Đả cẩu bổng pháp: Những chiêu thức tinh diệu, biến hóa
8 khẩu khuyết
Khẩu quyết tâm pháp của bộ võ công này được thi triển theo đường lối “Tứ lạng bạt thiên cân” (Bốn lạng bạt ngàn cân), áp dụng theo 8 tự quyết gồm: bạn (đánh dưới chân), phách (bổ từ trên xuống), triền (trói), tróc (đâm), khiêu (móc), dẫn (dẫn dụ), phong (khóa), chuyển (xoay tròn)…
Lúc dùng tự quyết "bạn" chủ yếu là tấn công bên dưới địch, đánh nhanh ồ ạt như sông Hoàng Hà Trường Giang đang chảy, tuyệt đối không cho địch có thời gian thở gấp, một gậy không trúng thì tiếp gậy thứ hai, liên tiếp tới tấp làm địch khó lòng mà né hết được.
Lúc dùng tự quyết "triền" thường như hình với bóng với địch, mượn lực chế địch, bất kể là địch dùng binh khí to lớn bao nhiêu, lúc này gậy trúc sẽ như một sợi dây mây vừa nhỏ vừa chắc chắn quấn chặt vào thân cây, đừng hòng chạy thoát khỏi nó.
Tự quyết "chuyển" lại có sự tương phản, hoặc là dùng để đánh vào yếu huyệt hoặc đánh vào chỗ hiểm của địch, thường di chuyển chạy thành một vòng tròn, gậy trúc làm thành một vòng ngọc bích màu xanh, đem tất cả bao vây bên trong.
Tự quyết "khiêu" tức là lấy “bốn lạng bạt nghìn cân”, lấy sảo kình (kỹ sảo và sức mạnh) hóa giải man lực (lực mạnh khủng khiếp). Hoàng Dung khi xưa tiếp nhận chức bang chủ, do kẻ xấu xúi giục nên người trong bang không phục, bà đã dùng chiêu này để đánh bại bốn vị trưởng lão làm bọn họ từ đó đều hết sức thần phục bà.
10 chiêu thức trong tiểu thuyết Kim Dung
Trong tiểu thuyết Kim Dung, nhà văn này để cập tới một số chiêu thức của Đả cẩu bổng pháp. Đây đều là những chiêu thức biến hóa khôn lường, xuất thần nhập hóa, mạnh mẽ vô luận.
1. Ác cẩu lan lộ (chó dữ chặn đường – phong tự quyết). Tức là nhấc đả cẩu bổng đặt ngang trước thân để chặn sự công kích của địch, tùy tình hình mà nghiêng gậy mượn lực bên ngoài đánh vào binh khí của địch.
2. Bổng đả song khuyển (gậy đánh hai con chó – triền tự quyết). Nghĩa là nhanh chóng dùng đả cẩu bổng quét qua hai chân địch.
3. Tà đả cẩu bối (đánh vào vai chó – dẫn tự quyết). Nghĩa là dùng đả cẩu bổng vẫy qua vẫy lại, để địch khó xác định hướng đánh, nhân lúc địch sơ hở đánh vào má của hắn.
4. Bát cẩu triều thiên (đẩy cẩu chỉ thiên – phong tự quyết). Dùng thân gậy chìa ra, đem đầu trước của binh khí địch gạt lên trời.
5. Ngao khẩu đoạt trượng (cướp gậy từ miệng chó – bạn tự quyết). Nếu như gậy bị địch cướp đi thì trước hết duỗi hai ngón tay giữa của tay phải ra đánh vào hai mắt địch, đồng thời chân trái lật lại áp vào thân gậy lập tức đoạt lại, chiêu này biến hóa thất thường, chắc chắn đoạt được gậy, chiêu này cao hơn cao thủ nhiều, đối thủ khó mà bảo toàn được.
6. Bổng đả cẩu thủ (dùng gậy đánh vào đầu chó – phách tự quyết). Nhanh chóng dùng gậy đánh vào đỉnh đầu của địch.
7. Phản tróc cẩu đồn (dùng gậy đâm vào mông chó – tróc tự quyết). Nghĩa là lấy thân gậy quét qua bàn tọa của địch
8. Bổng khiêu lạt khuyển (dùng gậy đánh lạt khuyển – khiêu tự quyết). Lúc gậy bị địch nắm chặt lại, trước tiên nghiêng thân gậy, sau đó đánh bật địch ra. Dùng thân gậy chìa ra, đặt trên binh khí của địch từ từ đè xuống, xuất chiêu sức nặng ngàn cân để đè ép địch.
10. Thiên hạ vô cẩu (Thiên hạ không còn chó – phách tự quyết). Đây là tuyệt chiêu cuối cùng của đả cẩu bổng pháp, dung hợp hơn 30 chiêu của Đả cẩu bổng pháp, một khi xuất chiêu địch sẽ thấy bốn phương tám hướng đều là gậy, kình lực phát ra, mạng người khó giữ, dù thêm một vài tên nữa cũng sẽ bị đánh chết đồng loạt cho nên mới gọi là “Thiên hạ vô cẩu”. Đây chính là sự tinh diệu của bổng pháp, kình lực mạnh mẽ, đạt đến cảnh giới của võ thuật Trung Hoa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Dê trên cao nguyên Tây Tạng: Có thể nhảy và chạy trên vách đá dựng đứng, tại sao không bị rơi?
Cứ sau 150 năm, người chết có thể tái sinh? Các nhà khoa học tiết lộ sự thật
Vén màn bí mật lịch sử khiến người Việt Nam gọi người Trung Quốc là ‘người Tàu’
Một con cua có thể đầu độc 40.000 con chuột, tại sao cua lại độc? Chất độc đến từ đâu?
Việt Nam phát hiện nhiều thú quý hiếm, có loài đang nguy cấp, được thế giới truy lùng ráo riết
Trong 'Tây Du Ký', khi Tôn Ngộ Không bị nhốt dưới Ngũ Hành Sơn, vì sao Bồ Đề Tổ Sư biết nhưng không cứu hắn, lý do rất đơn giản