Điều kỳ lạ tại đảo quốc lớn nhất thế giới
Indonesia nằm giữa Đông Nam Á và châu Đại Dương, có tên chính thức là Cộng hòa Indonesia. Dân số Indonesia đứng thứ tư thế giới với khoảng 255 triệu (năm 2015). Indonesia được gọi là “xứ sở vạn đảo” bởi lãnh thổ bao gồm hàng nghìn hòn đảo tạo thành quần đảo. Một số tổ chức nghiên cứu xác định số đảo lên đến hơn 17.500. Tuy nhiên, theo World Atlas, chính phủ đất nước này chưa tính chính xác số lượng hòn đảo. Hiện số đảo được Liên Hợp Quốc công nhận là 14.752. Lãnh thổ của Indonesia trải dài hơn 1.000 dặm từ bắc tới nam, hơn 3.100 dặm từ đông sang tây (dài hơn khoảng cách từ London - thủ đô của Anh đến Tehran - thủ đô của Iran), khiến nó trở thành đảo quốc lớn nhất thế giới. Ước tính, hơn một nửa số đảo có người định cư. Indonesia tuyên bố độc lập vào ngày 17/ 8/1945.
Java là đảo lớn thứ 13 thế giới nhưng đông dân nhất với 135 triệu người, chiếm gần 60% cư dân Indonesia. Hòn đảo được chia thành bốn tỉnh: Đông Java, Trung Java, Tây Java và Banten. Thủ đô Jakarta, thành phố lớn nhất cả nước nằm ở phía tây bắc hòn đảo này, là một trong những nơi có mật độ dân số cao nhất thế giới. Với dân số hơn 10 triệu người, những ngày chủ nhật ở Jakarta được xem là “Ngày không đi ôtô” để giảm thiểu tắc đường. Thủ đô của Indonesia cũng là thành phố sở hữu tuyến xe buýt nhanh BRT có chiều dài hoạt động lớn nhất thế giới. Sự hình thành của Java là kết quả của những vụ phun trào núi lửa. Sở hữu hơn 450 loài chim, đảo Java là thiên đường của những người đam mê khám phá tự nhiên. Thế kỷ 17, trong thời kỳ thuộc địa, người Hà Lan đưa vào canh tác thương mại cây mía, cao su, chè và cà phê ở Java. Vào đầu thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, cà phê Java đã trở nên nổi tiếng toàn cầu.
Telegraph thông tin, Indonesia có 139 núi lửa, nhiều thứ ba thế giới sau Mỹ và Nga. Đảo núi lửa Krakatoa, nằm giữa đảo Java và Sumatra, nổi tiếng nhất. Đợt phun trào năm 1883 là một trong những thảm họa kinh hoàng nhất lịch sử thế giới hiện đại. Nó đã gây ra hai đợt sóng thần khổng lồ, cướp đi hơn 36.000 sinh mạng và âm thanh phát ra lúc đó được xem là lớn nhất từng được nghe. Tuy nhiên, một số núi lửa như Bromo là địa điểm mà nhiều du khách mơ ước chinh phục để thưởng ngoạn cảnh quan ngoạn mục bậc nhất Indonesia.
Hồ Kelimutu được Lio Van Such Telen, một công dân người Hà Lan phát hiện đầu tiên vào năm 1915 và sau đó vẻ đẹp của hồ được người ta biết rộng rãi hơn. Các hồ nước này nằm trên miệng núi lửa Kelimutu, ở độ cao khoảng 1,632m so với mực nước biển. Ba hồ nước có màu sắc khác nhau là đỏ, xanh dương và trắng. Vì vậy mà hồ nước này có tên gọi là Hồ Ba Màu. Nhưng màu sắc của nước trong hồ thay đổi liên tục theo thời gian và bây giờ cũng có 3 màu, nhưng khác ban đầu là màu nâu, xanh lá cây và màu đen. Theo các nhà khoa học thì sự thay đổi màu sắc của nước trong hồ là do sự phản ứng hóa học của trữ lượng khoáng sản hay ảnh hưởng của loài sinh vật, rong rêu và đá trong miệng núi lửa gây ra.
Theo Tổ chức Bảo tồn quốc tế, chỉ có 17 quốc gia được coi là "megadiverse" - siêu đa dạng sinh học, trong đó có Indonesia. Mỗi quốc gia trong nhóm này chứa số lượng khổng lồ loài vật trên thế giới, một số không thể tìm thấy ở đâu khác. Rồng Komodo là loài thằn lằn lớn nhất thế giới được tìm thấy ở năm đảo của Indonesia, gồm: Komodo, Rinca, Flores, Gili Motang, and Padar. Nó thuộc họ kỳ đà (gồm các loài thằn lằn ăn thịt lớn nhất), nặng đến 70kg (150lbs). Nó có tuyến nọc độc nên vết cắn gây nguy hiểm, giúp săn giết các động vật lớn hơn, gồm cả con người
Rồng Kodomo là loài thằn lằn lớn nhất trên thế giới và có họ gần với loài khủng long. Hiện nay, trên thế giới loài động vật này đang có nguy cơ bị tuyệt chủng vì mất cân bằng môi trường cũng như diện tích đất tự nhiên đang bị thu hẹp. Loài rồng này khá nguy hiểm và là loại động vật ăn thịt, chúng có thể ăn thịt được cả con người. Hiện nay, rồng Kodomo đang được bảo vệ theo pháp luật của Indonesia và sinh sống trong Vườn quốc gia Komodo. Vườn quốc gia này nằm ở quần đảo Sunda nhỏ cảnh biên giới giữa Đông Nusa Tenggara và Tây Nusa Tenggara. Vườn quốc gia bao gồm ba đảo lớn Komodo, Padar và Rinca, và 26 đảo nhỏ, với tổng diện tích 1.733 km² (603 km² là đất liền). Vườn được thành lập năm 1980 để bảo tồn rồng Komodo, loài thằn lằn lớn nhất. Sau đó, các sinh vật khác (gồm cả động vật biển) cũng được đưa vào tầm bảo vệ. Năm 1991, UNESCO công nhận vườn quốc gia Komodo là di sản thế giới. Vườn quốc gia Komodo là một trong Bảy Kì quan Thiên nhiên Mới của Thế giới. Quần đảo Komodo là một phần của Tam giác San hô, và là một trong những nơi giàu về đa dạng sinh học biển nhất thế giới.
Tê giác từ lâu đã được liệt kê vào danh sách những loài động vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng trên thế giới. Tại Indonesia bạn có thể ghé thăm và tìm hiểu về cuộc sống của loài tê giác có tên là Sunda, đây là tê giác một sừng chỉ xuất hiện tại đất nước “vạn đảo”, và bạn không còn tìm thấy loài động vật này ở một vùng khác trên thế giới.
Hồi giáo là tôn giáo phổ biến nhất ở Indonesia, được du nhập và lan rộng thông qua hoạt động giao thương với các nhà buôn Hồi giáo từ thế kỷ 13. Theo khảo sát năm 2010, 87,2% dân số Indonesia xác nhận là người Hồi giáo. Số lượng người Hồi giáo ở quốc gia Đông Nam Á này lớn nhất thế giới với khoảng 225 triệu. Tuy nhiên, Indonesia không được coi là nhà nước Hồi giáo bởi Hiến pháp không công nhận đạo Hồi là quốc giáo.
Theo Châu Anh/Tiền phong
loading...
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
Khách sạn làm bằng muối duy nhất trên thế giới không ngại nắng mưa nhưng không thể chấp nhận hành vi này của du khách
Dọn đồ đạc của ông nội và đào ra chiếc 'thớt cổ' hàng trăm năm tuổi, sau khi được chuyên gia thẩm định, chàng trai trở nên giàu có chỉ sau một đêm
Bộ lạc nguyên thủy bậc nhất thế giới: Chuyên ăn thịt khỉ, ngón chân chỉ có 1 đốt