Cuộc đời tài hoa của Trưởng môn phái Bình Định Gia
Văn thần khiến Khổng Minh không dám bình định Nam Trung: Cứu Thục Hán chỉ bằng vài câu nói / Những câu nói 'để đời' của huyền thoại võ thuật Lý Tiểu Long
Những ngày qua cái chết bất ngờ và thương tâm của vị chưởng môn phái võ nức tiếng Bình Định Gia đã gợi bao tiếc nuối. Đã có hàng ngàn lượt tìm kiếm trên google về thân thế người võ sư già bí ẩn ấy. Trần Hưng Quang, ông là ai? Nên gọi ông là một võ sư hay NSƯT tuồng? Ông Trung đã không ngần ngại giải đáp: “Trong người ba tôi vừa mang huyết thống võ thuật, vừa chảy dòng máu nghệ sĩ. Võ và tuồng luôn vấn vít trong tâm hồn ông trọn một kiếp người”.
Ông Quang sinh ra trong họ Trần có truyền thống lâu đời về võ thuật, lại sống ở miền đất võ Phong An, Cát Trinh, Phù Cát, Bình Định. Lớn lên, chí trai hướng muôn phương, ông ra đất kinh kỳ hòa mình vào không khí đấu tranh giải phóng miền Bắc những năm 1950.
Vào năm 1955, ông gặp gỡ rồi nên duyên vợ chồng với cô gái tên Nguyễn Thị Sơn, quê ở vùng Thường Tín, Hà Tây cũ. Cho đến bây giờ, khi đã 78 tuổi, bà Sơn vẫn nhớ: “Có phong trào văn nghệ khu phố, tôi tham gia biểu diễn và được phân vai Trương Phi. Lúc đó là lần đầu tiên tôi gặp ông ấy. Tôi chỉ biết ông làm công an, còn đơn vị nào tôi cũng không hỏi kỹ. Tôi nào biết ông ấy có võ, chỉ chắc chắn một điều ông ấy rất mê hát tuồng, thường tới hát ở các trại thương binh". Sau này, bà mới biết gia đình ông có truyền thống hát tuồng và sở hữu một môn phái võ lâu đời.
Gác nghiệp võ sang một bên, ông Quang dồn sức cho những vở tuồng đi khắp từ Bắc vào Nam phục vụ kháng chiến. Với lợi thế về võ thuật, ông vào vai tướng trong nhiều vở tuồng có tiếng như vai Lưu Khánh trong vở Ngũ hổ bình Tây, vai Trần Lộng trong vở Trần Bình Trọng, vai Lý Thông trong vở Thạch Sanh. Ngày nay, nhắc đến ông Quang, người ta sẽ nhớ ngay đến vai Ốc trong vở tuồng kinh điển Nghêu Sò Ốc Hến.
Bà Sơn kể: “Những vở tuồng ông diễn tôi xem không sót vở nào. Người ta ca ngợi ông có vai Ốc để đời, nhưng riêng tôi, tôi thích nhất ông ấy vào vai Trần Lộng trong vở Trần Bình Trọng. Vai diễn đó xiêm áo ít, phục trang giản dị, hiện thân trên sân khấu của ông ấy như chính trong đời thường vậy". Năm 1969 ông Quang theo đoàn văn công vào chiến trường khu 5. Đến năm 75, hòa bình lập lại ông về Bình Định công tác.
|
Kể về võ sư Quang, ông Trung tự hào: “Ba đã lan tỏa sang tôi một niềm say mê võ thuật trước đó chưa từng có. Tôi còn nhớ, hồi ấy võ thuật chưa được cởi mở như bây giờ. Khi tôi đến nhà ba, trong căn phòng nhỏ bé, ba ngồi say sưa giảng về các thế võ, những đường quyền cho tôi rồi vừa nói ba vừa đứng ngay trên giường múa cho tôi xem. Cứ thế dần dần, tôi trở thành đệ tử chính thức của Bình Định Gia. Thấm thoắt đã hơn 30 năm, các anh em huynh đệ sau này cũng đều gọi thầy tôi là ba, gọi sư mẫu là mẹ. Tất cả là người một nhà”.
Ông Trung bảo ban ngày, trong căn phòng nhỏ bé dành cho cả một gia đình sinh hoạt, sư phụ đã truyền dạy những tư tưởng nhân văn trượng nghĩa của võ thuật. Đến tối, võ sư lại dẫn mọi người ra công viên Lê Nin luyện múa võ. "Những đường võ của Bình Định Gia được thầy truyền thụ cho anh em tôi qua những bài thiệu đầy hoa mỹ. Nào là ‘Thái Sơn tích thủy địa xà liên’ để mô tả thế võ roi Thái Sơn đánh xuống như một con rắn dài. Hay ‘Thượng bổng kỳ lân thấu bạch viên’ để chỉ một thế đánh lật ngược lên như một con kỳ lân dũng mãnh nhưng chỉ trong tích tắc lại thu đòn về trạng thái của một con thỏ hiền lành…”, Viện trưởng Viện Sân khấu điện ảnh say sưa kể.
Từ những lớp đệ tử đầu tiên đều đã thành danh trên cả con đường võ thuật và sự nghiệp riêng như: ông Trung, Nguyễn Xuân Hải, Nguyễn Mạnh Toàn, Hồ Trí Dũng, Khắc Thành…. cho đến nay, Bình Định Gia đã thu nạp và đào tạo võ thuật cho hàng chục nghìn đệ tử. Chỉ tính ở Hà Nội, Bình Định Gia hiện cũng có hàng trăm võ đường.
“Cái đau đáu của cụ là làm sao truyền được các tinh hoa võ thuật trong Bình Định Gia với phương trâm võ đạo vị nhân, võ công khai trí. Điều hay nhất mà cụ để lại cho chúng tôi là tâm huyết võ thuật thông qua sự học tập. Mọi người gần cụ đều dễ được cụ lan tỏa những tâm huyết đó. Con người cụ luôn yêu đời, yêu võ thuật và đầy tự tin”, ông Trung không dứt được mạch cảm xúc khi nói về người thầy võ thuật của mình.
Trong 5 người con của ông Quang, người con trai thứ hai là Trần Hưng Hiệp tài hoa hơn cả và đã được truyền chức chấp Chưởng môn đời thứ 6 của Bình Định Gia. Nhưng anh đã sớm qua đời vì tai nạn khi mới ngoài 30 tuổi.
Nay chức chấp Chưởng môn đời thứ 6 của Bình Định Gia được truyền cho con trai anh Hiệp cũng là cháu đích tôn của dòng họ Trần - Trần Hưng Đạt. Một điểm chung của nhiều đời dòng họ Trần là đều theo học lĩnh vực nghệ thuật sân khấu điện ảnh hoặc nghề thuốc. Chàng trai trẻ Trần Hưng Đạt học khoa Thiết kế mỹ thuật trường Sân khấu điện ảnh. Mẹ của Đạt đang thay chồng và con trai lãnh đạo võ môn.
Chiều 19/7, thi thể võ sư Quang được phát hiện trong cống nước dưới gầm đường trên cao vành đai 3. Cảnh sát xác định võ sư khi đi bộ đã sa chân xuống hố ga không đậy nắp. Thời điểm đó mực nước lên cao do ảnh hưởng của mưa bão đã khiến ông tử vong.
Võ sư 88 tuổi rời nhà từ sáng ngày 17/7. Gần đây, sức khỏe của ông không được tốt, thường bị lẫn. Tang lễ cụ Quang được gia đình và các học trò tổ chức vào ngày 25/7.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Profile khủng của sĩ quan Công an Việt Nam đầu tiên làm Chánh Văn phòng cố vấn Cảnh sát LHQ ở New York
Khám phá loài động vật có khả năng đi lộn ngược 180 độ trên cây, hạ gục con mồi bằng chiêu tuyệt đỉnh
Gấu nước là gì mà gần như không thể tiêu diệt kể cả đốt cháy, đóng băng ở nhiệt độ âm 200 độ
Nổi tiếng đa nghi, tại sao Tào Tháo lại đặt trọn niềm tin vào Hạ Hầu Đôn?
Sắn có chứa chất độc nhưng người dân châu Phi vẫn trồng với số lượng rất lớn, không sợ ngộ độc vì ăn sắn hàng ngày sao?
CLIP: 'Đơn thương độc mã', linh cẩu 'tung chiêu độc' hạ gục linh dương trong vòng '1 nốt nhạc'