Cuộc đời của Trương Vĩnh Ký và chuyện thông thạo 27 thứ tiếng (Phần 1)
Sư tử, kền kền, linh cẩu chia nhau xác trâu rừng / Mê mẩn trước vẻ đẹp của váy kết tinh thể muối ở biển Chết
Càng khâm phục hơn khi biết rằng việc học tập của ông vô cùng vất vả, nhiều ngoại ngữ ông học từ chính những người bạn học của mình.
Học thêm nhiều thứ tiếngNăm 1851, nhà trường Pinhalu được tuyển ba học sinh xuất sắc nhất cho sang học tại một trường đạo lớn ở Pinang. Trương Vĩnh Ký và hai người bạn khác cùng theo cố Long đi về kinh đô Cao Miên, vua Cao Miên cấp cho một đôi voi, quân lính đi hộ vệ và các đồ hành lý. Sau 10 ngày trèo đèo lội suối, đôi voi cứ đần ra không chịu đi, đánh đập chúng, chúng điên lên chạy thẳng vào rừng mang theo tất cả hành lý. Thầy trò không nơi trú ẩn, không còn lương thực, đang trong lúc đói khát thì gặp được mấy nhà tu hành người bản xứ, cưu mang thầy trò mới thoát được nguy hiểm. Ròng rã ba tháng lưu lạc trong rừng, lênh đênh trên mặt biển thầy trò đến Pinang.
Trương Vĩnh Ký vào học tại trường Pinang từ năm 1852 - 1858, bắt đầu học chữ Hy Lạp, học bậc cao tiếng Latinh, giật được giải nhất về một cuộc thi văn chương do một vị quan cai trị người Anh đặt ra để thưởng học sinh xuất sắc nhất trong trường. Cũng tại đây, Trương Vĩnh Ký bắt đầu học tiếng Pháp và một điều kỳ diệu là chỉ trong một thời gian ngắn, Trương Vĩnh Ký đã nắm vững ngữ pháp tiếng Pháp. Và cũng trong thời kỳ ấy, nhờ có những bạn bè tứ xứ quây quần trong trường và những tờ báo lượm được đây đó, Trương Vĩnh Ký đã học thêm tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Ấn Độ.
Tranh minh họa. |
Làm ngoại giao để người Pháp hiểu mình
Sau khi tốt nghiệp tại trường Pinang, Trương Vĩnh Ký đang băn khoăn không hiểu khi trở về sẽ làm nghề gì, nếu tìm một nghề tự do thì không đành mà làm một thầy tu thì không thực tâm. Trong khi đang băn khoăn lo nghĩ việc làm thì nhận được tin ở nhà mẹ qua đời, Trương Vĩnh Ký sắp xếp trở về quê hương chịu tang mẹ. Ở nhà được ít lâu, ông vào giúp việc cố Hoà, là chỗ thầy trò cũ ở Cái Nhum. Trương Vĩnh Ký dạy tiếng Pháp và tiếng Latinh để tìm cái vui trong sự an nhàn của một nhà triết học.
Năm Tự Đức thứ 5 (1852), nước Pháp đem binh thuyền sang nước ta. Sau khi lấy được thành Gia Định, ông Gioregubery cai quản đội thủy quân, nhờ vị giám mục ở Sài Gòn tìm cho một người thông thạo cả hai thứ tiếng Pháp - Việt để tiện việc điều đình của hai nước. Trương Vĩnh Ký được mời làm phiên dịch, mặc dầu đây là một việc làm mà ông không mong muốn. Tiếp đó, nước Pháp đánh Chí Hoà, chiếm Mỹ Tho. Quân quan triều đình nhà Nguyễn lại nổi giận, trở lại hành hạ những người có đạo Gia tô trong nước.
Trong bối cảnh ấy, Trương Vĩnh Ký phải hoạt động để đem lại cuộc sống yên ổn cho quê hương, đất nước. Từ một người phiên dịch, nhờ sự khéo léo và chí quả quyết, Trương Vĩnh Ký đã tự xác định mình phải làm phận sự một người ngoại giao. Làm thế nào để người Pháp hiểu mình, để sự trừng trị bằng những khí giới tối tân đỡ tàn khốc, làm thế nào để mấy nhà nho của ta bỏ được cái óc cổ hủ, để có thể nhìn thẳng vào một sự thực đau đớn, sự hèn yếu của mình trước sự văn minh của người.
(Còn nữa)...
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào