Đằng sau ba trường hợp bệnh nhân được chữa khỏi HIV
Tin vui cho người nhiễm HIV: Có thể sinh con, quan hệ bình thường / Sau 28 năm, người nhiễm HIV đầu tiên ở Việt Nam vẫn khỏe mạnh nhờ thuốc ARV
Ảnh minh họa: Martinasfotos |
Trong lịch sử đại dịch HIV, chỉ có một bệnh nhân từng được chữa trị thành công khỏi chủng virus phổ biến nhất HIV 1 bằng liệu pháp tế bào gốc. Suốt 12 năm kể từ khi bệnh nhân ấy được chữa trị đến nay, các bác sĩ và các nhà nghiên cứu trên toàn thế giới vẫn chưa thể nhân rộng kết quả ấy.
Bệnh nhân Berlin
Đã 12 năm kể từ khi “Bệnh nhân Berlin” nổi tiếng làm nên lịch sử bằng cách trở thành người đầu tiên duy trì sự thuyên giảm HIV-1 mà không cần dùng thuốc kháng virus (ARV). Bệnh nhân Berlin có tên là Timothy Brown, một nam giới trung niên người Mỹ. Bệnh nhân này phát hiện ra bệnh vào năm 1995, ngay trước thời điểm nhập học tại Đại học Berlin. Nhưng đến năm 2008, ông Brown mới được thực hiện 2 ca ghép tủy xương liên quan đến việc cấy vào cơ thể các tế bào gốc tạo máu. Được biết, ca phẫu thuật cho Brown vào năm 2006 là để chữa trị căn bệnh bạch cầu tủy xương cấp tính (một dạng của ung thư máu). Khi ấy các bác sĩ điều trị tại Berlin cho rằng cơ hội sống sót duy nhất cho Brown là được ghép tủy xương, qua đó thay thế hệ miễn dịch đã bị phá hủy bởi virus HIV bằng tế bào gốc của người khỏe mạnh.
May mắn rằng, việc điều trị bằng tế bào gốc lấy từ một người hiến tặng có đột biến gen CCR5, là đồng thụ thể HIV-1 đã giúp làm thuyên giảm HIV trong cơ thể bệnh nhân này. Sau khi khám lại, các bác sĩ tại bệnh viện Berlin không còn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào của virus HIV nữa.
Tuy nhiên, các nhà khoa học đã thử mô phỏng lại ca phẫu thuật của bệnh nhân này đối với những bệnh nhân mắc HIV khác nhưng không thành công. Theo một báo cáo được công bố vào năm 2014, có 6 trường hợp HIV được chữa trị bằng phương pháp cấy tế bào gốc nhưng tất cả đều không thể sống sót quá 1 năm. Do đó, ông Brown đã trở thành trường hợp đầu tiên và duy nhất nhiễm HIV trong lịch sử được chữa khỏi bệnh và trường hợp của ông được lưu lại với cái tên “Bệnh nhân Berlin”.
Ảnh minh họa:CDC/Goldsmith, Feorino, Palmer, McManus |
Bệnh nhân London
Trong trường hợp thứ hai này, người đàn ông được giấu danh tính sống tại London, mắc căn bệnh HIV, được điều trị bằng tế bào gốc từ một người hiến tặng có cùng đột biến gen CCR5, trong khi đang điều trị ung thư hạch Hodgkin. Mười sáu tháng sau khi làm thủ thuật (không bao gồm xạ trị, khác với bệnh nhân ở Berlin), bệnh nhân London đã ngừng sử dụng thuốc ARV hay còn gọi là liệu pháp ART. Dù đến nay vẫn không phát hiện bất cứ virus HIV nào trong cơ thể người bệnh nhưng các nhà khoa học cho rằng vẫn còn quá sớm để khẳng định bệnh nhân này được chữa khỏi hoàn toàn nhưng đây cũng là bước đi đầy hứa hẹn, mở ra hy vọng về việc tìm ra phương thức hiệu quả trong điều trị căn bệnh HIV.
