Khám phá

Điểm 'dị tướng' trên gương mặt Khổng Tử: Vì sao người xưa lại coi đó là 'điềm lành'?

Là một nhân vật lịch sử có tầm ảnh hưởng khổng lồ, tướng mạo của Khổng Tử luôn khiến nhiều người phải tò mò.

Chữa nấm bằng bột nghệ, bé mèo trắng trẻo bị nhuộm thành Pikachu / Top 20 ngôi nhà có kiến trúc độc đáo, có "1 không 2" trên thế giới

Khổng Tử (551 TCN - 479 TCN) tên thật là Khổng Khâu, tự là Trọng Ni sống tại nước Lỗ vào thời Xuân Thu.

Điểm dị tướng trên gương mặt Khổng Tử: Vì sao người xưa lại coi đó là điềm lành? - Ảnh 1.

Chân dung Đức Khổng Tử (Ảnh: Internet)

Khổng Tử được suy tôn là nhà khai sáng Nho giáo và triết gia lỗi lạc bậc nhất Á Đông. Những tư tưởng của ông có ảnh hưởng sâu rộng đến Trung Quốc từ thời phong kiến cho tới tận ngày nay.

Tại Trung Quốc và nhiều quốc gia châu Á khác, các chùa chiền, trường học, cửa hàng hàng vẫn trưng bày những chân dung của Đức Khổng Tử cùng lời dạy của vị triết gia.

Tuy nhiên, nếu nhìn kỹ những bức họa Khổng Tử, dù hình hài có khác nhau thế nào, người ta thường phát hiện một điểm chung. Đó là hai chiếc răng cửa của Khổng Tử. Các họa sĩ thường khắc họa triết gia này với hai chiếc răng cửa lớn nổi bật, lộ ra ngoài, như hai chiếc răng hô.

Vậy dung mạo của Khổng Tử thực sự như thế nào? Tại sao những bức họa đều nhấn mạnh vào hai chiếc răng cửa của ông?

Hình ảnh Khổng Tử qua ngòi bút

Để hậu thế dễ dàng mường tượng, các sử gia đã nhiều lần khắc họa dung mạo Khổng Tử bằng trang giấy, ngòi bút.

 

Trang Tử (369 TCN – 286 TCN), triết gia lỗi lạc thời Chiến Quốc, đã mô tả Khổng Tử như sau: "Trên dài mà dưới ngắn, lưng gù tai vểnh sau". Những ghi chép này cho thấy Khổng Tử có cơ thể không cân đối, phần lưng dài hơn chân, lại có dáng đi không thẳng, tai vểnh ra sau.

Điểm dị tướng trên gương mặt Khổng Tử: Vì sao người xưa lại coi đó là điềm lành? - Ảnh 2.

Khổng Tử có tướng "ngũ lộ" (Ảnh: Internet)

"Sử ký - Khổng Tử thế gia" có chép: "Sinh ra đầu đã vu đỉnh". "Vu đỉnh" ở đây được hiểu là đầu Khổng Tử bị lõm ở giữa và nhô cao ở xung quanh, được người xưa ví như nước Lỗ nằm giữa núi Ni Khâu. Đó cũng là lý do tên thật của ông là Khổng Khâu (孔丘), còn lấy tên tự là Trọng Ni (仲尼).

Gương mặt của Khổng tử phu cũng bị đánh giá là "khó coi". Tuân Tử có ghi chép: "Gương mặt Trọng Ni, nhìn như mộng khi". "Mộng khi" là những bức tượng thời xưa dùng để tránh quỷ, trừ tà, có bộ mặt vuông, tóc tai bù xù, vô cùng gớm ghiếc. Điều này khẳng định Khổng Tử chắc chắn không phải người có tướng mạo tuấn tú mà chỉ ở mức "dưới trung bình".

Có giai thoại còn kể rằng khi sinh ra, Khổng Tử vì quá xấu xí nên bị cha bỏ rơi ở nơi hoang vu. Mẹ ông là Nhan Chính ngày đêm thương nhớ con nên đã lên núi tìm kiếm. Lên tới nơi thấy Khổng Tử đang được hổ cho bú, chim ưng tung cánh quạt mát bên cạnh lấy làm ngạc nhiên, mới đưa con về nhà. Đây là câu chuyện đậm chất cổ tích nhưng cũng phần nào phản ánh ngoại hình của vị triết gia.

 

Miêu tả về tướng mạo ông tương đối thống nhất trong các tài liệu lịch sử, bởi vậy hậu thế đã ngầm hiểu Khổng Tử có tướng ngũ lộ (mắt lồi, lỗ mũi rộng, lộ hầu, tai bạt, răng hở), khác xa với tiêu chuẩn vẻ đẹp hiện nay.

"Dị tướng" trên gương mặt

Điểm dị tướng trên gương mặt Khổng Tử: Vì sao người xưa lại coi đó là điềm lành? - Ảnh 3.

Bức họa "Khổng Tử hành Giáo" của họa sĩ Ngô Đạo Tử thời nhà Đường (Ảnh: Internet)

Chúng ta đều có xu hướng "thần thánh hóa", làm đẹp cho hình ảnh của các bậc tổ tiên, nhất là những bậc hiền nhân. Vậy vì sao một khuyết điểm như chiếc răng hô của Khổng Tử lại được các họa sĩ "tô đậm" từ đời này qua đời khác?

Thực tế, hai chiếc răng cửa của Khổng Tử đều nhau và cùng lệch lên phía trước, được gọi là "biền nha" hay "răng song song".

Đối với người xưa, "biền nha" là "dị tướng" mà chỉ những bậc đế vương hoặc những cao nhân đức hạnh mới có, rất hiếm có trong dân gian. Nhiều nhà hiền triết trong thời cổ đại như Chu Vũ Vương, nhà thơ Lý Dục hay tướng quân Hạng Vũ đều sở hữu đặc điểm này.

 

Vì lẽ đó, hai chiếc răng cửa lộ ra trong các bức họa Khổng Tử không có nghĩa là xấu mà là biểu hiện của bậc thánh nhân. Các họa sĩ xưa hiểu rõ điều này nên càng tô đậm chi tiết hàm răng ông trong các bức chân dung.

Lịch sử cũng cho thấy Khổng Tử là vị học giả đức hạnh, có khí thế của bậc quan lại nhưng vẫn rất hòa nhã dễ gần.

Ông xuất hiện trong bức họa "Khổng Tử hành Giáo" với diện mạo: Áo dài thắt lưng rộng, không mặc quan phục, không hống hách, chắp tay đứng thẳng, khuôn mặt hiền từ.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm