Đấu khẩu với Vương Lãng, Gia Cát Lượng nói về vấn đề gì mà khiến đối phương lăn ra chết?
Top 5 nhà cầm quân giỏi nhất thời Tam Quốc: Tư Mã Ý vắng mặt, Gia Cát Lượng xếp sau người này / Giải mã sức mạnh bí ẩn của các anh hùng Tam Quốc: Số 3 ít người tin là có thật
Theo tiểu thuyết "Tam Quốc diễn nghĩa", khi Gia Cát Lượng và Vương Lãng giao đấu, hai người có màn khẩu chiến với nhau, cuối cùng Gia Cát Lượng giành thắng lợi, Vương Lãng ngã khỏi lưng ngựa, uất giận bỏ mạng.
Nhiều người biết đến tình tiết Gia Cát Lượng mắng chết Vương Lãng, nhưng không nhiều người biết trong trận giao đấu khi ấy, Gia Cát Lượng và Vương Lãng rốt cuộc đã nói những gì, tại sao Vương Lãng lại uất giận bỏ mạng?
Hãy cùng tìm hiểu xem, chuyện này rốt cuộc là như thế nào.
Vấn đề chính xoay quanh cuộc đấu khẩu giữa Gia Cát Lượng và Vương Lãng
Bộ phim truyền hình "Tam Quốc diễn nghĩa" đã tái hiện lại cuộc tranh luận giữa Vương Lãng và Gia Cát Lượng xoay quanh vấn đề về niềm tin mà hai bên tôn thờ, vì không thắng được Gia Cát Lượng, cho nên Vương Lãng mới uất giận bỏ mạng.
Nói qua về niềm tin mà họ tôn thờ, nếu như nói những gì Gia Cát Lượng phóng tầm mắt nhìn thấy là một biển nước, thì những gì Vương Lãng thấy chỉ là một hồ nước.
Tuy trong biển lớn có sóng dữ cuộn trào, mặt hồ gió yên sóng lặng, nhưng những gì ẩn chứa trong đó lại không giống nhau.
Thật ra ở đây, chúng ta có thể tổng kết được niềm tin mà hai người họ tôn thờ, có thể gọi là thiên hạ lớn và thiên hạ nhỏ.
Niềm tin của Gia Cát Lượng là tâm lý mong muốn hoàng thất chính thống thống nhất cả thiên hạ, các nước không còn phân tranh, khiến mọi người dân đều được yên ổn.
Còn thiên hạ Vương Lãng nhìn thấy chính là dân chúng nước Nguỵ, tuy có ý muốn giành lấy thiên hạ, nhưng lại không có sự quyết đoán.
Trong cuộc đấu khẩu với Gia Cát Lượng, Vương Lãng hỏi Gia Cát Lượng tại sao vô duyên vô cớ lại khởi binh Bắc phạt.
Trong Tam Quốc, Tào Tháo lấy danh nghĩa của thiên tử để mệnh lệnh cho chư hầu, danh bất chính, ngôn bất thuận. Nhìn từ góc độ của Gia Cát Lượng, phải dùng chính tôn thất nhà Hán để khôi phục nhà Hán thì mới là đúng đắn nhất.
Mà Tào Tháo là một kiêu hùng, ông có mắt nhìn xa, mưu đồ của ông không chỉ là một nước Nguỵ nhỏ bé. Vương Lãng cũng nói thiên hạ bây giờ đã khác, người có năng lực mới giành được thiên hạ.
Điều Vương Lãng muốn nói, đó là tôn thất nhà Hán quả thật vô dụng, với năng lực của Tào Tháo, chắc chắn có thể giúp thiên hạ có được cuộc sống tốt hơn, Tào Tháo lên ngôi vua là một việc hết sức hiển nhiên.
Nhưng điều Gia Cát Lượng tôn thờ chính là tông thất nhà Hán, ông cũng cho rằng chính thống là chính thống, nếu như mưu phản là xếp vào tội đại nghịch bất đạo.
Thật ra trong cuộc đấu khẩu giữa Vương Lãng và Gia Cát Lượng, Vương Lãng vẫn luôn né tránh nói đến vấn đề nhà Hán, nếu căn cứ vào chính thống để nói chuyện này với Gia Cát Lượng, ông ta không thể chiếm được ưu thế.
Cho nên Vương Lãng đã khéo léo đối đáp với Gia Cát Lượng, dù là Tào Tháo lên ngôi vua, cũng vẫn có thể trị vì tốt đất nước. Vương Lãng cũng bày tỏ quan điểm nhà Hán đã không thể cứu được nữa, Tào Tháo mới có thể trị vì tốt muôn dân thiên hạ.
Trong đoạn tranh luận về sau, Vương Lãng cũng nói khi nhà Hán trị vì, cuộc sống của muôn dân lầm than, các nơi đều dấy binh khởi nghĩa. Nói đến đây, ông ta cũng đã tôn vinh Tào Tháo.
Tào Tháo dùng cách ép vua lệnh chư hầu, muốn kế thừa ngôi vua, nhưng dẫu sao việc này danh bất chính ngôn bất thuận, vì thế Vương Lãng muốn dùng lý do Tào Tháo bình loạn đám loạn đảng để che lấp sự thật Tào Tháo mưu phản.
Còn cách tranh luận mà Gia Cát Lượng sử dụng là lấy xuất phát điểm của Vương Lãng, lấy cái sai của những quân khởi nghĩa kia để đổ cho những nịnh thần trong triều đình như Vương Lãng.
Ông cũng nói tới việc Vương Lãng là lão thần của nhà Hán, nhưng lại không coi khôi phục nhà Hán là nhiệm vụ của mình, lại giúp một kẻ mưu phản.
Câu nói này hoàn hoàn phủ định những gì Vương Lãng nói với Gia Cát Lượng lúc trước, điều này cũng thể hiện rõ sự khôn ngoan của Gia Cát Lượng.
Sau thời điểm ấy, Gia Cát Lượng nắm quyền chủ động, từng bước từng bước ép chết Vương Lãng.
Thực tế lịch sử
Tuy nhiên, trên thực tế, cuộc đối đáp giữa Vương Lãng và Gia Cát Lượng xảy ra thời Ngụy Văn Đế Tào Phi (220-226) và thực hiện bằng thư từ chứ không có chuyện giáp mặt nhau ngoài chiến trường. Và như thế, không có chuyện Vương Lãng chết vì tức khi khẩu chiến với Khổng Minh.
Cũng không có khả năng Vương Lãng chết vì giận dữ khi nhận thư của Gia Cát Lượng bởi theo sử liệu ghi chép, Vương Lãng qua đời vào năm 228 dưới thời Ngụy Minh Đế Tào Duệ, nghĩa là 2 năm sau khi diễn ra cuộc đối đáp nói trên.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?
Người đàn ông nhặt được hòn đá 'mọc tóc' trắng, sau khi các chuyên gia giám định xong liền gọi cảnh sát phong tỏa cả ngôi làng