Khám phá

Danh tính người Việt Nam đầu tiên đến Mỹ, bất ngờ nghề nghiệp ở xứ người và cuộc sống sau này

Không chỉ đặt chân đến Mỹ, người đàn ông Việt Nam này còn để lại dấu ấn rất sâu đậm trên nước bạn. Ở TP.HCM có một con đường mang tên người này.

Huyện có tên dài nhất Việt Nam: Có 13 chữ cái, đặt theo tên đại biểu Quốc hội đầu tiên của nước ta / Bí ẩn bên dưới cây cầu cao nhất thế giới gần Việt Nam: Cao ngang tòa nhà 200 tầng, có thác nước dốc nhất châu Á

Năm 1842 (Minh Mạng thứ 23), tại làng Xuân Lũng, phủ Lâm Thao (Phú Thọ) có một người thanh niên tên Trần Trọng Khiêm. Năm 21 tuổi, vợ mới cưới của Trần Trọng Khiêm bị chánh tổng ép bức, làm nhục rồi tàn nhẫn tước luôn mạng sống. Anh chàng đã tìm cách báo thù cho vợ sắp cưới rồi trốn xuống Phố Hiến (Hưng Yên) làm việc cho tàu buôn ngoại quốc. Cũng kể từ đây, chặng đường phiêu du khắp nơi của Trần Trọng Khiêm bắt đầu.

>> Xem thêm: Việt Nam sở hữu loại động vật cực dị, vừa giống lợn vừa giống chồn, nhìn 1 lần cũng đủ giật mình

Trong vòng 12 năm, Trần Trọng Khiêm đi qua rất nhiều đất nước như Anh, Pháp, Hà Lan, Hồng Kông… Cứ qua nơi nào là lại học tiếng của đất nước đó. Năm 1849, Trần Trọng Khiêm 28 tuổi đã đặt chân đến New Orleans, Mỹ và ở lại đây trong một thời gian dài.

>> Xem thêm: Thời cổ đại không có đèn điện, môi trường đọc sách kém thì họ có bị cận thị không? Nếu bị cận thị phải làm sao?

tran-trong-khiem-2-1688721257.png

Ảnh minh họa

Trần Trọng Khiêm ở Mỹ cải trang thành người Trung Hoa, lấy tên là Lê Kim và gia nhập đoàn người tìm vàng miền Viễn Tây và sống cuộc sống của một cao bồi thực thụ.

>> Xem thêm: Những loài động vật đặc biệt có khả năng tỏa mùi thơm quyến rũ

Chuyện kể rằng Lê Kim gia nhập đoàn đào vàng của Mark (một người Canada). Nhờ khả năng ngoại ngữ mà ông được ủy nhiệm là liên lạc cho Mark, phiên dịch cho các thành viên trong đoàn. Rene Lefebre từng tiết lộ trong cuốn sách “La Ruée Vers L’or” rằng Lê Kim từng tuyên bố mình còn biết tiếng Việt nhưng không dùng đến loại ngôn ngữ này. Ông còn đính chính mình không phải người Trung Quốc mà là đất nước ở cạnh đó.

>> Xem thêm: Thân thế người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mở trường học, tên được đặt cho nhiều địa danh

tran-trong-khiem-3-1688721257.png

Về Lê Kim, người trong đoàn đào vàng kể về ông là người rất lịch thiệp, tử tế. Vì nhiều đức tính tốt nên ông lại càng được kính trọng. Một thời gian sau, Lê Kim tích trữ được một số vàng nên quay về Francisco. Tại đây ông làm phóng viên tự do.

 

>> Xem thêm: Tỉnh có đường biên giới ngắn nhất Việt Nam, gắn với loại hoa cao quý người Việt xem như ‘quốc hoa’

Năm 1854, Lê Kim sau nhiều năm bôn ba xứ người đã quyết định về Việt Nam. Ông vẫn giữ tên này để trốn lệnh truy nã và nhận mình là người Minh Hương (người gốc Hoa không chịu thuần phục nhà Thanh nên di dân đến Việt Nam). Lê Kim đã góp công khai hoang, sáng lập làng Hòa An, phủ Tân Thành, tỉnh Định Tường.

Cuộc sống phiêu dạt trong 10 năm của Lê Kim được ông kể lại trong bức thư bằng chữ Nôm gửi về cho anh trai Trần Mạnh Trí vào năm 1860. Trong đó nhắc đến việc từng sống tại Mỹ rồi về Định Tường an cư lạc nghiệp.

tran-trong-khiem-1-1688721257.jpg

Khi Pháp xâm lược Việt Nam, Lê Kim dùng toàn bộ tài sản mình có để cùng Võ Duy Dương chiêu mộ binh sĩ, phất cờ khởi nghĩa tại Đồng Tháp Mười. Ông một lần nữa gây được tiếng vang với cương vị cầm quân.

Đáng tiếc, năm 1866, Pháp đã tổ chức truy quét quân khởi nghĩa của Lê Kim. Ông tuẫn tiết giữ danh dự chứ quyết không đầu hàng. Ở Giồng Tháp (Đồng Tháp) hiện vẫn còn mộ của Lê Kim. Trên mộ ông khắc đôi câu đối: “Lòng trời không tựa, tấm gương tiết nghĩa vì nước quyên sinh/Chính khí nêu cao, tinh thần hùng nhị còn truyền hậu thế”. Ngày nay, ở phường Long Bình, Quận 9, TP.HCM cũng có một con đường mang tên Trần Trọng Khiêm.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm