mã Ý chần chừ không tạo phản mà đến khi gần chết mới dám ra tay?
'Choáng váng' với lý do Tôn Quyền đem đầu Quan Vũ nộp cho Tào Tháo / Hóa ra đây là sai lầm chí mạng của Tào Tháo khiến cả giang sơn rơi vào tay Tư Mã Ý
Tư Mã Ý là một nhân vật cực kì lợi hại, ông ta hội tụ đủ tài năng, trí tuệ và khả năng mưu lược. Thế nhưng kể từ khi bắt đầu phục vụ cho Tào Tháo (năm 208) cho đến khi đứng lên tạo phản, ông ta đã sống ẩn nhẫn, chịu đựng lên đến 41 năm.
Khi Tào Tháo còn sống, Tư Mã Ý luôn sống luồn cúi, thậm chí trước mặt Tào Tháo còn luôn giả vờ là kẻ ngu ngốc bạc nhược. Ngay cả sau khi Tào Tháo chết, Tư Mã Ý cũng vẫn phải chịu đựng thêm Tào Phi và Tào Duệ mà không ra tay ngay.
Cớ sao khi Tào Tháo còn sống Tư Mã Ý lại không dám thể hiện bản lĩnh uy phong của mình, mưu phản tranh bá?
3 nguyên nhân giải thích cho việc này Tư Mã Ý không dám ra tay sớm
Nguyên nhân thứ nhất, vì khi Tào Tháo còn sống, Tư Mã Ý chưa từng được tham dự vào bộ máy chính quyền trung ương. Tuy rằng Tư Mã Huy từng nói, "Ngọa Long Phượng Sồ, được một trong hai có thể an thiên hạ", tài năng của Tư Mã Ý cũng không kém gì Gia Cát Lượng, từ khi bị Tào Tháo ép về phe mình, ông luôn đối xử tử tế với các tướng sĩ, nhưng một Tào Tháo có thể bao dung khuyết điểm của tướng sĩ lại đối xử một cách hà khắc với Tư Mã Ý, cho dù ông có làm việc siêng năng, cẩn thận ra sao, hay thể hiện trí tuệ trong chiến sự thế nào đi nữa.
Như sau lần Quan Vũ đánh ngập thất quân của Ngụy tướng Vu Cấm, khiến Tào Tháo lo sợ, dự tính dời đô, khi ấy Tư Mã Ý khuyên Tào Tháo phải bình ổn đại cục, nếu vì chuyện này mà dời đô, sẽ tỏ ra yếu thế so với kẻ thù, lại sẽ khiến lòng dân vùng Chuẩn Hà – Hán Thủy lung lay. Theo đó, Tư Mã Ý đã hiến kế cho Tào Tháo ly gián mối quan hệ giữa Tôn Quyền và Lưu Bị.
Tào Tháo theo kế mà làm, quả nhiên Tôn Quyền sai Lã Mông đi đánh chiếm Công An, Quan Vũ cũng vì thế mà bị giết chết, từ đó nhà Tào Ngụy xưng bá một phương. Nhưng khi ấy Tào Tháo vẫn chưa trọng dụng Tư Mã Ý.
Từ khi Tư Mã Ý đầu quân cho phe Tào Tháo cho đến khi Tào Tháo qua đời, Tư Mã Ý chỉ đảm nhiệm các chức quan văn hỗ trợ như Văn học duyện, Hoàng Môn thị lang, nghị lang…. Một người không chức không quyền không binh không lực, thì làm sao có thể đứng lên mưu phản?
Sau này, nhờ có sự che chở của Tào Phi, Tư Mã Ý tuy nhận được một chút tín nhiệm của Tào Tháo nhưng vẫn không thể tham dự vào bộ máy quyền lực trung ương của Tào Tháo chứ đừng nói đến các quyền lực chính trị quân sự khác, lúc ấy Tư Mã Ý hệt như một con rồng đang cuộn mình, chờ đợi thời cơ.
Nguyên nhân thứ hai, dù khi ấy Tào Tháo không trọng dụng Tư Mã Ý, nhưng không có nghĩa là Tào Tháo xem thường Tư Mã Ý. Thậm chí là ngược lại, Tào Tháo vẫn luôn một mực đề phòng nhân vật này.
Táo Tháo rất giỏi nhìn người, ông ta sớm đã nhìn ra Tư Mã Ý là người có "chí anh hùng". Hơn nữa, trong một lần tình cờ, Tào Tháo phát hiện ra Tư Mã Ý có "tướng lang cố" (tướng mạo của kẻ phản trắc), lại càng có ý muốn dồn ép Tư Mã Ý.
Có một khoảng thời gian, Tư Mã Ý là trợ thủ phò tá cho Tào Phi, Tào Tháo từng nhắc nhở Tào Phi rằng Tư Mã Ý có tướng phản trắc, sẽ không chịu đứng mãi dưới chân người khác. Chỉ tiếc là khi ấy, Tào Phi đang cực kì tin tưởng Tư Mã Ý, không coi trọng lời dặn của Tào Tháo, để đến sau này Tư Mã Ý công cao áp chủ.
Nguyên nhân thứ ba, Tào Tháo là người có dã tâm, trí dũng kiệt xuất trong thời Tam Quốc, dù là tài năng quân sự hay là khả năng nhìn người xem tướng đều vô cùng xuất sắc nổi bật.
Trong tay nắm quyền lực chính trị quân sự, mưu sĩ dưới trướng vô số, binh tướng hùng mạnh, vô cùng quyền lực. Tào Tháo còn là người quan tâm đến thuộc hạ, vì thế thuộc hạ cũng cực kì trung thành với Tào Tháo.
Mặt khác, người đứng đầu tập đoàn Tào Ngụy lúc bấy giờ còn là người cực kỳ đa nghi, thích thử lòng người, do vậy lúc Tào Tháo còn sống, Tư Mã Ý luôn phải cẩn thận, giấu giếm tài năng của chính mình, thể hiện bản thân là người tầm thường, nếu không, chỉ cần Tư Mã Ý dám có chút dị động nhỏ thôi, thì chẳng cần chờ đến khi tạo phản, Tư Mã Ý đã mất mạng rồi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ai được xem là ‘nhà thơ của làng cảnh Việt Nam’ ? Có bài thơ người Việt nào cũng thuộc
Nhà thơ 'lười' nhất lịch sử: Cả đời chỉ sáng tác một bài hai câu thơ, được truyền muôn đời
Bài toán hóc búa của thầy giáo Việt Nam trong đề thi Olympic: Độ khó khiến nhiều nước muốn loại bỏ
Thầy giáo đầu tiên ở Việt Nam mở trường phổ thông dân lập: Từng ra đề cho Olympic toán học quốc tế