Giáo sư Ravindra Gupta (Đại học College London, Vương quốc Anh) chuyên nghiên cứu về HIV đồng thời là trưởng nhóm điều trị cho bệnh nhân này, bắt đầu điều trị cho bệnh nhân người London từ năm 2016. Người này được biết đã nhiễm virus HIV từ năm 2003. Đến năm 2012, bệnh nhân tiếp tục được chẩn đoán mắc loại ung thư máu thể Hodgkin’s Lymphoma. Đến năm 2016, tình trạng sức khỏe của người bệnh chuyển biến xấu do đó các bác sĩ đã phẫu thuật cấy ghép tủy xương cho người bệnh này và coi đây là “cơ hối sống sót cuối cùng”.
Người hiến tạng là người không có họ hàng với người bệnh và có đột biến gen gọi là CCR5 delta 32 có khả năng kháng HIV. Việc cấy ghép diễn ra tương đối suôn sẻ nhưng có một số tác dụng phụ, trong đó bệnh nhân phải trải quan “ghép chống chủ thể” tức là một số tế bào miễn dịch của người hiến tặng tấn công các tế bào miễn dịch của người nhận. Hiện các chuyên gia chưa rõ, liệu đột biến CCR5 là chìa khóa duy nhất cho việc loại bỏ virus HIV hay chính biến chứng “ghép chống chủ thể” là yếu tố thành công bởi vì cả hai bệnh nhân London và bệnh nhân Berlin đều gặp biến chứng này
“Bằng cách đạt được sự thuyên giảm ở bệnh nhân thứ hai, sử dụng cách tiếp cận tương tự, chúng tôi đã chứng minh rằng bệnh nhân ở Berlin không phải là trường hợp may mắn trong y học. Thực sự là phương pháp điều trị đã giúp loại bỏ virus HIV ra khỏi hai bệnh nhân này” – Giáo sư Ravindra Gupta cho biết.
Bệnh nhân Dusseldorf
Chỉ hai ngày sau khi các bác sĩ tuyên bố về “Bệnh nhân London” – là người thứ hai được chữa khỏi căn bệnh HIV, các nhà nghiên cứu từ Hà Lan đã công bố về “Bệnh nhân Dusseldorf” tại Hội nghị về kháng virut và nhiễm trùng cơ hội được tổ chức ở Seattle (Mỹ) hôm thứ Ba vừa qua. “Bệnh nhân Dusseldorf” đã trải qua cấy ghép tủy xương giống như hai bệnh nhân trên. “Sau ba tháng ngừng sử dụng liệu pháp ART, sinh thiết từ ruột, hạch bạch huyết của người bệnh cho thấy không còn virus HIV” – nhà nghiên cứu Annemarie Wensing, Trung tâm Y tế tại Đại học Utrecht (Hà Lan) cho biết trên báo New Scientist.
Vẫn còn quá sớm để biết chắc chắn liệu bệnh nhân thứ ba này có thực sự được “chữa khỏi” khỏi căn bệnh HIV hay không. Tuy nhiên đây là những tín hiệu rất mừng cho các nhà khoa học để tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về phương pháp điều trị hiệu quả cho căn bệnh được coi là “không có thuốc chữa này”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ai được xem là ‘nhà thơ của làng cảnh Việt Nam’ ? Có bài thơ người Việt nào cũng thuộc
Nhà thơ 'lười' nhất lịch sử: Cả đời chỉ sáng tác một bài hai câu thơ, được truyền muôn đời
Bài toán hóc búa của thầy giáo Việt Nam trong đề thi Olympic: Độ khó khiến nhiều nước muốn loại bỏ
Thầy giáo đầu tiên ở Việt Nam mở trường phổ thông dân lập: Từng ra đề cho Olympic toán học quốc tế