Người Lào thường tổ chức lễ cưới chủ yếu vào dịp cuối năm và những tháng đầu Xuân. Tuy nhiên, phong tục cưới xin của họ có những tục lệ rất riêng và khá độc đáo, trong số đó phải kể đến là tục ở rể. Kết thúc đám cưới, chú rể sẽ ở nhà gái từ 1 - 2 năm hoặc có thể lâu hơn, thường là để giúp đỡ gia đình vợ phát triển kinh tế.
Chuyện về lễ cưới của vua Bảo Đại và Nam Phương hoàng hậu /
Đào xác chết của phụ nữ để làm “đám cưới ma”
Người Lào thường cưới vào tháng chẵn, chủ yếu vào tháng 12, 2, 4, 6 - bởi trong quan niệm của họ đây là tháng tốt lành, thể hiện sự gắn bó lứa đôi
Cũng như phong tục cưới xin của cư dân các nước lân cận, lễ cưới của họ vẫn thường phải qua 3 bước - Dạm, Hỏi, Cưới
Lễ buộc chỉ cổ tay (baci) cho chú rể tại nhà trai, sau lễ đoàn nhà trai sẽ đến nhà gái, đám cưới sẽ chính thức được cử hành tại đây
Đoàn nhà trai đưa tiễn chú rể đến nhà cô dâu ở rể, đoàn tiễn có trống khèn, thanh niên nam nữ nhảy múa ca hát trên xe
Trong ngày lễ trọng đại của đời mình, chú rể mặc trang phục cổ truyền, vai đeo gươm, tay cầm một bó lễ (cắm lá cây và nến)
Sau khi bước từ trên xe ô tô xuống, chú rể sẽ đi ở giữa đoàn rước, chàng phù rể đi bên cạnh che lọng (ô), đi sau là người thân, bạn bè... đến nhà gái
Đi sau là người thân, bạn bè - tượng trưng cho đoàn tùy tùng giúp chú rể mang theo các loại chăn chiếu, đệm gối, quần áo trong thời gian ở rể ở nhà gái
Đến nhà gái, đoàn dừng lại ở trước cổng một lát để làm các thủ tục cần thiết trước khi đặt chân lên nhà - cử người đến xin phép vào tổ chức lễ cưới, mời rượu các chàng bảo vệ và nộp lệ phí qua cửa
Chú rể đến trước cửa nhà gái, đặt hai chân lên một tảng đá phẳng được phủ bằng một tàu lá chuối và hoa cúc vạn thọ. Một người tượng trưng cho người hầu gái hoặc cô em vợ đến dội nước rửa chân và chủ rể cũng phải nộp một khoản lệ phí nữa trước khi bước vào nhà
Lễ cưới được tổ chức trước ban thờ bày biện nhiều lễ vật. Thông thường là một con gà mái, một con gà trống, hai bát cơm, hai quả trứng luộc, hai vò rượu nhỏ, một nắm sợi chỉ buộc cổ tay, mấy đôi nến thắp đỏ, vàng bạc, đồ trang sức quý giá, tiền USD...
Khi cô dâu và chú rể quỳ vái trước bàn thờ thì hai cụ già đại diện cho hai bên gia đình sẽ niệm các phù chú cầu phúc, cầu đức cho đôi lứa, xong xuôi họ buộc chỉ cổ tay cho hai người
Cô dâu và chú rể lạy tạ ơn bố mẹ vợ
Họ hàng, người thân của cả hai buộc chỉ cổ tay, tặng quà cho cô dâu chú rể, cầu mong hai người hạnh phúc
Cứ mỗi lần như vậy, cô dâu chú rể lại quỳ xuống lạy tạ biết ơn và biếu mỗi người một cặp nến, một nhành hoa
Lễ cưới kết thúc bằng một bữa tiệc liên hoan ăn uống và ca hát
Trong khi đó, một bà già đức hạnh đã sống trọn vẹn với chồng con sẽ dẫn cô dâu và chú rể vào phòng hạnh phúc có bày sẵn thức ăn thức uống để họ cùng ăn với nhau mâm cơm đầu tiên
Theo Phụ nữ Việt Nam