Khám phá

Dân tộc nào đón Tết Nguyên đán sớm nhất Việt Nam? Thực hiện nghi thức ngày mùng 1 không nơi nào có

Dân tộc này đã ăn Tết trước Tết của người Kinh 1 tháng và có những tục lệ, nghi thức độc, lạ không nơi nào có.

Quất cảnh tạo hình rồng chào đón Tết Giáp Thìn 2024 / Tiết lộ những dân tộc ở Việt Nam không ăn Tết Nguyên đán, họ đón năm mới vào ngày nào?

Tết Nguyên Đán là một trong những ngày lễ quan trọng nhất của người Việt Nam. Đây là dịp để mọi người sum họp, đoàn tụ, ăn mừng năm mới và cầu mong những điều tốt đẹp. Tuy nhiên, không phải tất cả các dân tộc ở Việt Nam đều ăn Tết vào cùng 1 thời điểm. Ở nước ta, có dân tộc đã ăn Tết từ đầu tháng 12 âm lịch, đó chính là dân tộc Mông.

Theo đó, thông thường người Mông ăn Tết cổ truyền vào đầu tháng 12 âm lịch (trước Tết Nguyên đán của người Kinh 1 tháng). Ngày ăn Tết của người Mông không cố định mà thay đổi theo sự ấn định của Hội đồng già làng, trên cơ sở giao thời mùa vụ giữa năm cũ và năm mới, thời tiết thuận lợi. Vì vậy, từng bản, từng vùng có thể ăn Tết vào những ngày khác nhau trong khoảng thời gian đó.

nguoihmong-600x398-1704944519.jpg
Ảnh minh họa
Tết của người Mông có nhiều nét đặc sắc, thể hiện bản sắc văn hóa của dân tộc này. Trong những ngày Tết, người Mông thường tổ chức các lễ hội, múa hát, đua ngựa, đánh quay, bắn nỏ, ném pao,... để cầu mong một năm mới an lành, hạnh phúc. Thanh niên nam nữ ăn mặc đẹp, rủ nhau đi chơi, thổi kèn lá, kèn môi, ném pao, hát đúm. Ngày Tết còn là ngày hội giao duyên của các đôi trai gái.
3-1483608246-1-1985-1703842958-1704944515.jpg

Ngoài tên gọi Tết cổ truyền thông thường, Tết của người Mông còn có tên gọi là Nào Pê Chầu, có nghĩa là “Ăn Tết ngày 30). Bởi theo quan niệm của người Mông từ xưa đến nay thì ngày 30 Tết là ngày diễn ra các nghi lễ chính để chuẩn bị bước sang năm mới.

Để chuẩn bị đón năm mới, người Mông đã chuẩn bị mổ lợn từ ngày 25 tháng Chạp để làm lễ tạ ơi tổ tiên, trời đất. Từ ngày 27 đến ngày 29 Tết, tại nhà thầy Mo, người Mông làm lễ "thả âm binh" (ua nênh tro khua) về ăn Tết với gia đình hoặc đi rong chơi ngày Tết.

Chiều 30 Tết, người Mông dọn dẹp xung quanh nhà để sẵn sàng đón Tết. Sau đó là lễ quét bồ hóng. Chủ nhà lấy chỉ trắng hoặc đỏ buộc vào 3 cành tre nhỏ, còn lá xanh tạo thành một cái chổi. Sau đó họ quét nhà, bắt đầu từ cột chính đến buồng ngủ của các thành viên trong gia đình, rồi đến gian bếp, cửa phụ, ra gian bàn thờ xử ca, qua cửa chính rồi vứt rác ra vườn với mong muốn vứt bỏ những gì không tốt trong năm cũ.

li4b-28-1-w550-5399-1703842959-1704944523.jpg

Họ thực hiện nghi thức quan trong là lễ lập và thay bàn thờ xử ca. Theo quan niệm của người Mông, xử ca là ma có vị vị trí quan trọng trong hệ thống ma nhà của người Mông, đó là ma có nhiệm vụ cai quản của cải, tiền bạc, phù hộ độ trì cho gia đình làm ăn phát đạt.

Đến đêm giao thừa sang ngày mùng 1 Tết, người Mông có tục đặc biệt đó là đi lấy nước ở đầu bản về cân lên để đoán việc làm ăn trong năm mới. Khoảng 3h sáng, chủ nhà và những người đàn ông trong gia đình tập trung theo đoàn, đốt đuốc hoặc soi đèn mang theo mấy thẻ hương, một tập tiền âm phủ và xô đựng nước, đi ra đầu nguồn nước.

 

1e8t-28-3-w550-2152-1703842960-1704944514.jpg

Đến nơi, chủ nhà thắp hương và đốt tiền âm phủ rồi khấn cầu xin tiền lộc và xin lấy nước, nước này sẽ được sử dụng để nấu bữa sáng ngày đầu năm mới. Ngoài ra, xô nước này sẽ được cân lên so sánh với xô nước của năm cũ, nếu cân nhỉnh hơn nước của năm cũ thì năm đó gia đình làm ăn phát đạt, mùa màng thuận lợi, nếu ngược lại, gia đình làm ăn sẽ gặp nhiều khó khăn.

Bên cạnh những nghi thức, tục lệ thể hiện được nét văn hóa riêng của dân tộc thì người Mông còn 1 số điều kiêng kị trong những ngày Tết Nguyên đán như: không đổ nước xuống nền nhà vì sợ gặp nước cản trở khi đi làm ăn; quét nhà không hốt rác đổ ra ngoài, chỉ dồn vào một chỗ vì sợ sẽ đổ đi may mắn của năm mới; không ăn rau vì sợ sẽ nghèo, thiếu ăn, nương rẫy nhiều cỏ; không được để bánh dày cháy khi rán, không ngủ trưa, không cãi vã trong gia đình…

- Video những điểm du lịch thu hút du khách ở Đà Nẵng. Nguồn: Ghiendanang24.


 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm