Con người làm thay đổi cực quay của Trái Đất vì khai thác nước ngầm
Bí mật đằng sau sự vướng víu lượng tử: Người ngoài hành tinh có thực sự từng ghé thăm Trái Đất? / Vỏ Trái Đất dịch chuyển khiến nhiều loài động vật biến mất
Hoạt động khai thác nước ngầm củacon người đã khiến Trái Đất dịch chuyển gần 80cm về phía Đông chỉ trong 17 năm (1993 - 2010), một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Geophysical ResearchLetters.
Dựa trên các mô hình khí hậu, các nhà khoa học ước tính con người đã khai thác 2.150 tỷ tấn nước ngầm, tương đương với 0,6cm nước biển dâng trên toàn cầu trong giai đoạn 1993 - 2010. Tuy nhiên, hiện chưa có bằng chứng quan sát trực tiếp về ước tính đó. Mô hình trong nghiên cứu mới nhất - có tính đến sự phân phối lại nước từ các nguồn nước ngầm vào đại dương - đã cung cấp sự xác nhận độc lập cho ước tính này.
“Mọi người sẽ khôngcảm nhận rõđược sự lắc lư hoặc trôi dạt của Trái Đất", Clark Wilson, nhà nghiên cứu tại Đại học Texas ở Austin, người đã lập mô hình về sự trôi dạt của các cực, cho biết.
Bởi vì Trái Đất không phải là một hình cầu hoàn hảo, nó dao động vài mét mỗi năm. Các cực cũng trôi dạt do sự thay đổi phân bố khối lượng trên khắp hành tinh, chẳng hạn như sự chuyển động của nước theo mùa.
“Có một vài nguyên nhân góp phần vào sự trôi dạt vùng cực. Khai thác nước ngầm và làm đầy các hồ chứa, hay biến đổi khí hậu làm tan chảy sông băngkhiếnmực nước biển dâng cao, đều góp phần vào sự trôi dạt", Wilson giải thích.
Vị trí tương đối của cực quay so với lớp vỏ Trái Đất có thể bị ảnh hưởng bởi cách phân phối nước trên hành tinh. "Cực quay Trái Đất thực sự thay đổi rất nhiều. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, ngoài các nguyên nhân liên quan đến khí hậu, sự phân phối lại nước ngầm có tác động lớn nhất đến việc cực quay dịch chuyển", Ki-Weon Seo, nhà địa vật lý tại Đại học Quốc gia Seoul, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết.
Sựthay đổi vòng quay của Trái Đất đã được các nhà khoa học phát hiện vào năm 2016 và cho đến nay, sự ảnh hưởngcụ thể của mạch nước ngầm vào những thay đổi quay này vẫn chưa được khám phá. Trong nghiên cứu mới, nhóm chuyên gia lập mô hình những thay đổi quan sát được về sự di chuyển của cực quay và nước.
Kết quả, mô hình chỉ khớp với sự dịch chuyển của cực trong giai đoạn 1993 - 2010 khi tính đến 2.150 tỷ tấn nước ngầm được phân phối lại. "Tôi rất mừng khi tìm ra nguyên nhân bí ẩn khiến cực quay trôi đi. Mặt khác, là một cư dân trên Trái Đất và cũng là một người cha, tôi ngạc nhiên và lo ngại khi thấy việc bơm hút nước ngầm là một nguyên nhân khiến nước biển dâng lên", ông Seo cho biết.
Surendra Adhikari, một nhà khoa học nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm sức đẩy phản lựcbày tỏ: “Đây là một đóng góp chất lượng và chắc chắn là một tài liệu quan trọng. Họ đã nghiên cứuđược ảnh hưởngcủa việc khai thác nước ngầm đối với chuyển động của các cực và nó vô cùng quan trọng đối với chúng ta".
Ông Adhikari cũng đã xuất bản một bài báo về vấn đề này vào năm 2016.
Sự cạn kiệt nước ngầm xảy ra khi việc bơm hút nước khỏi các nguồn như tầng ngậm nước dưới đất xảy ra nhanh hơn tốc độ bổ sung nước. Nước ngầm thường xuyên được sử dụng cho mục đích nông nghiệp và cung cấp cho các khu đô thị. Sau khi được khai thác, nước ngầm có thể đi vào đại dương thông qua các dòng chảy hoặc quá trình bốc hơi và mưa.
Các chuyên giacho rằngcon người sẽ khai thác nước ngầm nhiều hơn nữa trong thế kỷ 21, để ứng phó với tình trạng hạn hán do biến đổi khí hậu, và để trồng nhiều loại cây ở những nơi khô hạn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
200 năm sau khi bị chôn nhầm vì ngất xỉu lúc sinh con, cảnh tượng bên trong quan tài của người phụ nữ khiến hậu thế bàng hoàng
Các nhà khoa học tiết lộ bí mật gây 'sốc' về con người sau khi chết: Chết có thực sự là hết?
Loài 'sói đầu lừa' đã tuyệt chủng 500.000 năm bỗng xuất hiện, giới khoa học bàng hoàng khi giải mã được
Sự thật cặp vợ chồng mang gỗ lăng mộ đế vương về làm tủ, khiến 4 đứa con dính lời nguyền chết thảm
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Top 10 loài chim quý hiếm với tên gọi và tiếng kêu độc lạ nhất Việt Nam: 'Bắt cô trói cột', 'khát nước'…