Cuộc đời oai hùng của Lang Văn Thiết
Gia Cát Lượng quá bất công với người này, khiến nhà Thục xuống dốc / Sư tử con chết thảm vì cản trở chuyện "yêu" của mẹ
Lang Văn Thiết là một thủ lĩnh tài ba của người dân tộc Thái ở vùng Quỳ Châu, Nghệ An trong phong trào Cần Vương chống Pháp.
Danh gia vọng tộc
Lang Văn Thiết người dân tộc Thái ở Bản Chiềng, làng Gia Hội, tổng Đồng Lạc (nay thuộc xã Châu Hội, huyện Quỳ Châu, Nghệ An). Thân sinh của Lang Văn Thiết là Lang Văn Thu, một võ quan làm việc dưới thời Tự Đức. Địa vị xã hội của ông Thu thuộc tầng lớp chủ đất, nên thường gọi là Quản Thu. Mẹ của Lang Văn Thiết là người làng Thanh Nga, là em gái thứ tư của tri phủ Sầm Văn Hào.
Lang Văn Thiết là con trai cả duy nhất trong nhà. Ông có ba người em gái, trong đó em gái thứ ba là Lang Thị Tư, sau là vợ kế của Cầm Bá Thước, một thủ lĩnh nổi tiếng của phong trào Cần Vương chống thực dân Pháp ở vùng rừng núi Thanh Hoá.
Thuở nhỏ, Lang Văn Thiết được cha là Quản Thu luyện cho các môn võ nghệ và thường được đưa vào rừng núi sắn bắn. Vì thế, lớn lên Lang Văn Thiết có vóc người khoẻ mạnh, bắn cung, múa kiếm rất giỏi. Những lúc rảnh việc Lang Văn Thiết lên Kẻ Bọn, Tân Lạc và sang cả Thanh Hoá chơi với bạn bè. Thiết tìm hiểu được mối quan hệ trong xã hội vùng núi Tây Bắc Nghệ An và Nam Thanh Hoá khá sâu sắc và thông thuộc địa hình trong vùng, nhờ những chuyến đi như vậy.
Có dịp sang chơi đất Lâm Lự (nay là xã Thanh Lâm, huyện Thường Xuân, Thanh Hoá) Lang Văn Thiết đã yêu và lấy con gái một vị quan trong vùng là Bang Quân làm vợ. Vợ chồng Lang Văn Thiết sinh được bốn người con: 2 trai, 2 gái.
Xuất thân trong một gia đình khá giả, một vùng quê đã có truyền thống yêu nước lâu đời - làng Gia Hội, Thanh Nga. Tại đây từ thế kỷ XV, đồng bào Thái ở vùng này đã nhiệt tình ủng hộ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi và Nguyễn Trãi lãnh đạo, lập chiến công đầu tiên ở Bù Đờn, xã Châu Nga vào cuối mùa đông năm 1424.
Với truyền thống đó, Lang Văn Thiết sớm có tấm lòng thương dân mến bản. Trước khi nhen nhóm lực lượng chống Pháp, Lang Văn Thiết được tri phủ Quỳ Châu là Sầm Văn Hào cử giữ chức đốc binh trong vùng (sau này dân bản thường gọi là Đốc Thiết) và giao cho nhiệm vụ giữ vững an ninh cho làng bản.
Tranh minh họa. |
Dẹp giặc Xá giữ yên bản làng
Năm 1880, giặc Xá đánh tràn Xường Mường Chè (đất Tri Lễ, Quế Phong ngày nay) đồng bào trong vùng phải chạy giặc sang đất Căm Muộn. Bọn giặc lại tràn sang vùng Khưu Giải. Quân của Tổng Đồng Lạc dưới sự chỉ huy của Lang Văn Thiết đã đuổi giặc ra khỏi 3 tổng. Giặc Xá lại tràn xuống bản Tàu (vùng Châu Tiến, Quỳ Châu) dân trong bản lo sợ bỏ chạy. Chính quyền làng bản Tàu lại phải nhờ Lang Văn Thiết đem quân đến đuổi giặc.
Trong trận đánh này Đốc Thiết bị thương vào chân, phải ẩn náu ở một hố đất bên bờ sông Nậm Giải. Sáng hôm sau, Tổng Quỳnh, người bản Tàu mới phát hiện ra ông và đưa về nhà băng bó vết thương. Ít lâu sau, vết thương lành, Tổng Quỳnh xuôi thuyền đưa Đốc Thiết về Gia Hội. Tới nhà, Đốc Thiết lấy tiền trả ơn người đã cứu mình, nhưng Tổng Quỳnh từ chối không nhận. Đốc Thuyết liền lấy một thanh gươm tặng Tổng Quỳnh và nói: “Chú cầm lấy vật hộ thân khi đi đường và coi đây là vật kỷ niệm của tôi đối với chú khi tôi gặp nạn”.
Sau những trận đánh dẹp giặc Xá giữ yên bản làng, tên tuổi của Đốc Thiết càng được nhiều người biết đến. Bản thân Đốc Thiết cũng có thêm kinh nghiệm để phát huy nó trong thời gian tổ chức dân bản đánh thực dân Pháp sau này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Vén màn lý do Doãn Chí Bình làm nhục Tiểu Long Nữ nhưng lại không bị Dương Quá trả thù