Địch Nhân Kiệt thuyết phục Võ Tắc Thiên từ bỏ 'nam sủng', nữ đế cho xem 2 thứ kỳ lạ, tể tướng bái phục
Bí ẩn miếng gỗ Võ Tắc Thiên ngậm trong miệng khi qua đời / Giải mã khả năng “giường chiếu” vô biên của vị hoàng đế nữ đáng sợ bậc nhất lịch sử - Võ Tắc Thiên
Giữa xã hội phong kiến trọng nam nhân, có một hiện tượng lạ. Đó là phụ nữ xưng làm hoàng đế. Người này chính là Võ Tắc Thiên (624 – 705). Bà có xuất phát điểm là một phi tần nhỏ bé trong hậu cung của Đường Thái Tông Lý Thế Dân, sau trở thành hoàng hậu thứ hai của Đường Cao Tông Lý Trị. Cuối cùng, Võ Tắc Thiên trở thành hoàng đế của Võ Chu (690 – 705), triều đại làm gián đoạn nhà Đường. Võ Tắc Thiên là nữ hoàng đế đầu tiên và duy nhất được công nhận trong lịch sử Trung Quốc.
Việc Võ Tắc Thiên xưng đế là điều chưa từng có trong lịch sử phong kiến lúc bấy giờ, đặc biệt là khi thân phận và vai trò của người phụ nữ không được đánh giá cao.
Võ Tắc Thiên có xuất phát điểm là một phi tần trong hậu cung của nhà Đường.
Dù là một nữ nhân "liễu yếu đào tơ" nhưng triều đại của hoàng đế Võ Tắc Thiên cai trị được sử sách đánh giá là đạt được nhiều thành tựu. Cụ thể, trong 15 năm trị vì với tôn hiệu Thánh Thần Hoàng đế, Võ Tắc Thiên không chỉ giúp đất nước mở lãnh thổ mà còn tập trung phát triển kinh tế - xã hội và duy trì sự ổn định trong nước. Nữ hoàng đế còn nổi tiếng là người biết trọng dụng nhân tài, thưởng phạt nghiêm minh. Đời sống của nhân dân dưới thời bà trị vì đất nước luôn được ăn no mặc ấm, an cư lạc nghiệp.
Tuy nhiên, Võ Tắc Thiên cũng bị chỉ trích vì tàn nhẫn giết hại nhiều người thân, hà khắc trong việc cai trị khiến đông đảo cựu thần của nhà Đường không phục.
Võ Tắc Thiên hoàng hậu thứ hai của Đường Cao Tông Lý Trị.
Đặc biệt, dù không công khai, nhưng nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên còn nổi tiếng có hậu cung toàn mỹ nam. Trong đó, vào cuối đời, bà đặc biệt sủng ái hai anh em họ Trương là Trương Xương Tông và Trương Dịch Chi.
Vì được nữ hoàng đế sủng ái nên hai nam sủng này chuyên quyền khiến nhiều quần thần bất bình. Trong số các đại thần, có người liều chết thuyết phục Võ Tắc Thiên từ bỏ nam sủng. Người là Địch Nhân Kiệt, tể tướng thời kỳ Võ Tắc Thiên trị vì, đồng thời là vị quan nổi tiếng là liêm minh. Lúc sinh thời, Võ Tắc Thiên rất tin tưởng và thường nghe theo lời khuyên của Địch Nhân Kiệt.
Sau khi Võ Tắc Thiên lên ngôi hoàng đế, Địch Nhân Kiệt lo ngại vì bà thường chiều chuộng, sủng ái nam nhân trong hậu cung. Nhờ vào sự sủng ái của Võ Tắc Thiên, hai anh em họ Trương từng bước tác động đến triều chính.
Một lần, cháu gái của bà là Vĩnh Thái quận chúa Lý Tiên Huệ (sau được truy phong là công chúa) và cháu trai là Lý Trọng Nhuận (tức thái tử Ý Đức) đã dị nghị về chuyện của hai sủng nam là Trương Dịch Chi và Trương Xương Tông. Trương Dịch Chi sau đó đã tấu lên Võ Tắc Thiên. Đây vốn dĩ là một chuyện nhỏ. Không ngờ, Võ Tắc Thiên lại nổi giận và ra lệnh ban cho vợ chồng Lý Tiên Huệ và Lý Trọng Nhuận phải tự sát.
Võ Tắc Thiên cho Địch Nhân Kiệt xem 2 thứ gì?Nữ hoàng đế cho Địch Nhân Kiệt xem 2 thứ khi được thuyết phục từ bỏ "nam sủng".
Địch Nhân Kiệt lo ngại về việc Võ Tắc Thiên quá ham mê nam sủng sẽ ảnh hưởng tới xã tắc, nên ông đã liều mạng thuyết phục. Tuy nhiên, khi đối diện với trọng thần tài giỏi và liêm khiết này, Võ Tắc Thiên không vội nói và chỉ cho ông xem hai thứ.
Nữ hoàng đế Võ Tắc Thiện đột nhiên xõa mái tóc đen dài vốn đã lốm đốm sợi bạc và để lộ hàm răng màu trắng. Hai thứ đen, trắng này chẳng phải giống với màu sắc của cờ vây hay sao.
Địch Nhân Kiệt nhìn thấy hai thứ trên liền hiểu ngay. Hóa ra nữ hoàng đế không mù quáng đắm chìm với nam sủng. Bà chỉ đang chơi cờ và anh em họ Trương chính là quân tốt trên bàn cờ đó.
Địch Nhân Kiệt là một trong số ít người rất được nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên tin tưởng.
Sở dĩ Võ Tắc Thiện sủng ái và dung túng hai nam sủng này là để đàn áp các đối thủ chính trị khác. Lúc bấy giờ, trong triều Võ Chu nảy sinh mâu thuẫn giữa hai thế lực là gia tộc họ Võ và họ Lý. Có lẽ nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên sử dụng hai nam sủng họ Trương để thao túng, giải quyết mâu thuẫn giữa hai gia tộc Võ – Lý và âm thâm thực hiện một cuộc chuyển giao quyền lực giữa hai triều đại.
Hiểu được điều này, quả nhiên từ đó Địch Nhân Kiệt không bao giờ thuyết phục hay nhắc đến nam sủng của nữ hoàng đế. Trong thâm tâm, vị quan nổi tiếng này đã bái phục nữ hoàng đế tài trí này.
Quả nhiên, sau nhiều năm đắc sủng, thế lực của huynh đệ họ Trương ngày càng lớn mạnh, khiến gia tộc họ Lý và họ Võ cảm thấy bất mãn. Từ đó, dẫn tới cuộc nội chiến giữa hai sủng nam của nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên và liên minh hai gia tộc Lý – Võ.
Năm 705, nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên chính thức thiện nhượng, Đường Trung Tông Lý Hiển lên ngôi lần 2. Nhà Đường chính thức được khôi phục.
Năm 705, nhóm người Trương Giản Chi dưới sự hậu thuẫn của thái tử Lý Hiển, tể tướng Võ Tam Tư, đã phát động chính biến Thần Long và trảm hết tất cả những thân thuộc của anh em họ Trương. Có vẻ như mọi thứ đều nằm trong tính toán của nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên.
Trước khi qua đời, Địch Nhân Kiệt đã giới thiệu nhiều quan lại có tài năng, bao gồm Trương Giản Chi, Diêu Sùng, Hoàng Ngạn Phạm và Kính Huy. Những vị quan này sau đó đóng vai trò then chốt trong việc buộc nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên thiện nhượng trong năm 705 và đưa Đường Trung Tông Lý Hiển lên ngai vàng lần thứ hai. Do đó, người ta cho rằng Địch Nhân Kiệt chính là vị quan gián tiếp giúp khôi phục lại nhà Đường.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'